Ớt chuông còn có tên gọi là ớt ngọt, là loại thực phẩm có nhiều màu sắc và khá giàu chất dinh dưỡng. Với đặc tính của ớt chuông không cay, nóng và giàu chất dinh dưỡng, dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Ớt chuông ăn khá ngon khi chế biến. Nhiều người thắc mắc “Ớt chuông ăn sống được không?” Cùng nhau tìm hiểu ngay nhé.
Ăn ớt chuông giúp cung cấp vitamin C và A, hỗ trợ hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe mắt, giảm viêm, và có thể hỗ trợ giảm cân. Chúng cũng chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương của các gốc tự do.
Chất chống oxy hóa chứa trong ớt chuông có khả năng chống viêm rất tốt. Chưa kể đến: Beta carotene, phytochemical, carotenoid,… Đặc biệt ở ớt chuông đỏ, các hợp chất có lợi này có khá nhiều và chiếm hàm lượng cao.
Capsaicin chứa trong ớt chuông mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Giúp giảm lượng cholesterol xấu chứa trong máu. Hoạt chất này hỗ trợ trong điều trị bệnh tiểu đường, giảm đau, giảm viêm,… khá tốt.
Các hợp chất chống oxy hóa chứa khá nhiều trong ớt chuông. Như lycopene có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do tiếp xúc với chất độc.
Ngoài ra, lycopene chống lại một số loại ung thư. Ví dụ, chống lại bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Ớt chuông được thêm vào chế độ dinh dưỡng là cách để góp phần làm đẹp, trẻ hóa làn da và mái tóc tốt. Hàm lượng vitamin ở trong ớt chuông khá dồi dào. Đặc biệt vitamin E và vitamin C khá nhiều.
Các loại vitamin có lợi này giúp thúc đẩy quá trình sản sinh và phát triển collagen. Từ đó làn da trở nên trắng sáng, mịn màng hiệu quả.
Các nhà dinh dưỡng đã nghiên cứu cho thấy ớt chuông chứa rất nhiều vitamin B6. Loại chất cực kỳ quan trọng đối với hệ thần kinh. Nó cũng giúp cơ thể tái tạo bào thần kinh tốt nhất.
Ớt chuông có chứa các loại enzym giúp bảo vệ mắt và tăng cường thị lực rất tốt. Lấy ví dụ, chất lutein.
Ớt chuông đều có thể ăn sống hoặc ăn chín tiện lợi. Nếu hệ tiêu hóa của bạn tốt thì nên ăn ớt chuông sống để bảo toàn được hàm lượng vitamin C. Nếu chế biến ớt chuông ở nhiệt độ cao, lượng lượng vitamin C chứa trong ớt chuông bị thất thoát, giảm đi tác dụng tuyệt vời của loại thực phẩm này nên cách tối ưu nhất là ăn sống. Tuy nhiên, một vài người có hệ tiêu hóa khá nhạy cảm hoặc có các bệnh về đường ruột thì không nên sống mà nên nấu chín, ăn với một lượng ớt chuông vừa phải. Để tiêu hóa một cách dễ hơn, có thể cắt nhỏ, mang đi nướng qua rồi mới chế biến thì càng tốt.
92% của ớt chuông là thành phần nước, phần còn lại là protein và chất béo cùng lượng lớn carbs.
Ớt chuông chủ yếu là carbs, chiếm phần lớn hàm lượng calo có trong ớt chuông. Vị ngọt của ớt chuông chính là đường glucose và fructose. Khi còn tươi thì ớt chuông chứa hàm lượng chất xơ là 2%. Bên cạnh đó còn chứa nhiều hàm lượng vitamin và khoáng chất:
Vì chứa khá nhiều thành phần là chất xơ nên nếu có vấn đề về đường ruột hoặc có hệ tiêu hóa yếu thì không nên ăn ớt chuông sống. Cụ thể là bệnh viêm loét dạ dày, bị trĩ, viêm thực quản và bệnh về loãng xương cũng không nên ăn vì có thể gây bệnh viêm xương dẫn đến loãng xương. Chỉ ăn ớt chuông khi rửa sạch và nấu chín rồi mới ăn để tốt cho tiêu hóa hơn, ăn với một lượng ớt chuông vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
Ớt chuông ăn sống được không? Hy vọng với những thông tin bài viết đã cung cấp ở trên, phần nào đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi trên. Chúc bạn có thể sử dụng loại thực phẩm tuyệt vời này mang lại hiệu quả nhất, mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhé.
Phạm Diểm
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/an-ot-chuong-co-tac-dung-gi-ot-chuong-an-song-duoc-khong-a21733.html