Lưu ý khi dùng thuốc bôi ngoài da trị ngứa

Một trong những cách trị ngứa hiệu quả là sử dụng các loại kem, sữa dưỡng hoặc gel làm dịu và mát da. Trong đó, kem corticosteroid không kê đơn có thể tạm thời làm giảm ngứa kèm theo da bị viêm, đỏ. Sau đây là một số lưu ý khi dùng thuốc bôi ngoài da trị ngứa.

1. Chỉ định

Thuốc bôi ngoài da trị ngứa (Hydrocortisone) 1% dạng kem được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về da, ví dụ:

Hydrocortisone là một loại corticosteroid nhẹ, giúp làm giảm sưng, ngứa và mẩn đỏ có thể xảy ra trong các tình trạng trên. Trên thị trường có nhiều sản phẩm hydrocortisone khác nhau, cả kê đơn lẫn không cần toa bác sĩ. Bạn có thể tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

2. Hướng dẫn sử dụng

Thuốc này chỉ được sử dụng ngoài da, nhưng không dùng trên mặt hoặc vùng da dưới cánh tay trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Một số sản phẩm được sử dụng trên da đầu để điều trị những tình trạng cụ thể. Làm theo hướng dẫn trên bao bì sẽ giúp bạn sử dụng đúng các sản phẩm này.

Lưu ý khi dùng thuốc bôi ngoài da trị ngứa

Đầu tiên, cần rửa và lau khô tay trước khi sử dụng. Sau đó làm sạch và lau khô khu vực bị ảnh hưởng.

Bôi một lượng nhỏ thuốc vào vùng bị ảnh hưởng và nhẹ nhàng xoa đều, với tần suất tối đa 4 lần / ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ hay trên bao bì sản phẩm. Liều lượng và thời gian điều trị phụ thuộc vào tình trạng bạn mắc phải. Không băng, che hoặc quấn khu vực bị ngứa trừ khi được bác sĩ chỉ dẫn làm như vậy. Nếu phải sử dụng trong hoặc gần khu vực quấn tã đối với trẻ sơ sinh, không mặc tã hoặc quần bó sát khi đang bôi thuốc bôi ngoài da trị nấm ngứa.

Sau khi bôi thuốc, hãy rửa tay trừ khi tay là vùng đang cần được điều trị. Tránh để thuốc dính vào mắt, mũi hoặc miệng. Nếu bị dính thuốc vào những vùng này, hãy rửa sạch với nhiều nước. Nếu xảy ra kích ứng, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Chỉ sử dụng thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho tình trạng bệnh đã được kê đơn hoặc có liệt kê trên bao bì của sản phẩm. Không sử dụng lâu hơn chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm hoặc khác với đơn của bác sĩ.

Cho bác sĩ biết nếu tình trạng mẩn ngứa vẫn tồn tại hoặc xấu đi sau 7 ngày điều trị, hoặc nếu bạn nghĩ rằng mình có thể đã mắc một vấn đề y tế nghiêm trọng.

3. Tác dụng phụ

Trong khi dùng thuốc bôi ngoài da trị ngứa có thể xảy ra hiện tượng châm chích, bỏng rát, kích ứng, khô hoặc mẩn đỏ tại chỗ bôi thuốc. Mụn trứng cá, mọc lông bất thường, viêm nang lông, da mỏng / sạm màu hoặc rạn da cũng có thể xảy ra. Nếu gặp bất kỳ tác dụng nào kéo dài hoặc trầm trọng, hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức.

Nếu được chỉ định sử dụng thuốc này, cần đảm bảo rằng bác sĩ đã đánh giá lợi ích lớn hơn nguy cơ. Nhìn chung thì nhiều người dùng thuốc bôi ngoài da trị nấm ngứa không gặp tác dụng phụ nghiêm trọng.

Nếu vùng được điều trị bắt đầu chảy máu, đặc biệt là khi đang chữa ngứa hậu môn, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Rất hiếm có trường hợp gặp phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng với thuốc bôi ngoài da bị ngứa. Tuy nhiên, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu bạn nhận thấy triệu chứng của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm: phát ban, ngứa / sưng (đặc biệt là mặt / lưỡi / cổ họng), chóng mặt dữ dội, khó thở.

Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy những tác dụng khác không được liệt kê ở trên, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được giúp đỡ.

Lưu ý khi dùng thuốc bôi ngoài da trị ngứa

4. Cảnh báo thận trọng

Ngoài ra, nếu bạn có các vấn đề sức khỏe khác, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này.

5. Tương tác thuốc

Liệt kê một danh sách tất cả các loại thuốc bạn đang dùng để cho bác sĩ và dược sĩ xem. Nếu được kê đơn, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tất cả các thuốc (cả theo toa lẫn không kê đơn) và thảo dược mà bạn đã và đang sử dụng.

Bác sĩ hoặc dược sĩ có thể biết về loại tương tác có thể xảy ra và đang trong quá trình theo dõi. Không tự ý bắt đầu, dừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

6. Quá liều và quên liều

Thuốc bôi ngoài da trị nấm ngứa có thể gây hại nếu nuốt phải. Nếu đã sử dụng quá liều và có các triệu chứng nghiêm trọng - như ngất đi hoặc khó thở, hãy gọi ngay số cấp cứu hoặc trung tâm kiểm soát chất độc.

Nếu bạn quên bôi thuốc, hãy sử dụng ngay khi bạn nhớ ra. Trong trường hợp đã gần đến thời điểm bôi lần tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên. Sử dụng liều tiếp theo vào thời gian như bình thường. Không gấp đôi lượng sử dụng để bù vào liều đã quên.

Lưu ý khi dùng thuốc bôi ngoài da trị ngứa

7. Lưu ý

Không tự ý chia sẻ thuốc bôi ngoài da trị ngứa cho những người khác. Nếu được bác sĩ kê đơn, chỉ sử dụng thuốc này để điều trị tình trạng hiện tại của bạn. Sau khi đã khỏi bệnh, không tiếp tục sử dụng thuốc cho các vấn đề về da khác mà bạn mắc phải trong tương lai, trừ khi được bác sĩ yêu cầu. Đảm bảo tái khám và xét nghiệm đúng định kỳ thông thường.

8. Bảo quản

Tham khảo thông tin bảo quản được in trên bao bì, thường bao gồm: Tránh ánh sáng và độ ẩm; Không đặt trong phòng tắm; Giữ tất cả các sản phẩm thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi.

Không xả thuốc xuống bồn cầu hoặc đổ xuống cống. Vứt bỏ sản phẩm đúng cách khi đã hết hạn hoặc không còn cần thiết. Tham khảo ý kiến ​​dược sĩ để biết thêm chi tiết về cách loại bỏ sản phẩm một cách an toàn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org, webmd.com, healthline.com

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/luu-y-khi-dung-thuoc-boi-ngoai-da-tri-ngua-a21827.html