Tiểu đường là căn bệnh thường gặp trong cuộc sống hiện nay và đang có dấu hiệu trẻ hóa. Đây là biểu hiện của sự tăng cao lượng đường trong máu ở mức cao hơn so với mức bình thường. Chỉ số đường huyết càng cao thì mức độ nguy hiểm càng lớn. Vậy tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không là vấn đề nhiều người quan tâm.
Chỉ số đường huyết an toàn đối với người khỏe mạnh bình thường là:
Đường huyết bất kỳ: Dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/l);
Đường huyết lúc đói: Dưới 100 mg/dL (5,6 mmol/l);
Đường huyết sau ăn: Dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/l);
Đường huyết đo Hb1Ac: Dưới 5,7%.
Đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng, ở bệnh nhân đã nhịn ăn trên 8 giờ. Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng từ 70 mg/dL (3.9 mmol/L) - <100mg>
Đường huyết sau ăn của người khỏe mạnh là dưới dưới 140mg/dL (7,8 mmol/L), được đo trong vòng 1 - 2 giờ sau khi ăn.
Đường huyết trước khi đi ngủ của người khỏe mạnh bình thường sẽ dao động từ 110 - 150mg/dl (tương đương 6,0 - 8,3mmol/l).
Xét nghiệm HbA1c dưới 48 mmol/mol (6,5%) là bình thường.
Nếu chỉ xét riêng chỉ số đường huyết tại thời điểm đo lúc đói thì tuy 7.2 mmol/l hơi cao so với giới hạn cho phép nhưng không gây nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh sẽ gây nhiều nguy hiểm nếu duy trì chỉ số này về lâu dài.
Đường huyết cao trong thời gian dài sẽ gây nhiều nguy hiểm như tổn thương tại hệ thần kinh, mạch máu, suy giảm các chức năng trong cơ thể,… Từ đó kéo theo nhiều biến chứng khác như tim mạch, suy thận, đột quỵ,…
Vì thế, tiểu đường 7.2 sẽ không quá nguy hiểm nếu như mới phát hiện. Giai đoạn này là thời điểm vàng để điều trị, có thể kiểm soát tốt để giảm chỉ số đường huyết và duy trì ở mức bình thường nếu như biết nắm bắt cách điều trị hiệu quả.
Tham khảo thêm: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Tiểu đường 7.2 sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị ngay. Bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng cần kết hợp một số phương pháp sau tại nhà để nâng cao hiệu quả điều trị.
Các giai đoạn bệnh tiểu đường phát triển nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân. Việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học là rất cần thiết để giảm lượng đường trong máu. Bệnh nhân cần giảm ăn các chất đường bột nhưng phải đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể. Có thể thay thế các chất bột đường sang các thực phẩm như gạo lứt, ngũ cốc, các loại hạt,…. Nên bổ sung nhiều chất xơ để làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột. Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngoài ra cần uống đủ nước mỗi ngày (1.5 - 2 lít) để tăng lưu lượng máu, bù lại lượng nước đã mất do quá trình đào thải nước tiểu, hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Người bệnh cần tập thể dục thường xuyên và vừa sức để điều hòa đường huyết và gia tăng sức chịu đựng cho tim. Mỗi ngày, người bệnh nên dành khoảng 30 phút để tập thể dục, vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe,…
Việc kiểm soát cân nặng cũng rất quan trọng giúp giảm đường huyết hiệu quả. Nếu thừa cân, béo phì thì cần giảm cân, giảm mỡ bụng để giúp việc chuyển hóa đường trong cơ thể diễn ra đúng cách hơn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần hạn chế các thói quen làm chỉ số đường huyết tăng giảm thất thường như hút thuốc lá, uống bia rượu, thường xuyên mất ngủ,…
Xem thêm bài viết: Bệnh tiểu đường có chữa được không
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/tieu-duong-72-co-nguy-hiem-khong-a21673.html