Đậu mùa khỉ lây qua đường nào và hướng dẫn cách phòng bệnh

1. Triệu chứng đậu mùa khỉ

Virus thuộc chi Orthopoxvirus là nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ. Dịch bệnh đậu mùa khỉ thường được phát hiện ở một số quốc gia Châu Phi. Hiện nay, trên thế giới cũng có nhiều quốc gia ghi nhận những ca bị đậu mùa khỉ.

Đậu mùa khỉ lây qua đường nào và hướng dẫn cách phòng bệnh

Những mụn mủ trên da là do bệnh đậu mùa khỉ

Khi nhiễm virus, bệnh nhân sẽ trải qua những giai đoạn và các triệu chứng tương ứng với từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn virus xâm nhập: Thường kéo dài trong khoảng 5 ngày với các biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ, sưng hạch bạch huyết, cơ thể bị suy nhược. Nhìn chung, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ khá giống với bệnh sởi, bệnh thủy đậu. Điểm khác biệt là người bị đậu mùa khỉ thường có triệu chứng nổi hạch.

- Giai đoạn phát ban trên da: Triệu chứng này thường xảy ra vào khoảng 1 đến 3 ngày kể từ khi người bệnh bị sốt. Vùng da bị phát ban nhiều nhất là ở mặt, các chi và thân. Lúc đầu, bệnh nhân có thể chỉ bị rát da, sau đó dẫn đến sẩn ngứa nhô cao, rồi xuất hiện mụn nước và những mụn mủ.

2. Đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

Đậu mùa khỉ được xếp vào nhóm những bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây truyền và có nguy cơ tử vong cao. Nếu bạn đang thắc mắc “đậu mùa khỉ lây qua đường nào”, thì dưới đây sẽ là câu trả lời chi tiết nhất:

- Từ động vật qua người: Nếu tiếp xúc với động vật (đặc biệt là động vật hoang dã, động vật đang bị ốm hoặc đã chết) bị nhiễm virus đậu mùa khỉ mà không dùng các phương tiện bảo hộ cá nhân, bạn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Nếu đang sinh sống tại vùng có lưu hành dịch bệnh này, bạn cần lưu ý nấu chín kỹ các loại thịt động vật trước khi ăn.

Đậu mùa khỉ lây qua đường nào và hướng dẫn cách phòng bệnh

Sống gần người bệnh và dùng chung với đồ dùng của người bệnh cũng có nguy cơ lây bệnh

- Lây từ người sang người: Nếu quan hệ tình dục với người bị đậu mùa khỉ, ngay cả khi có sử dụng bao cao su, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Không những vậy, bệnh còn có thể lây qua đường tiếp xúc trực tiếp và lây qua đường máu.

Nếu người bệnh có vết loét ở trong miệng, virus có thể phát tán qua giọt bắn hô hấp, hạt bụi khí trong khoảng cách gần và dễ làm lây nhiễm cho người khác. Nếu người bệnh có vết loét ở vùng sinh dục thì việc tiếp xúc da kề da khi quan hệ cũng có thể là con đường gây lây nhiễm bệnh. Trong đó, quan hệ đồng giới nam là yếu tố làm tăng nguy cơ bị lây bệnh.

Ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa thể xác định người nhiễm thủy đậu có thể lây bệnh sang người khác trong vòng bao lâu. Tuy nhiên, người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác cho đến khi những tổn thương trên da đã đóng vảy và hình thành lớp da mới.

Bên cạnh đó, đậu mùa khi cũng có thể lây từ mẹ bầu sang thai nhi. Nếu mẹ bị đậu mùa khỉ và tiếp xúc da kề da, tiếp xúc gần với con thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh.

- Lây truyền qua những vật dụng bị lây nhiễm: Nếu dùng chung một số đồ dùng với người bệnh như khăn mặt, quần áo, chăn ga, dụng cụ ăn uống, đồ điện tử hay các bề mặt trong phòng,… bạn cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh.

Đậu mùa khỉ lây qua đường nào và hướng dẫn cách phòng bệnh

Mẹ bầu có nguy cơ lây bệnh sang thai nhi

- Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh:

+ Trẻ em, nhất là trẻ dưới 8 tuổi.

+ Phụ nữ có thai và đang cho con bú.

+ Người đang có bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, bệnh hen suyễn,…

3. Bệnh đậu mùa khỉ có chữa khỏi được không?

Ở những người có thể trạng sức khỏe tốt, đậu mùa khỉ thường có diễn biễn lành tính, ít gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi theo hướng dẫn của bác sĩ và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp là có thể hồi phục hoàn toàn sức khỏe sau 21 ngày. Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân cần phải lưu ý giữ gìn để tránh lây bệnh cho mọi người xung quanh.

Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như khả năng điều trị khỏi bệnh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như tình trạng sức khỏe người bệnh và người bệnh đã được tiêm chủng đầy đủ hay chưa,… Dưới đây là một số trường hợp bị bệnh và có nguy cơ tiến triển nghiêm trọng:

- Bệnh nhân bị nhiễm trùng máu, xuất huyết, bị viêm não,… hay một số bệnh lý nghiêm trọng khác.

- Người bị suy giảm miễn dịch.

- Người sử dụng corticosteroid liều cao.

4. Các biện pháp phòng ngừa đậu mùa khỉ

Để phòng tránh căn bệnh truyền nhiễm này, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Khi ho hoặc hắt hơi, cần che miệng và mũi bằng khăn giấy, khăn vải hoặc ống tay áo để hạn chế nguy cơ phát tán dịch tiết đường hô hấp trong không khí.

- Không khạc nhổ bừa bãi ở nơi đông người.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, nhất là ngay sau khi ho và hắt hơi.

- Nếu có biểu hiện bất thường cần liên hệ sớm với các cơ quan y tế, đồng thời tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

Đậu mùa khỉ lây qua đường nào và hướng dẫn cách phòng bệnh

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để tránh lây nhiễm bệnh

- Không tiếp xúc gần với những người đang bị nhiễm đậu mùa khỉ. Đặc biệt, cần tránh tiếp xúc với vết thương, dịch cơ thể, các đồ vật mà người bệnh đã sử dụng. Nếu ở nơi sinh sống và làm việc có người mắc bệnh hoặc xuất hiện triệu chứng nghi ngờ bệnh cũng cần thông báo sớm cho cơ quan y tế và người bệnh tuyệt đối không được tự ý điều trị.

- Người đến những quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú, chẳng hạn như động vật linh trưởng, động vật gặm nhấm,… vì rất có thể chúng đang mang virus gây bệnh. Khi trở về Việt Nam, bạn nên khai báo với cơ quan y tế để được hướng dẫn cụ thể.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ “đậu mùa khỉ lây qua đường nào”. Nếu thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bệnh thì cần đến cơ sở y tế sớm để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và điều trị bệnh. Không nên tự chẩn đoán bệnh vì dấu hiệu đậu mùa khỉ khá giống với một số bệnh lý khác và dễ gây nhầm lẫn.

Mọi thắc mắc cần được giải đáp về căn bệnh này hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời bạn liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/dau-mua-khi-lay-qua-duong-nao-va-huong-dan-cach-phong-benh-a21693.html