Bật mí mẹo chữa chuột rút hiệu quả ít người biết

1. Tìm hiểu về chứng chuột rút

chuột rút còn được gọi bằng tên khác là vọp bẻ. Biểu hiện cơn đau do chuột rút là sự co rút cơ một cách đột ngột, lúc này người bệnh sẽ khó khăn trong việc di chuyển hoặc không thể cử động trong một vài phút. Chuột rút xảy ra gây cảm giác đau thắt cơ ở các cơ bàn tay, bàn chân, bắp chân, vùng hông, đùi và cơ bụng.

Bật mí mẹo chữa chuột rút hiệu quả ít người biết

Chuột rút tạo nên các cơn đau nhất thời tại các bắp cơ

Nguyên nhân bị chuột rút đơn giản là do cơ thể vận động quá sức và vận động trong thời tiết nóng lâu khiến mồ hôi toát ra quá nhiều. Vận động viên là đối tượng hay gặp phải hiện tượng này.

Tuy nhiên theo khoa học, có hai nguyên nhân gây chuột rút thường gặp là: cơ thể thiếu oxy ở cơ hoặc thiếu chất điện giải. Ngoài ra, khi sức khỏe bị yếu hoặc cơ thể bị ngộ độc cũng có thể là nguyên nhân của bệnh.

Chuột rút có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng phổ biến hơn vào ban đêm, chuột rút tạo nên những cơn đau thắt đột ngột ở bắp chân trong khi ngủ hoặc lúc vừa thức giấc.

Lưu ý với những trường hợp chuột rút liên tục vào ban đêm, vì đó là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm tắc động mạch chi mạn tính. Trường hợp này để đảm bảo an toàn bạn hãy đến thăm khám và để bác sĩ tư vấn chữa trị, không nên chủ quan vì sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

2. Những yếu tố gây bệnh chuột rút

Chuột rút không giới hạn độ tuổi mắc phải mà tùy vào tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống và hoạt động thể dục sẽ tác động đến khả năng mắc bệnh. Để có thể đề phòng bệnh xảy ra, bạn có kiểm soát bản thân tránh xa các yếu tố gây bệnh. Vậy tại sao lại bị chuột rút? yếu tố nào gây bệnh chuột rút? chúng ta hãy cùng giải đáp những vấn đề này ngay sau đây.

Những yếu tố hình thành bệnh chuột rút có thể là:

Bật mí mẹo chữa chuột rút hiệu quả ít người biết

Chuột rút xảy ra khi mang thai sẽ tự khỏi sau sinh

Ngoài ra, những người mắc các vấn đề về sức khỏe như: tiểu đường, suy gan, các bệnh về thần kinh, thiếu máu, rối loạn tuyến giáp,... cũng có khả năng bị co cơ thường xuyên.

3. Những mẹo chữa chuột rút cần biết

Chuột rút có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào và nguy hiểm hơn nếu rơi vào thời điểm đang chạy bộ, bơi lội hoặc đang lái xe. Nếu bạn bị chuột rút thì có thể áp dụng những mẹo chữa chuột rút ngay lập tức sau:

Bật mí mẹo chữa chuột rút hiệu quả ít người biết

Chuẩn bị chườm nóng hay lạnh bằng túi chườm y tế sẽ tốt hơn

Bên cạnh những biện pháp hỗ trợ tức thì như trên, để chuột rút không trở lại bạn cũng có thể sử dụng các mẹo chữa chuột rút có hiệu quả lâu dài như:

4. Phòng tránh chuột rút như thế nào?

Khi cơ bắp bạn bị chuột rút, cơn đau căng cơ có thể khiến bạn đau đớn và làm gián đoạn thời gian làm việc của bạn. Nếu trường hợp bạn là vận động viên thì chuột rút sẽ ảnh hưởng đến kết quả thành tích của bạn. Vậy để đề phòng hiện tượng chuột rút, bạn có thể sử dụng các biện pháp sau đây:

Bật mí mẹo chữa chuột rút hiệu quả ít người biết

Nên chuẩn bị một bình nước cá nhân trong quá trình tập thể thao

Chuột rút thông thường sẽ không nguy hiểm, thế nhưng nếu nó diễn ra thường xuyên thì sẽ gây bất tiện cho người bệnh. Bên cạnh đó, chuột rút đôi khi cũng là dấu hiệu của một vài căn bệnh khác nữa vì thế hãy để ý và cẩn trọng khi bạn bị chuột rút thường xuyên.

Trên đây là những thông tin giúp độc giả giải đáp thắc mắc về các câu hỏi chuột rút có gây nguy hiểm không? Tại sao hay bị chuột rút? Mẹo chữa chuột rút nào hiệu quả? Hi vọng bạn đã có được những kiến thức bổ ích về căn bệnh này. Trong trường hợp bạn đang rơi vào tình trạng chuột rút liên tục về đêm thì để đảm bảo an toàn bạn có thể đến thăm khám và nhận tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc đặt lịch khám trước qua Hotline: 1900 56 56 56.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/bat-mi-meo-chua-chuot-rut-hieu-qua-it-nguoi-biet-a21652.html