Luật Giao thông đường bộ tại Việt Nam quy định rất rõ về vai trò, yêu cầu của các loại vạch kẻ đường, biển báo hiệu. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều tài xế vẫn bị nhầm lẫn và vô tình mắc phải các lỗi đè vạch kẻ đường, nhất là vạch vàng. Vậy vạch vàng có ý nghĩa gì? Lỗi đè vạch vàng phạt bao nhiêu tiền và cách tránh ra sao,…? Tất cả những điều thắc mắc này sẽ được Thế giới Lexus giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Vạch kẻ đường là dạng báo hiệu chỉ dẫn nhằm nâng cao yếu tố an toàn cũng như việc lưu thông của các phương tiện trên đường. Loại vạch này có thể được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp cùng các loại biển báo hiệu đường bộ hay đèn tín hiệu giao thông theo thứ tự: Hiệu lệnh người điều khiển - hiệu lệnh tín hiệu đèn - hiệu lệnh biển báo - vạch kẻ đường và dấu hiệu trên mặt đường. Vậy vạch vàng có ý nghĩa như thế nào?
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ cũng như quy chuẩn 41:2016/BGTVT:
Vạch đứt khúc vàng theo dọc trục đường có vai trò phân cách 2 làn xe chạy ngược chiều nhau. Trường hợp vạch đứt khúc vàng nằm tại vỉa hè hay lề đường thì có vai trò ngăn cấm đỗ xe.
Vạch liền vàng theo chiều dọc đường sẽ có nhiệm vụ phân tách làn xe chạy ngược chiều cũng như không được lấn làn hay đè lên vạch.
Vạch liền vàng sẽ dùng phân chia trên đường có 2 hoặc 3 làn xe, chủ yếu tại đoạn đường có tầm nhìn vượt xe không thuật lợi, dễ có khả năng gây tai nạn giao thông. Nếu như vạch liền vàng trên vỉa hè hay lề đường sẽ có vai trò ngăn cấm xe dừng hoặc đỗ cách mép mặt đường 30cm.
Hai vạch liền vàng song song có nhiệm vụ cấm xe đè lên vạch để vượt xe hay quay đầu. Đồng thời, nếu trên đường có 2 làn xe trở lên, không có giải phân cách,…hai vạch liền vàng song song còn có nhiệm vụ phân chia 2 chiều cho xe chạy tại những đường có 4 làn trở lên.
Dạng vạch vàng 1 nét đứt, 1 nét liền thường dùng tại các đoạn đường cần thiết phải cấm xe dùng làn ngược chiều theo hướng xe chạy cụ thể nhằm đảm bảo an toàn.
Loại vạch này sẽ phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 làn trở lên, không có dải phân cách 2 chiều. Khi gặp vạch này, xe tại làn đường tiếp giáp vạch đứt nét sẽ được cắt qua, sử dụng làn ngược chiều khi cần. Còn xe trên làn tiếp giáp với vạch liền nét sẽ không được cắt qua vạch.
Theo đó, vạch kẻ đường khi dùng độc lập, các bác tài cần tuân thủ theo ý nghĩa của vạch đường. Vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Nếu các bác tài lấn chiếm hoặc đè vào vạch vàng trên đường sẽ được xem là mắc lỗi đè vạch vàng và bị xử phạt theo quy định. Vậy lỗi đè vạch vàng phạt bao nhiêu tiền?
Theo thông tư của Bộ Giao thông vận tải, người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường, phần đường theo quy định. Đồng thời, chấp hành hệ thống báo hiệu và vạch kẻ đường. Vậy khi vi phạm lỗi đè vạch vàng phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định trong luật xử phạt hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ & đường sắt, lỗi lấn vạch kẻ đường màu vàng sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Bên cạnh đó, các bác tài còn có thể bị xử phạt bổ sung với hình thức tước quyền dùng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Mức xử phạt trên cũng sẽ áp dụng cho các hành vi điều khiển xe không đi bên phải chiều đi của mình, đi sai phần đường hay làn được theo quy định. Lưu ý rằng, hiện rất nhiều bác tài nhầm lẫn giữa lỗi đi sai làn đường với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường. Do vậy, cần phân biệt rõ làn đường với vạch kẻ đường để không nhầm lẫn.
Thực tế làn đường là 1 phần đường xe chạy chia theo chiều dọc đường, đủ bề rộng để xe chạy an toàn. Phần đường xe chạy chính là đường bộ dùng cho các phương tiện giao thông di chuyển, tại đây sẽ có 1 hoặc nhiều làn đường khác nhau.
Theo đó, khi đi sai làn đường đồng nghĩa với việc chủ phương tiện đi không tuân thủ đúng làn dành cho phương tiện trên đoạn đường chia thành nhiều làn. Và cách phân biệt các làn cho các phương tiện chính là vạch kẻ đường.
Để hạn chế tối đa việc vi phạm lỗi đè vạch vàng khi di chuyển trên đường, các bác tài cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Chú ý quan sát vạch kẻ đường
Việc quan sát vạch kẻ đường khi lưu thông sẽ giúp các tài tránh mắc phải lỗi đè vạch kẻ đường. Điều này vừa đảm bảo an toàn, vừa loại bỏ khả năng bị các anh cảnh sát giao thông “thổi còi”.
Nguyên tắc 2: Nắm rõ ý nghĩa của từng vạch kẻ đường màu vàng
Nguyên tắc 3: Có ý thức chấp hành tuân thủ luật giao thông
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất có vai trò quyết định tới 2 nguyên tắc nêu trên. Khi bản thân các bác tài ý thức được việc tuân thủ luật giao thông, sẽ chủ động quan sát cũng như tìm hiểu nguyên tắc và yêu cầu của các loại vạch kẻ đường.