Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại trên vùng da tổn thương, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong gần như 100%.
Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương với nguồn truyền bệnh chính là chó 96%-97% sau đó là mèo 3%-4%. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương.
Triệu chứng của bệnh dại:
- Thời kỳ ủ bệnh dại thường từ 1-3 tháng nhưng có thể thay đổi từ 1 tuần đến 1 năm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nơi mà virút xâm nhập hoặc lượng virút xâm nhập (vết cắn sâu nặng, hoặc gần hệ thần kinh trung ương : vùng đầu mặt cổ, bộ phận sinh dục…). Các triệu chứng ban đầu của bệnh dại gồm sốt cao, cảm giác ngứa ran, bị châm chích, nóng rát không rõ nguyên nhân ở vết thương. Do virút lan rộng đến hệ thần kinh trung ương, gây viêm tiến triến ở não và tủy sống dẫn đến tử vong.
- Có 2 dạng bệnh:
1.Thể cuồng: người mắc bệnh dại trở nên hung dữ, có dấu hiệu tăng động, thái độ kích động, sợ nước, có khi sợ gió,sợ ánh sáng ,sợ tiếng động. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp. Bệnh nhân tử vong sau vài ngày do ngưng tim ngừng hô hấp.
2.Thể liệt: bệnh dại tê liệt chiếm 30% trong tổng số các trường hợp ở người. Thời gian diễn tiến của dạng bệnh này kéo dài hơn dạng hung dữ. Từ chỗ vết thương, các cơ dần tê liệt. Bệnh nhân dần hôn mê và có thể tử vong.
Vậy bạn cần làm gì khi bị chó cắn?
Sơ cứu tại chỗ khi bị chó cắn
Cần tiêm ngay vắc xin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:
Không tiêm ngay mà cần theo dõi sau 10-14 ngày với các trường hợp sau:
TÓM TẮT CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG BỆNH DẠI
Phân độ vết thương
Tình trạng
vết thương
Tình trạng động vật
(Kể cả động vật đã được tiêm phòng dại)
Điều trị dự phòng
Tại thời điểm cắn người
Trong vòng 10-14 ngày
Độ I
Sờ, cho động vật ăn, liếm trên da lành
Không điều trị
Độ II
Vết xước, vết cào, liếm trên da bị tổn thương, niêm mạc
Bình thường
Bình thường
Tiêm vắc xin dại ngay, dừng tiêm sau ngày thứ 10 -14
Ốm, có xuất hiện triệu chứng dại, mất tích
Tiêm vắc xin dại ngay và đủ liều
Có triệu chứng dại, hoặc không theo dõi được con vật
Tiêm vắc xin dại ngay và đủ liều
Độ III
Vết cắn/cào chảy máu ở vùng xa thần kinh trung ương
Bình thường
Bình thường
Tiêm vắc xin dại ngay, dừng tiêm sau ngày thứ 10-14
Ốm, có xuất hiện triệu chứng dại, mất tích
Tiêm vắc xin dại ngay và đủ liều
Có triệu chứng dại, hoặc không theo dõi được con vật
Tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin dại ngay
- Vết cắn/cào sâu, nhiều vết
- Vết cắn/cào gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ
- Vết cắn/cào ở vùng có nhiều dây thần kinh như đầu chi, bộ phận sinh dục
- Bình thường
- Có triệu chứng dại
- Không theo dõi được con vật
Tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại ngay.
Cách phòng chống chó cắn và bệnh dại:
BS. LÊ CÔNG TIẾN
Phụ trách Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quận 11
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/benh-dai-va-cach-phong-tranh-benh-dai-khi-bi-cho-meo-can-benh-vien-quan-11-a21599.html