Một trong những giải pháp khi bị viêm âm đạo các chị em thường tìm đến là bài thuốc dân gian dùng lá trầu không. Vậy tác dụng của lá trầu không với bệnh phụ khoa là gì, cách phòng ngừa bệnh như thế nào?
Viêm âm đạo là tình trạng khi âm đạo có dấu hiệu viêm nhiễm, từ đó âm đạo tiết ra dịch khó chịu dẫn đến ngứa và đau. Tình trạng viêm nhiễm âm đạo thường được phân loại theo các nguyên nhân gây bệnh như:
- Viêm nhiễm âm đạo do bị nhiễm nấm men Candida
- Viêm nhiễm âm đạo do bị vi khuẩn xâm nhập
- Viêm nhiễm âm đạo do trùng roi Trichonomas
- Viêm nhiễm âm đạo do bệnh lậu Chlamydia
- Viêm nhiễm âm đạo do virus
Thông thường, âm đạo của chị em thường tiết dịch màu trắng trong hoặc màu đục. Đây là cách mà âm đạo tự làm sạch các tế bào chết, từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng hay các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào dịch âm đạo. Có thể nói, việc âm đạo tự tiết dịch là cơ chế làm sạch tự nhiên mà bất cứ chị em nào cũng có. Lượng dịch tiết ra sẽ có sự khác nhau trong từng thời điểm, có khi chỉ là một lượng nhỏ loãng, có khi âm đạo sẽ tiết nhiều dịch đặc hơn.
Tuy nhiên, trường hợp liệt kê ở trên là trường hợp dịch tiết sinh lý. Nếu như âm đạo của bạn có những dấu hiệu bất thường dưới đây có thể là lời cảnh báo các bệnh phụ khoa viêm nhiễm:
- Dịch tiết từ âm đạo có sự thay đổi về màu sắc sang vàng hoặc trắng đục, dịch có mùi tanh, hôi
- Âm đạo ngứa ngáy dữ dội, có dấu hiệu kích ứng âm đạo
- Đau nhức khi giao hợp
- Đi tiểu cảm giác đau, rát buốt
- Âm đạo có hiện tượng chảy máu nhẹ không quá nghiêm trọng
Trầu không được biết đến là loại cây quen thuộc với tất cả mọi người, đồng thời được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian Đông y. Lá trầu không có mùi thơm hắc, cay nồng, đồng thời có tính ẩm. Thành phần lá chứa nhiều chất xơ như protein, vitamin và chất khoáng, do đó lá trầu không mang chức năng ức chế nấm, vi khuẩn và kháng viêm rất tốt.
Ngoài ra, lá trầu còn có khả năng khử mùi hiệu quả, trị ngứa tốt, giúp cho vùng kín của chị em trở nên khô thoáng và sạch sẽ hơn. Do đó, nhiều chị em thường sử dụng lá trầu không để vệ sinh vùng kín đồng thời phòng ngừa bệnh viêm âm đạo.
Để điều trị viêm phụ khoa bằng lá trầu không, chị em có thể áp dụng những cách thực hiện dưới đây:
Đây là phương pháp tương đối đơn giản nhưng đem lại hiệu quả vô cùng cao, với các bước tiến hành cụ thể như sau:
- Trước tiên chị em cần chuẩn bị từ 5 đến 7 lá trầu không, vò nát và đun sôi với 2 lít nước trong thời gian 15 phút.
- Sau khi nước trầu đã được đun sôi, cần cho thêm nước lạnh vào nồi hòa cùng nước trầu. Bạn sử dụng nước đã pha để vệ sinh sạch sẽ vùng kín
- Sau khi vùng kín được vệ sinh xong cần lau sạch bằng khăn mềm khô. Lưu ý thực hiện từ 2 đến 3 lần/tuần sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả tình trạng đau rát, ngứa ngáy do bị viêm âm đạo.
Bên cạnh rửa lá trầu không với nước, xông lá trầu cũng là biện pháp quen thuộc được các chị em phụ nữ áp dụng. Khi xông, hơi nước chứa tinh chất trong lá trầu sẽ thấm sâu vào trong âm đạo. Nhờ đó, giúp âm đạo giảm viêm, giảm ngứa hiệu quả, đồng thời loại bỏ hoàn toàn mùi tanh hôi khó chịu do viêm nhiễm. Cách thực hiện xông lá trầu không như sau:
- Trước tiên, bạn cần chuẩn bị từ 5 đến 10 lá trầu không, sau khi rửa sạch với nước, tiếp tục đun sôi lá trầu trong khoảng 15 phút với 2 lít nước.
- Khi nước sôi, bạn nên cho thêm vào nồi nước một ít muối hạt và khuấy đều cho đến khi muối tan.
- Đổ nước trầu ra chậu nhỏ, dùng khăn để xông hơi vùng kín trong khoảng 10 phút. Bạn nên thực hiện đều đặn từ 2 đến 3 lần mỗi tuần cho đến khi các triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa được cải thiện hẳn.
Trước tiên, bạn cần lưu ý trị viêm âm đạo bằng lá trầu không là cách làm dân gian và chỉ phù hợp trong trường hợp điều trị viêm nhẹ. Nếu như bị viêm âm đạo nặng hơn, bạn nên đến các cơ sở y tế để được điều trị bằng biện pháp đúng cách. Tùy vào từng trường hợp cũng như nguyên nhân bị viêm mà bác sĩ sẽ có phương hướng điều trị khác nhau.
Bên cạnh đó, khi sử dụng lá trầu không, chị em nên chú ý đến những lưu ý quan trọng như sau:
Việc thụt rửa quá sâu hay ngâm vùng kín trong lá trầu không quá lâu có thể dẫn đến nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong âm đạo. Từ đó, chẳng những bạn điều trị bệnh lý không thành công mà tình trạng viêm nhiễm sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Việc lạm dụng phương pháp này cũng sẽ mang lại hiệu quả ngược. Do đó, theo các chuyên gia, tốt hơn hết bạn chỉ nên thực hiện khoảng từ 2 đến 3 lần/tuần.
Trước khi rửa với nước lá trầu, bạn đừng quên kiểm tra nhiệt độ nước để tránh tình trạng bỏng rát vùng kín nhé. Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn loại lá không chứa thuốc trừ sâu hoặc hóa chất. Trước khi sử dụng, lá trầu phải được rửa sạch bụi bẩn trước khi đem đi đun.
Để phòng ngừa những bệnh lý viêm phụ khoa, bạn nên áp dụng các biện pháp dưới đây:
- Tránh việc tắm bồn, như là tắm bồn nước nóng. Chị em phụ nữ có thể tắm bằng vòi hoa sen để đảm bảo an toàn.
- Xả sạch xà phòng hay sữa tắm khỏi vùng kín ngay sau khi tắm. Lưu ý không sử dụng xà phòng hay sữa tắm có tính tẩy rửa mạnh, hoặc xà phòng có tác dụng khử mùi, kháng khuẩn
- Giữ vùng kín luôn khô ráo, tránh nguy cơ kích ứng
- Tuyệt đối không được thụt rửa vùng kín quá nhiều lần.
- Sử dụng bao cao su trong quá trình quan hệ để tránh việc bị lây nhiễm vùng kín cho cả bản thân và bạn tình
- Sử dụng đồ lót bằng vải cotton, bởi nấm men sẽ phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tác dụng của lá trầu không với bệnh phụ khoa. Đừng quên bảo vệ sức khỏe bản thân bằng việc thăm khám sức khỏe định kỳ với các chuyên gia. Nếu như có bất cứ thông tin nào hỗ trợ, chị em có thể liên hệ HOTLINE 19001984 để được giải đáp nhanh chóng.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/tac-dung-cua-la-trau-khong-voi-benh-phu-khoa-a21565.html