Theo một thống kê ở Mỹ, trung bình có hơn 25% người lớn trên 65 tuổi mắc bệnh tiểu đường. Đây là nhóm bệnh nhân có tỷ lệ biến chứng cao nhất. Vậy, chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi bao nhiêu là tốt và làm sao để kiểm soát nhằm kéo dài tuổi thọ?
Cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!
Bệnh tiểu đường đặc trưng bởi lượng đường trong máu (đường huyết) cao. Tình trạng này kéo dài ở người cao tuổi sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo nghiên cứu, bệnh nhân trên 75 tuổi mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng gặp biến chứng hơn, tỷ lệ tử vong do cơn tăng đường huyết và tỷ lệ nhập viện cấp cứu do biến chứng hạ đường huyết cũng tăng theo.
Người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm sau đây:
Vì vậy, việc kiểm soát và duy trì chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi nằm trong mức cho phép là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, nhằm giảm nguy cơ gặp phải biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.
Chỉ số HbA1C vẫn là “tiêu chuẩn vàng” giúp đánh giá việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Hiện nay, chỉ số đường huyết này cũng được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường ở cả người trẻ tuổi.
Khác với mục tiêu đường huyết ở người trẻ tuổi, để đưa ra mục tiêu chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi, chúng ta cần dựa trên các yếu tố quan trọng sau đây:
Các mục tiêu chỉ số đường huyết của người cao tuổi có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Bởi ở người cao tuổi, nguy cơ mắc các bệnh cấp tính sẽ cao hơn và những thay đổi thường xuyên về tình trạng sức khỏe tổng thể, suy giảm nhận chức và thể chất cũng có thể ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát đường huyết. Trong những trường hợp như vậy, điều quan trọng là phải thăm khám sức khỏe thường xuyên và điều chỉnh mục tiêu điều trị khi cần thiết.
Một số tổ chức uy tín trên thế giới đã công bố hướng dẫn về quản lý bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi và đưa ra mục tiêu chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi như sau:
Vào năm 2011, Ban công tác bệnh tiểu đường châu Âu dành cho người cao tuổi đã công bố hướng dẫn lâm sàng để điều trị bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi (trên 70 tuổi). Đối với mục tiêu chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi, hướng dẫn này chia người lớn tuổi thành 2 nhóm với mục tiêu đường huyết cụ thể như sau:
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2023, mục tiêu kiểm soát đường huyết đối với một số người lớn tuổi có thể được nới lỏng, nhưng nên tránh tình trạng tăng đường huyết quá mức dẫn đến các triệu chứng hoặc nguy cơ biến chứng tăng đường huyết cấp tính.
Những người lớn tuổi khỏe mạnh, có ít bệnh mãn tính kèm theo và chức năng nhận thức tốt nên có mục tiêu kiểm soát đường huyết thấp hơn (chẳng hạn như A1C <7,0-7,5% [53-58 mmol/mol])
Những người mắc nhiều bệnh mãn tính, có tình trạng suy giảm nhận thức nên có mục tiêu đường huyết ít nghiêm ngặt hơn (chẳng hạn như A1C <8,0% [64 mmol/mol]).
Năm 2013, Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) đã công bố hướng dẫn toàn cầu “Quản lý người cao tuổi mắc bệnh Đái tháo đường tuýp 2″ và khuyến nghị các mục tiêu đường huyết dành riêng cho từng cá nhân tùy theo tình trạng chức năng hành vi, bệnh lý đi kèm, nguy cơ hạ đường huyết và sự hiện diện của bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi.
Hướng dẫn này cũng chia người lớn tuổi thành ba nhóm chính với các mục tiêu đường huyết khác nhau như sau:
Hiểu rõ chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi, bạn cũng cần biết nên làm gì để kiểm soát tốt chỉ số này. Bạn nên áp dụng các mẹo sau đây:
Người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường khác với những người trẻ tuổi bởi mục tiêu đường huyết linh hoạt hơn và nguy cơ gặp các biến chứng cũng cao hơn. Người lớn tuổi cũng thường mắc các bệnh lý đi kèm, suy giảm chức năng nhận thức và hành vi cũng gây trở ngại cho việc tự chăm sóc bản thân. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi bao nhiêu là tốt và linh hoạt điều chỉnh mục tiêu điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể để đạt hiệu quả tốt nhất.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/chi-so-duong-huyet-cua-nguoi-tren-60-tuoi-bao-nhieu-la-tot-a21604.html