Lựa Chọn Xăng Hay Dầu Diesel Sẽ Phù Hợp Cho Động Cơ Đốt Trong
Xăng và dầu diesel nhóm nhiên liệu vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong đời sống ngày nay, Được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh sản xuất vận hành các thiết bị, đặc biệt rộng rải nhất là trong động cơ đốt trong, như máy phát điện, động cơ xe,… Nhưng liệu sự khác nhau giữa động cơ đốt trong giữa xăng và dầu diesel như thế nào? hôm nay hãy cùng Beta Technology tìm hiểu nhé!
1. Xăng và dầu khác biệt như thế nào?
Loại dầu phổ biến nhất hiện nay là dầu diesel, và được trải qua các bước tinh chế hơn so với xăng. Ngược lại công đoạn tinh chế ra xăng sẽ được tinh chế qua nhiều bước hơn. Ngoài ra chúng còn một số điểm khác biệt giữa xăng và dầu diesel.
Diesel có tỷ trọng năng lượng cao hơn xăng.
Độ bay hơi thì Dầu diesel bay hơi chậm hơn nhiều so với xăng do thành phần nặng hơn, trơn hơn.
Trong các động cơ diesel, hòa khí được đốt cháy bởi sức nóng của không khí nén trong xi lanh.
So với cùng một lượng thể tích tương tự, thì dầu diesel giải phóng nhiều năng lượng hơn trong khi đốt cháy. Vì thế các động cơ diesel thường tiết kiệm nhiên liệu hơn các động cơ xăng.
Phân loại xăng được phân chia dựa trên chỉ sốoctan, tức là khả năng chống kích nổ. Đối với dầu sẽ được phân loại bằng chỉ số cetan, tốc độ bốc cháy phụ thuộc vào chỉ số này.
2. Đánh giá động cơ xăng và động cơ dầu
Với việc sử dụng loại nhiên liệu khác nhau thì động cơ trong xăng và dầu cũng có sự khác biệt nhất định
2.1 Đối với động cơ sử dụng nhiên liệu là xăng
Động cơ xăng thường đạt số vòng tua cao nhanh và có công suất lớn hơn so với dầu diesel, nên gia tốc tốt hơn.
Động cơ xăng sinh hòa khí được đốt cháy bởi tia lửa điện từ bugi đánh lửa.
Đối với động cơ xăng dùng chế hòa khí thì hỗn hợp nhiên liệu xăng và không khí được hòa trộn trước khi đi vào buồng đốt cháy.
Hiệu suất của động cơ diesel lớn hơn khoảng 1,5 lần so với động cơ xăng.
1 lít xăng cháy hoàn toàn cho khoảng 8.140 calo. Vì thế sử dụng động cơ diesel tiết kiệm nhiên liệu và chi phí sử dụng hơn.
Động cơ xăng thường dễ gặp hư hỏng vặt hơn tuy nhiên chi phí sữa chữa động cơ diesel sẽ đắt hơn.
2.2 Đối với động cơ sử dụng nhiên liệu là dầu Diesel
Trong khi đó, động cơ diesel thường có số vòng quay cực đại thấp, gia tốc thấp hơn nhưng có mô-men xoắn cao hơn nên sức kéo lớn hơn ở số vòng tua máy thấp hơn.
Động cơ dầu ngược lại không dùng bugi để đánh lửa. Thay vào đó, nhiên liệu diesel sẽ tự bốc cháy khi hòa trộn với không khí được nén ở áp suất và nhiệt độ cao.
Động cơ Diesel, hòa khí được hòa trộn trực tiếp bên trong buồng đốt cháy.
Diesel có giá thành thường rẻ hơn xăng. 1 lít diesel khi cháy hoàn toàn nhận được khoảng 8.755 calo trong khi
3. Ưu nhược điểm của 2 loại động cơ sử dụng xăng và dầu
3.1 Ưu điểm động cơ xăng
Động cơ xăng dùng bugi đánh lửa tạo ra khí thải sạch và thân thiện với môi trường hơn, chưa kể động cơ xăng sẽ hoạt động êm ái hơn và không có mùi hôi khó chịu như động cơ dầu.
3.2 Nhược điểm động cơ xăng
Động cơ xăng khó có thể khởi động trọng điều kiện thời tiết khí hậu lạnh hoặc nhiệt độ thấp bởi hỗn hợp hòa khí cần phải được làm nóng.
3.3 Ưu điểm động cơ dầu
Động cơ diesel có khả năng chịu tải tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu xét về tính kinh tế, động cơ dầu luôn là lựa chọn trước tiên, bởi giá xăng luôn cao hơn giá dầu. Và dù có nhiều công nghệ hiện đại hỗ trợ, động cơ xăng luôn ngốn nhiên liệu hơn động cơ dầu.
3.4 Nhược điểm động cơ dầu
Cấu trúc động cơ diesel phức tạp hơn để cho hòa khí có thể tự bốc cháy do đó yêu cầu sản xuất và sửa chữa sẽ cao hơn nên dẫn đến giá thành cao.
Thực tế cả hai động cơ đều có ưu, nhược điểm và hướng đến những mục đích sử dụng. Do đó, tùy nhu cầu mà chúng ta có lựa chọn phù hợp cho mình.
4. Nguyên lý hoạt động của động cơ xăng và máy nổ dầu
Cả động cơ xăng và dầu đều thực hiện 4 hành trình (động cơ 4 kỳ - 4 thì) bao gồm hút - nén - nổ - xả tương ứng với 2 chu kì quay của trục khủy động cơ.
4.1 Động cơ xăng
Kỳ 1: Hút hòa khí (xăng + không khí) vào xi lanh
Kỳ 2: Ép hòa khí với áp suất và nhiệt độ thấp hơn:
P = (8 - 10) Kg/cm²
T = (200 - 300)°C
Kỳ 3: Cuối quá trình nén, Bugi tạo tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu xăng và không khí trong xi lanh. Hòa khí cháy giãn nở sinh công cho động cơ.
Kỳ 4: Khí xả được thải ra ngoài qua ống xả.
4.2 Động cơ dầu
Kỳ 1: Hút không khí vào xi lanh
Kỳ 2: Nén không khí đạt áp suất và nhiệt độ cao:
P = (30 - 35) Kg/cm²
T = (500 - 600)°C
Kỳ 3: Cuối quá trnình nén, hiên liệu phun vào buồng đốt hòa trộn với không khí được nén ở áp suất và nhiệt độ cao tự bốc cháy. Hỗn hợp cháy giãn nở sinh công cho động cơ.
Kỳ 4: Khí thải được xả ra ngoài qua ống xả.
5. khi nào sử dụng động cơ xăng - dầu
Sử dụng máy nổ xăng khi:
Nhu cầu về sức tải không quá lớn
Hướng đến êm ái và vận hành dễ chiệu
Dễ dàng bảo dưỡng, chăm sóc
Sử dụng máy nổ dầu khi:
Tiết kiêm chi phí nhiên liệu
Nhu cầu vận tải lớn.
Sự khác biệt giữa xăng và dầu dẫn đến sự khác nhau rõ ràng của động cơ đốt trong. Động cơ là xăng và diesel đều có những ưu thế của riêng mình.
Ngoài ra một số thiết bị trong lĩnh vực phân tích xăng dầu các bạn có thể tham khảo Thiết bị phân tích xăng dầu. Đừng quên theo dỗi Beta Technology để có những thông tin về khoa học hay nhất nhé!
Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
CÔNG TY TNHH BETA TECHNOLOGY
Số nhà 17, Đường số 12, Khu dân cư Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh