17 cách trị ghẻ ngứa tại nhà an toàn, hiệu quả, dễ áp dụng

Bệnh ghẻ ngứa, ghẻ nước,… là tên gọi khác của bệnh ghẻ, đây là bệnh về da phổ biến, dễ mắc phải ở mọi đối tượng, do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra. Khi bị ghẻ, nhiều người chọn cách trị ghẻ ngứa tại nhà, nhưng việc này có an toàn và hiệu quả không? Bác sĩ CKI Võ Thị Tường Duy, Bác sĩ Khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM có lời khuyên hữu ích trong bài viết dưới đây.

17 cách trị ghẻ ngứa tại nhà an toàn, hiệu quả, dễ áp dụng

Tổng quan về bệnh ghẻ ngứa

Ghẻ ngứa là tên gọi khác của bệnh ghẻ, là bệnh về da do nhiễm ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (cái ghẻ) phổ biến, ảnh hưởng đến mọi đối tượng. Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ là những nốt mụn nước, nốt viêm đỏ, đường hầm dưới da kèm ngứa dữ dội. Người bị ghẻ thường có cảm giác ngứa dữ dội ở nơi bọ ghẻ ký sinh, nhất là vào ban đêm. (1)

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ghẻ ngứa được xác định là do một loại ký sinh trùng là bọ ve Sarcoptes scabiei, có 8 chân, sống ký sinh bằng cách đào hang bên dưới lớp biểu bì da. Khi ve đào hang và đẻ trứng bên trong da, mô sau khi bị nhiễm ký sinh trùng sẽ kích hoạt cơ chế bảo vệ, sản xuất các yếu tố viêm tại chỗ, dẫn đến ngứa ngáy không ngừng và đỏ da.

Bệnh ghẻ dễ dàng lây giữa người với người. Tiếp xúc trực tiếp giữa da với da là cách lây lan phổ biến nhất của bệnh. Sarcoptes scabiei cũng lây qua những đồ dùng bị nhiễm ký sinh trùng như: đồ đạc, quần áo, ga giường,… Bệnh cũng lây qua quan hệ tình dục không an toàn nếu người bệnh bị ghẻ vùng sinh dục, cho nên, ghẻ cũng là bệnh ghẻ được xếp vào loại bệnh nhiễm trùng đường tình dục (STI).

17 cách trị ghẻ ngứa tại nhà an toàn, hiệu quả, dễ áp dụng
Ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây bệnh ghẻ

2. Triệu chứng

Sau lần tiếp xúc đầu tiên với ghẻ, các triệu chứng có thể xuất hiện sau 2 - 6 tuần. Ở những người bị ghẻ ngứa tái phát, các triệu chứng thường xuất hiện từ 1 - 4 ngày sau khi nhiễm ký sinh trùng. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh ghẻ bao gồm:

Các vị trí thường gặp của bệnh ghẻ bao gồm: cổ tay, khuỷu tay, nách, ngực, bụng dưới, mông, bẹn, vùng giữa các ngón tay. Đôi khi, người bệnh có thể nhìn thấy đường đào hang của ve trên da. Chúng xuất hiện dưới dạng những đường nổi nhỏ hoặc khiến da đổi màu.

Những tác hại nếu không điều trị ghẻ ngứa kịp thời

1. Nguy cơ bội nhiễm

Bị ghẻ gây cảm giác ngứa dữ dội, có thể khiến người bệnh gãi không ngừng. Việc ma sát do gãi quá nhiều có thể làm rách da và gây nhiễm trùng. Người bị nhiễm trùng da có nguy cơ làm ghẻ lan rộng và tạo điều kiện cho nhiễm trùng huyết phát triển. (2)

2. Ghẻ móng

Tình trạng này thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác như bệnh loạn dưỡng móng, chấn thương móng, vảy nến móng, nấm móng. Sự tấn công của ve ghẻ và trứng của chúng phá hủy các mô xung quanh móng. Đây là tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên ghẻ móng đã được báo cáo trong các tài liệu với các triệu chứng như: móng đổi màu, mảnh vụn tăng sừng dưới móng, biến dạng hoặc phì đại phiến móng, bong móng xa, nứt móng dọc và vảy, và đóng vảy quanh móng.

3. Viêm da mạn tính

Bệnh ghẻ có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn của viêm da mạn tính. Đơn cử như bệnh chàm, có thể tồn tại từ trước hoặc có thể phát triển do nhiễm ghẻ. Nhiễm ghẻ khiến bệnh chàm lan rộng hơn do phản ứng miễn dịch của người bệnh đối với cái ghẻ và các sản phẩm từ phân của chúng. Bệnh chàm có thể do nhiễm trùng thứ phát bởi Staphylococcus, Streptococcus hoặc cả 2 khi ghẻ ngứa gây bội nhiễm.

4. Nhiễm trùng thứ phát

Bản thân phát ban do ghẻ đã là một dạng nhiễm trùng trên da với sang thương là các sẩn đỏ, mụn nước, vết tích mụn nước gây ngứa dữ dội. Điều này làm cho người bệnh có xu hướng gãi liên tục, khiến da trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Nhiễm trùng thứ phát ở bệnh ghẻ thường do tác nhân Streptococci nhóm A và Staphylococcus gây ra, cần được điều trị bằng kháng sinh.

17 cách trị ghẻ ngứa tại nhà an toàn, hiệu quả, dễ áp dụng
Nhiễm trùng thứ phát do bệnh ghẻ gây ra

5. Lây bệnh cho người khác

Bệnh ghẻ rất dễ lây cho người khác thông qua các tiếp xúc kề da trong thời gian dài hoặc tiếp xúc với các vật dụng có cái ghẻ trú ngụ như: dùng chung chăn, ga trải giường, khăn,… Nguy hiểm hơn, một người có thể bị ghẻ và lây bệnh sang người khác ngay cả khi họ chưa có bất kỳ triệu chứng nào. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây bệnh trên diện rộng.

6. Ảnh hưởng tâm lý

Bệnh ghẻ ảnh hưởng không ít đến tâm lý người bệnh. Những sẩn ghẻ gây mất thẩm mỹ trên da, khiến người bệnh tự ti. Phát ban do ghẻ gây ngứa dữ dội về đêm gây mất ngủ, gãy liên tục, mệt mỏi dễ cáu gắt.

7. Suy giảm chất lượng cuộc sống

Bệnh ghẻ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây cảm giác khó chịu, ngứa liên tục, các bệnh về da mãn tính, gây mất thẩm mỹ da, khiến người bệnh mất ngủ, giảm năng suất công việc, dễ trầm cảm và lo lắng.

Hướng dẫn cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, an toàn dễ thực hiện

Bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ Da khuyến cáo, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc điều trị ghẻ tại nhà. Hiện, không có bất kỳ phương pháp điều trị sẵn có nào đối với ghẻ ngứa. Các tình trạng da có liên quan đến nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là ghẻ cần được chẩn đoán và điều trị tại cơ sở y tế, bởi bác sĩ chuyên khoa. Việc điều trị ghẻ ngứa quan trọng nhất là loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng, ấu trùng và trứng của bọ ghẻ ra khỏi cơ thể.

1. Điều trị bệnh ghẻ ngứa bằng thuốc bôi ngoài da

Thuốc trị ghẻ bôi ngoài da cần được sử dụng khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da. Quan trọng hơn, tùy thuộc vào từng mức độ nhiễm ký sinh trùng, loại trừ các nguyên nhân có liên quan, bệnh nền hoặc thể trạng của từng người bệnh, bác sĩ điều trị sẽ có hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp.

Các loại thuốc bên dưới được dùng khi có chỉ định (đơn thuốc) của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không tự ý mua và sử dụng khi không có hướng dẫn cụ thể về liều lượng, tránh gây biến chứng, khó khăn trong việc điều trị sau này.

1.1 Permethrin 5%

Permethrin 5% là chế phẩm dược dùng ngoài da, thuộc nhóm thuốc Pyrethrins, là loại thuốc kê đơn, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Kem bôi Permethrin 5% thường được sử dụng để tiêu diệt các loại ký sinh trùng gây bệnh ngoài da như ghẻ lở, ve ghẻ, chấy rận, mạt nhà,… Thuốc được sử dụng bôi ngoài da, liều lượng cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định cho từng trường hợp.

1.2 Benzyl benzoate

Benzyl Benzoate là thuốc đặc trị các tình trạng nhiễm ký sinh trùng như chấy, rận, ghẻ ngứa,… thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi dùng ngoài. Lưu ý, người bệnh ghẻ chỉ nên sử dụng Benzyl Benzoate khi có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng.

1.3 Thuốc mỡ D.E.P

Thuốc mỡ D.E.P là một loại hóa dược phẩm, sử dụng bôi ngoài da, được bác sĩ kê đơn để điều trị các bệnh như ghẻ ngứa, tiêu diệt ký sinh trùng trên da. Liều dùng và những lưu ý khi sử dụng sản phẩm, người bệnh cần được bác sĩ hướng dẫn chi tiết, phù hợp với tình trạng của chính mình.

17 cách trị ghẻ ngứa tại nhà an toàn, hiệu quả, dễ áp dụng
Thuốc bôi ngoài da điều trị ghẻ chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

2. Trị ghẻ ngứa bằng các phương pháp dân gian, tự nhiên

Trị ghẻ ngứa bằng phương pháp dân gian, tự nhiên được cho là có thể điều trị được ghẻ ngứa. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bằng chứng hoặc nghiên cứu khoa học nào chứng minh khả năng loại bỏ ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ghẻ ngứa. Lựa chọn những phương pháp dân gian, tự nhiên có thể làm giảm triệu chứng, kháng viêm, giúp người bệnh ghẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Với những thành phần tự nhiên, lành tính, có thể thấy những phương pháp dân gian, tự nhiên là phương pháp điều trị “vô thưởng, vô phạt” đối với bệnh ghẻ ngứa. Bệnh chỉ được điều trị dứt điểm bằng cách tiêu diệt ký sinh trùng, loại bỏ hoàn toàn ấu trùng, trứng của Sarcoptes scabiei - nguyên nhân gây ghẻ ngứa ra khỏi cơ thể người bệnh.

2.1 Lá trầu không

Trong lá trầu không chứa hợp chất phenol, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, sát trùng và làm giảm triệu chứng mẩn ngứa do côn trùng, bệnh chàm, ghẻ,… mang lại. Cho nên việc sử dụng lá trầu không để làm giảm triệu chứng ngứa dữ dội, sát khuẩn ngoài da tại vùng da bị ghẻ có thể là lựa chọn an toàn, nhưng không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị y khoa đối với bệnh ghẻ ngứa.

2.2 Nước muối ấm

Trong quá trình điều trị ghẻ ngứa, bác sĩ có thể khuyên người bệnh sử dụng thêm nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý để sát khuẩn, làm dịu da, giảm các triệu ngứa tại vùng da bị ghẻ ký sinh. Tất nhiên, phương pháp này chỉ hỗ trợ điều trị, không có tác dụng loại bỏ hoặc tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh.

2.3 Tỏi kết hợp rượu

Tỏi kết hợp với rượu có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tốt nên có thể được sử dụng để làm dịu sưng đỏ, ngăn ngừa nhiễm trùng tại vùng da bị ghẻ. Lưu ý quan trọng, tuyệt đối không dùng dung dịch rượu tỏi cho vùng da bị ghẻ lở, mụn nước đã vỡ hoặc có dấu hiệu bội nhiễm, tránh làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng trên da.

2.4 Nha đam

Nha đam hay lô hội có đặc tính kháng khuẩn tốt, khả năng làm dịu da và dưỡng ẩm đã được kiểm chứng. Bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ Da có thể khuyên người bệnh ghẻ kết hợp dùng thêm gel nha đam hoặc nha đam tươi lên vùng da bị ghẻ, giúp làm dịu da và giảm ngứa.

2.5 Gừng

Trong gừng tươi có chứa nhiều chất chống viêm gingerol và chất chống oxy hóa, kháng khuẩn mạnh. Với những ưu điểm này, gừng tươi có thể được dùng để sát trùng, giảm sưng viêm, ngứa ở vùng da bị phát ban hoặc sẩn ghẻ.

2.6 Chanh

Chanh chứa nhiều axit citric, có tác dụng làm sạch da và sát trùng hiệu quả, nên được lựa chọn để sát trùng ngoài da tại vùng da bị ghẻ ký sinh. Tuy nhiên, chỉ nên dùng nước cốt chanh sát trùng vùng da có mụn nước chưa vỡ, vì axit citric có thể gây đau, bỏng rát khi tiếp xúc với vết thương hở hoặc vết loét.

2.7 Tinh dầu tràm trà

Tác dụng kháng viêm, sát trùng, giảm ngứa của tinh dầu tràm trà đã được kiểm chứng. Cho nên việc sử dụng tinh dầu tràm trà để hỗ trợ điều trị triệu chứng ngứa, khó chịu khi bị ghẻ có thể phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ Da lưu ý, tinh dầu tràm trà không có tác dụng đối với những trường hợp cái ghẻ đã đào hang sâu và trú ngụ trong da.

2.8 Tinh dầu neem

Tương tự như tinh dầu tràm trà, tinh dầu neem cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ghẻ ngứa. Trong tinh dầu neem chứa một lượng lớn azadirachtin có tác dụng làm gián đoạn chu kỳ hormone của bọ ve, ức chế sự phát triển của ký sinh trùng và trứng của chúng.

2.9 Tinh dầu đinh hương

Tinh dầu đinh hương có tác dụng an thần, kháng viêm và sát trùng hiệu quả. Sử dụng tinh dầu đinh hương như một phương pháp hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu do ghẻ ký sinh có thể được cân nhắc. Tuy nhiên, các loại tinh dầu như tràm trà, neem, đinh hương,… không có tác dụng thay thế điều trị ghẻ.

17 cách trị ghẻ ngứa tại nhà an toàn, hiệu quả, dễ áp dụng
Tinh dầu đinh hương có thể giúp giảm triệu chứng ngứa, kháng viêm tại vùng da bị ghẻ

2.10 Kẽm

Kẽm là một loại thực phẩm chức năng, giúp tăng cường đề kháng, không thể thay thế thuốc điều trị ghẻ ngứa. Bổ sung kẽm trong quá trình điều trị ghẻ ngứa và các bệnh nhiễm ký sinh trùng khác được bác sĩ khuyến khích. Việc bổ sung kẽm giúp kích thích hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, từ đó đẩy nhanh quá trình điều trị và loại bỏ ký sinh trùng.

2.11 Giấm táo

Giấm táo từ lâu đã được sử dụng như một loại dung dịch sát trùng hiệu quả. Với hàm lượng axit acetic cao, giấm táo giúp sát trùng, giảm kích ứng, làm dịu cảm giác ngứa dữ dội, cân bằng pH cho vùng da bị ghẻ ngứa ký sinh.

3. Thay đổi chế độ sinh hoạt - thói quen sống

Thay đổi chế độ sinh hoạt, thói quen sống là cách hiệu quả trong việc ngăn ngừa ghẻ ngứa tái phát và hỗ trợ hiệu quả điều trị. Cách này giúp loại bỏ hoặc giảm thiểu số lượng ký sinh trùng tồn tại xung quanh người bệnh, hạn chế lây bệnh ghẻ ngứa sang những người xung quanh.

3.1 Ưu tiên giặt quần áo bằng nước nóng

Ưu tiên giặt quần áo, chăn màn, ga giường, khăn,… của người bệnh với nước nóng và sấy khô ở nhiệt độ cao. Dưới tác dụng của nhiệt và dung dịch giặt tẩy, ký sinh trùng, ấu trùng, trứng ghẻ bị tiêu diệt. Bảo quản nơi thoáng mát trong ít nhất 2 tuần nếu muốn tái sử dụng lại.

3.2 Thường xuyên dọn dẹp, hút bụi vệ sinh xung quanh

Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh môi trường sống xung quanh khiến ký sinh trùng Sarcoptes scabiei không có nơi cư trú, hạn chế nhiễm bệnh và tái phát ghẻ. Hơn nữa, việc giữ cho môi trường sống luôn sạch sẽ cũng giúp phòng ngừa nhiều bệnh về da, về mắt, hệ hô hấp,…

3.3 Vệ sinh cơ thể thật kỹ

Mặc dù bị ghẻ ngứa không có nghĩa là người bệnh vệ sinh cơ thể kém, nhưng trong quá trình điều trị ghẻ ngứa, việc vệ sinh cơ thể thật kỹ giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, giữ vùng da bị ghẻ sạch sẽ cũng là yếu tố giúp đẩy nhanh quá trình và hiệu quả điều trị.

Một số lưu ý khi tự điều trị ghẻ ngứa tại nhà

Người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị ghẻ ngứa tại nhà bằng các loại thuốc bôi ngoài da không kê đơn. Việc điều trị ghẻ ngứa cần phải tiêu diệt hoàn toàn ký sinh trùng gây bệnh, bao gồm các trứng và ấu trùng của bọ ve.

Áp dụng các phương pháp điều trị ghẻ ngứa từ thiên nhiên hoặc theo dân gian nhìn chung lành tính, chỉ có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị không thể thay thế hoàn toàn phác đồ điều trị y khoa với ghẻ ngứa. Bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ Da khuyến cáo chỉ nên sử dụng các biện pháp điều trị ghẻ theo dân gian, tự nhiên như một cách làm giảm triệu chứng trong lúc điều trị ghẻ ngứa.

Cách phòng bệnh ghẻ ngứa tái phát

Không có bất kỳ biện pháp nào có thể phòng bệnh ghẻ ngứa và ghẻ ngứa tái phát. Áp dụng một số cách sau đây có thể giúp đẩy nhanh quá trình điều trị và hạn chế khả năng tái phát ghẻ:

17 cách trị ghẻ ngứa tại nhà an toàn, hiệu quả, dễ áp dụng
Giặt chăn màn, ga giường,… thường xuyên giúp phòng bệnh ghẻ

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Gặp bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ Da sớm nhất có thể khi phát hiện triệu chứng hoặc nghi ngờ bản thân nhiễm ký sinh trùng gây ghẻ ngứa. Dựa vào các triệu chứng hoặc kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho biết chính xác một người có bị ghẻ ngứa hay không, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp, giúp nhanh chóng loại bỏ ký sinh trùng Sarcoptes scabiei ra khỏi cơ thể.

Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh là nơi được nhiều người bệnh tin tưởng, lựa chọn để chẩn đoán và điều trị các vấn đề về Da liễu - Thẩm mỹ Da, trong đó có ghẻ ngứa. Tại đây, có đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia hàng đầu, kết hợp cùng sự giúp sức của hệ thống trang thiết bị hiện đại, giúp chẩn đoán nhanh chóng, can thiệp điều trị kịp thời, khắc phục triệu chứng và loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng gây ghẻ ngứa.

Hy vọng với những thông tin hữu ích mà bài viết mang lại đã giúp bạn hiểu đúng hơn về các phương pháp trị ghẻ ngứa tại nhà hiện nay. Quan trọng hơn hết, không tự ý điều trị các bệnh có liên quan đến ký sinh trùng nói chung và ghẻ ngứa nói riêng, để hạn chế biến chứng, gây khó khăn trong việc điều trị ghẻ ngứa sau này.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/17-cach-tri-ghe-ngua-tai-nha-an-toan-hieu-qua-de-ap-dung-a21820.html