Sốt có thể khiến bạn cảm thấy nóng lạnh, rùng mình, mệt mỏi, kiệt sức và đôi khi bị đau nhức mỏi người. Ngoài việc điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này, bạn cần biết người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì để giảm nhẹ các triệu chứng và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Việc hạ sốt và giảm cảm giác nóng lạnh có thể giúp bạn cảm thấy khỏe hơn. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu và khám phá các cách hạ sốt nóng lạnh trong bài viết này nhé!
Trước khi muốn biết người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì, bạn cần hiểu rõ sốt nóng lạnh là như thế nào? Sốt là khi nhiệt độ cơ thể bạn từ 37,8°C trở lên. Sốt nóng lạnh là khi cơ thể nóng nhưng bạn lại cảm thấy lạnh và bắt đầu có cảm giác ớn lạnh, rùng mình. Đây là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể để chống lại nhiễm trùng và là giai đoạn đầu khi bị sốt.
Lúc này, da, trán, ngực hoặc lưng cũng sẽ nóng hơn bình thường nhưng bạn lại cảm thấy ớn lạnh, đổ mồ hôi và muốn cuộn mình dưới nhiều tấm chăn để cảm thấy ấm áp hơn. Bạn thực sự chỉ cảm thấy tốt hơn cho đến khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống.
Bạn có thể quan tâm: Sốt không rõ nguyên nhân
Người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì? Trong trường hợp, sốt cao trên 38,9°C, kèm theo cảm giác nóng lạnh và gây khó chịu, bạn có thể cần điều trị bằng thuốc hạ sốt không kê đơn. Bạn có thể dùng thuốc có chứa hoạt chất paracetamol (acetaminophen) để hạ sốt và giảm nhẹ cảm giác nóng lạnh. Đây là một loại thuốc giảm đau hạ sốt không kê đơn được dùng khá phổ biến. Bạn có thể dùng thuốc cách 4 đến 6 giờ một lần, cho đến khi hết sốt.
Aspirin và ibuprofen cũng là thuốc hạ sốt khá hiệu quả có thể dùng cho người lờn để giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể đang cao, nhưng bạn không nên dùng chúng khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Bạn không nên dùng loại thuốc này nếu bạn có số lượng tiểu cầu thấp hoặc có bất kỳ nguy cơ chảy máu nào khác (ví dụ như loét dạ dày). Điều này là do thuốc có thể ảnh hưởng đến thời gian máu đông.
Bạn có thể quan tâm: Hỏi đáp Dược sĩ: Uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao?
Nếu chỉ bị sốt nhẹ dưới 38,3°C thì người lớn khi bị sốt nóng lạnh nên làm gì? Bạn có thể không cần điều trị bằng thuốc nhưng nên làm những điều sau đây để cảm thấy thoải mái hơn:
Người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì? Dù là người lớn hay trẻ em khi bị sốt đều nên uống nhiều nước. Uống nhiều nước sẽ tránh làm mất nước, giúp cải thiện sự mất nhiệt từ da và thay thế lượng nước bị mất qua mồ hôi. Nước uống bổ sung tốt nhất là nước lọc. Tránh đồ uống có chứa caffein, bao gồm cả cà phê và trà, vì chúng có thể làm cho tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn do đi tiểu nhiều hơn.
Mặc dù sốt nóng lạnh khiến có thể rất mệt mỏi nhưng bạn vẫn nên cố gắng duy trì chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất với các thức ăn lỏng nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh,…để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Bạn có thể quan tâm: Sốt uống nước dừa được không? Nên và không nên làm gì khi bị sốt?
Người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì? Bạn cần gọi cho bác sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp phải các trường hợp sau đây:
Bị nóng lạnh trong người nên làm gì? Bất kỳ cơn sốt nào ở người lớn trên 40,5°C và không cải thiện khi điều trị bằng thuốc hạ sốt đều là một trường hợp đe dọa tính mạng và cần đi cấp cứu ngay lập tức.
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn biết được người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì để hạ sốt nhanh và giảm nhẹ cảm giác ớn lạnh, rùng mình. Tình trạng sốt nóng lạnh hoàn toàn có thể tự khỏi theo thời gian bằng việc điều trị tại nhà.
Bạn có thể quan tâm: Sốt đau họng là bệnh gì và cách điều trị hiệu quả ngay tại nhà
[embed-health-tool-bmi]
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/nguoi-lon-bi-sot-nong-lanh-nen-lam-gi-a21606.html