Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta không thể phòng tránh hoàn toàn việc gặp phải các vết thương hở. Do đó nhiều người thắc mắc cos cách nào làm lành vết thương hở hiệu quả hay không?
1. Vết thương hở là gì?
Trước khi tìm hiểu làm thế nào để vết thương hở mau lành, chúng ta cần tìm hiểu những điểm cơ bản của tình trạng này. Vết thương được phân chia thành 2 loại là vết thương hở và vết thương kín. Trong đó, vết thương kín nghĩa là cấu trúc da không bị rách vỡ mà chỉ tổn thương mô dưới da, hay gặp là tình xuất huyết dưới da (như vết bầm tím). Ngược lại, vết thương hở là một vết rách trên da khiến mô bên trong lộ ra ngoài, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như té ngã, chấn thương, va đập hoặc phẫu thuật.
Vết thương hở làm sao cho nhanh lành còn tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của vết thương. Theo các chuyên gia, vết thương hở được phân loại như sau:
Vết thương trầy xước, xây xát: Vết thương này xảy ra khi da cọ xát hoặc trượt trên những bề mặt thô ráp. Mặc dù loại vết thương hở này ít gây chảy máu nhưng để quá trình lành vết thương hở diễn ra thuận lợi đòi hỏi người bệnh phải vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ tất cả dị vật và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng;
Vết rách da: Đây là một vết hở sâu hoặc một vết rách trên bề mặt da, thường xảy ra sau tai nạn hoặc các sự cố liên quan đến dao, máy móc hoặc các dụng cụ sắc nhọn khác. Loại vết thương hở này có thể dẫn đến tình trạng chảy máu dữ dội nếu không được xử trí đúng cách;
Vết giật: Là một chấn thương bề mặt trong đó các lớp da bị xé toạc để lộ cấu trúc ở bên dưới như mô dưới da, cơ gân hoặc xương. Vết thương giật nghiêm trọng hơn vết rách da, thường làm tổn thương đến các mô ở sâu và gây chảy nhiều máu. Tình trạng này liên quan đến cơ chế co kéo da và mô dưới da một cách mạnh bạo, thường liên quan đến áp lực như một vụ nổ, do động vật tấn công hoặc tai nạn xe cơ giới;
Vết thương thủng: Loại vết thương hở này gây ra các lỗ trên mô mềm. Những mảnh vụn hay kim tiêm có thể gây ra vết thương thủng cấp tính nhưng chỉ ảnh hưởng đến các lớp mô bên ngoài. Trong khi vết thương thủng do dao hoặc đạn bắn có thể gây tổn thương mô sâu dưới da và thậm chí là các cơ quan nội tạng, từ đó gây xuất huyết đáng kể;
Vết thương mổ: Vết thương này thường sạch và thẳng trên da, được sử dụng trong đa số phẫu thuật y tế. Bên cạnh đó, một số tai nạn liên quan đến dao, lưỡi lam, kính vỡ và các vật sắc nhọn khác cũng có thể gây ra vết thương tương tự như vết mổ. Loại vết thương hở này thường gây chảy máu nhiều và nhanh, nếu quá sâu có thể tổn thương cơ và dây thần kinh, do đó đòi hỏi phải thực hiện khâu vết thương.
2. Một số nguyên nhân khiến vết thương hở lâu lành
Để biết cách làm vết thương hở mau lành, chúng ta cần biết một số nguyên nhân khiến chúng chậm lành để có biện pháp dự phòng. Trong đó nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến khiến vết thương chậm lành. Các chủng vi khuẩn cư trú trên bề mặt da rất đa dạng, vì vậy đòi hỏi quá trình chăm sóc và vệ sinh thích hợp để giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương hở. Một số triệu chứng của vết thương bị nhiễm trùng bao gồm:
Vết thương trở nên đỏ tấy: Ban đầu vết thương có thể hơi sưng đỏ do quá trình chữa lành tự nhiên và sẽ giảm dần trong khoảng 5-7 ngày. Tuy nhiên, nếu vết đỏ sâu hơn, lan rộng kèm theo vùng da xung quanh vết thương ấm hơn và sưng dai dẳng thì đây là dấu hiệu của nhiễm trùng vết thương;
Cơn đau liên quan đến vết thương trở nên trầm trọng hơn;
Vết thương liên tục tiết ra dịch mủ bị đổi màu vàng hoặc xanh, có hoặc không kèm theo mùi hôi khó chịu;
Bệnh nhân sốt dai dẳng, kèm theo cảm giác ớn lạnh và sưng hạch bạch huyết.
Một số tác nhân sau đây có thể gây nhiễm trùng vết thương hở, bao gồm:
Tụ cầu: Staphylococcus là chủng vi khuẩn hiện diện phổ biến trên bề mặt da và bên trong mũi. Ở điều kiện bình thường chúng sẽ không gây bệnh. Tuy nhiên, vết thương hở đã tạo điều kiện cho tụ cầu xâm nhập vào cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vết thương do tụ cầu. Qua thời gian, tình trạng nhiễm trùng tụ cầu có thể ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi và dầu. Nghiêm trọng hơn là chúng lây lan khắp cơ thể và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau;
Uốn ván (Lockjaw): Clostridium tetani có thể xâm nhập vào cơ thể người bệnh qua các vết thương hở trên da, từ đó gây nên bệnh uốn ván. Khi vào trong cơ thể, độc tố do vi khuẩn này tiết ra sẽ gây co thắt cơ, đặc biệt là nhóm cơ vùng cổ và hàm, do đó có thể dẫn đến tử vong. C. tetani tồn tại trong đất, bụi và bên ngoài các vật bằng kim loại, do đó bệnh nhân nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu vết thương hở do đinh đâm hoặc do các vật kim loại sắc nhọn khác;
Viêm cân mạc hoại tử: Đây là bệnh lý nhiễm trùng hiếm gặp do vi khuẩn gây hoại tử mô mềm. Vi khuẩn này được gọi là Streptococcus nhóm A với đặc điểm phát triển đột ngột và lây lan nhanh chóng. Viêm cân mạc hoại tử là bệnh lý nặng cần được điều trị ngay lập tức, có thể gây biến chứng nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và thậm chí tử vong;
Vết thương mãn tính: Một trong những vết thương hở chậm lành là do chúng đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Nguyên nhân gây vết thương hở mãn tính bao gồm nhiễm trùng nặng do vi khuẩn, chức năng miễn dịch suy yếu và một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác. Đặc biệt bệnh nhân đái tháo đường hoặc ung thư có nguy cơ cao phát triển các vết thương hở mãn tính.
3. Làm sao để vết thương hở mau lành tại nhà?
Những cách làm lành vết thương hở tại nhà sau đây chỉ phù hợp với các vết thương kích thước nhỏ và ít chảy máu, đặc biệt nhất là thành phần sữa non Colostrum khi có thể sử dụng cho cả những vết loét sâu và nặng như bỏng hay loét bàn chân do bệnh đái tháo đường...
3.1. Kem dưỡng da chứa Sữa non Colostrum
Bệnh nhân có thể sử dụng thêm các sản phẩm chứa thành phần sữa non Colostrum giàu các yếu tố tăng trưởng tự nhiên, immunoglobulin và các kháng thể khác, vitamin, khoáng chất ở nồng độ cao giúp kích thích tăng trưởng tế bào da, tái tạo mô da một cách tự nhiên.
Thật vậy, một nghiên cứu về việc sử dụng sữa non trong băng bó cho bệnh nhân có vết thương sâu đã chứng minh rằng thành phần sữa non chứa nhiều tế bào, các yếu tố sửa chữa và tăng trưởng, chịu trách nhiệm cho sự phát triển của tế bào khỏe mạnh và sửa chữa các mô như da, cơ, sụn và xương. Sữa non còn giúp hình thành mô hạt khỏe mạnh, giảm tế bào viêm, giảm số ngày cần thiết để lành vết thương và giảm đau.
3.2. Nano Bạc Kem dưỡng da chưa Nano Bạc
Nano bạc kem dưỡng có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng vi-rút và chống viêm:
Nano bạc có tác dụng kháng khuẩn trên cả Gram âm, Gram dương và các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, đặc biệt kháng được tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, giúp tạo màng bao bọc bảo vệ vết thương trước các tác động của môi trường bên ngoài, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. ]Nano bạc còn là một chất kháng nấm hiệu quả, chống lại phổ rộng các loại nấm phổ biến như Candida albicans, Candida glabrata, Candida parapsilosis, Candida krusei và Trichophyton mentagrophytes một cách hiệu quả.
Nano bạc cũng là một tác nhân kháng vi-rút chống lại HIV-1, vi-rút viêm gan B, vi-rút hợp bào hô hấp, vi-rút herpes simplex và vi-rút thủy đậu.
Nano bạc có thể làm giảm giải phóng cytokine và metalloproteinase, làm giảm sự xâm nhập của tế bào lympho và tế bào mast, gây ra quá trình chết theo chương trình trong các tế bào viêm, đây chính là cơ chế chống viêm của nano bạc.
Ngày nay, nano bạc đại diện cho một sản phẩm nano nổi bật và đã được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng y tế bao gồm băng vết thương, chẩn đoán và điều trị bệnh. Hiện có nhiều sản phẩm chứa nano bạc đã được các tổ chức FDA, EPA của Mỹ, SIAA của Nhật Bản chính thức cho phép sử dụng.
3.3 Bột nghệ
Làm gì để vết thương hở mau lành? Một trong những cách làm hiệu quả là sử dụng bột nghệ với thành phần Curcumin có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh, qua đó tăng cường quá trình lành vết thương hở.
Một nghiên cứu năm 2017 tìm hiểu các đặc tính chữa bệnh của nghệ ở 178 người viêm xương ổ răng (đây là tình trạng nhiễm trùng phổ biến sau nhổ răng). Những người tham gia nghiên cứu được điều trị bằng nghệ cho biết có thể giảm đau, sưng và hoại tử mô trong vòng 2 ngày.
Muốn làm lành vết thương hở nhanh chóng, người bệnh hãy tạo ra hỗn hợp sền sệt bằng cách trộn bột nghệ với nước ấm. Sau đó thoa nhẹ nhàng hỗn hợp này lên vết thương và băng lại bằng băng/gạc.
3.4. Nha đam
Nha đam là loại cây thuộc họ xương rồng. Phần lá chứa một chất giống như gel, rất giàu khoáng chất và vitamin, nên có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương hở.
Theo một đánh giá có hệ thống năm 2019 về 23 nghiên cứu, nha đam có chứa hợp chất Glucomannan, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da và sản xuất collagen (là một loại protein thiết yếu thúc đẩy quá trình làm lành vết thương hở). Ngoài ra, nha đam còn có công dụng chống viêm, ngăn ngừa loét và tăng cường tính toàn vẹn của da. Bệnh nhân có thể sử dụng nha đam bằng cách bôi một lớp mỏng gel nha đam lên vùng có vết thương hoặc băng vết thương bằng băng tẩm gel nha đam.
3.5 Dầu dừa
Một trong những cách làm vết thương hở mau lành tại nhà là sử dụng dầu dừa. Nó mang đến tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương hở do có nồng độ cao Monolaurin (một acid béo nổi tiếng với tác dụng kháng khuẩn).
Sử dụng dầu dừa nguyên chất có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng ở các vết thương hở đang trong quá trình hồi phục.
3.6 Tỏi
Tỏi có chứa hợp chất gọi là allicin với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Theo một nghiên cứu trên chuột năm 2018, một loại thuốc mỡ có chứa 30% tỏi thúc đẩy tăng sinh tế bào hơn so với Vaseline.
4. Cách làm lành vết thương hở
Làm sao để vết thương hở mau lành là thắc mắc của rất nhiều người. Theo các chuyên gia, các vết thương hở mức độ nhẹ cấp tính có thể không cần điều trị y tế, thay vào đó có thể điều trị tại nhà. Những vết thương hở mức độ nặng, gây chảy nhiều máu đòi hỏi chăm sóc y tế ngay lập tức và có cách làm lành vết thương hở phù hợp.
Quá trình chăm sóc và làm lành vết thương hở cần đảm bảo các bước sau:
Cầm máu: Sử dụng khăn sạch để lau hoặc băng ép nhẹ lên vết thương hở, qua đó hỗ trợ quá trình đông máu được diễn ra nhanh chóng và hạn chế chảy máu quá nhiều;
Làm sạch vết thương: Đây là bước quan trọng của quá trình làm lành vết thương hở. Người hỗ trợ hoặc chính bệnh nhân dùng nước sạch và dung dịch nước muối sinh lý để rửa sạch các mảnh dị vật hoặc vi khuẩn có trong vết thương. Khi đảm bảo đã sạch thì lau khô lại bằng khăn sạch. Khi đến cơ sở y tế, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật nhỏ để loại bỏ dị vật từ vết thương kèm theo đó là cắt lọc mô chết, gắp mảnh thủy tinh, đạn hoặc các vật thể lạ khác nếu có;
Xử lý vết thương kháng sinh: Sau khi làm sạch vết thương, bệnh nhân cần thoa một lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình lành vết thương hở;
Đóng miệng và băng kín vết thương: Việc đóng vết thương sạch sẽ thúc đẩy quá trình lành nhanh hơn. Băng gạc không thấm nước có hiệu quả tốt đối với các vết thương hở kích thước nhỏ, trong khi các vết thương sâu cần phải khâu hoặc ghim cố định. Tuy nhiên, một việc mà ít người chú ý là hãy để hở vết thương nhiễm trùng cho đến khi tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát;
Thay băng thường xuyên: Một cách làm lành vết thương hở được các chuyên gia y tế khuyến cáo là thường xuyên tháo băng cũ, thay băng mới và tốt nhất là kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng sau mỗi 24 giờ. Bệnh nhân nên khử trùng và lau khô vết thương trước khi dùng băng dính hoặc gạc sạch dán lại. Đồng thời cố gắng giữ vết thương khô ráo trong thời gian chờ lành lại.
Ngoài việc áp dụng các cách làm vết thương hở mau lành, tùy vào tình trạng vết thương, bệnh nhân có thể cũng sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp. Người bệnh có thể sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) để chống viêm và giảm triệu chứng đau trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, tránh dùng Aspirin cho vết thương hở, vì nó có thể gây chảy máu và làm chậm trễ quá trình lành da. Ngoài ra, một số vết thương hở có thể sử dụng thêm kháng sinh tại chỗ, đặc biệt là các vết cắt và vết xước nhỏ. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh uống nếu cảm thấy người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.
5. Tình trạng ngứa da báo hiệu vết thương sắp lành
Khi miệng vết thương đang trong quá trình khép kín, người bệnh thường cảm thấy ngứa. Đây là tình trạng bình thường của quá trình lên da non, vì vậy người bệnh không nên quá lo lắng. Làn da của con người có nhiều lớp, ở đáy của lớp biểu bì sẽ có một tầng tế bào gọi là tầng phát sinh, khi vết thương trên da không sâu, tầng này giúp cho vết thương mau lành. Nếu vết thương chỉ ảnh hưởng nông trên da thì quá trình tế bào sinh sôi sẽ không gây kích thích thần kinh, bệnh nhân không có cảm giác ngứa, và cũng thường không để lại vết sẹo.
Nếu vết thương ở mức độ sâu và rộng thì trong quá trình liền miệng, xung quanh miệng vết thương sẽ xuất hiện những mầm thịt gọi là tổ chức kết đế, những mạch máu mới sẽ mọc ra ở lớp kết đế này gây chèn ép và kích thích tế bào thần kinh, dẫn đến ngứa. Sau một thời gian khi miệng vết thương lành thì độ nhạy cảm kích thích với thần kinh sẽ giảm xuống.
Tuy là tình trạng bình thường, nhưng nếu không được khắc phục và ngăn ngừa, các vết thương đang kéo da non sẽ rất dễ bị viêm nhiễm bởi các phản xạ tự nhiên như sờ, gãi...
Không tập trung vào vết thương quá nhiều: các chuyên gia khuyên rằng để giảm ngứa da trước hết, bệnh nhân không nên để ý đến nó, tập trung suy nghĩ vào việc khác để quên đi cảm giác khó chịu.
Sử dụng thuốc: Ngoài việc áp dụng các cách làm vết thương hở mau lành, tùy vào tình trạng vết thương, bệnh nhân có thể cũng sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp. Phương pháp này cần có sự can thiệp của các bác sĩ nếu sử dụng kháng sinh. Trong trường hợp tình trạng ngứa gây ra cảm giác khó chịu nhiều, bệnh nhân có thể dùng thuốc trị ngứa như thuốc Acetaminophen, thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau để làm dịu cơn dịu các cơn ngứa ngáy;
Cung cấp đủ dưỡng chất: cơ thể đang ở giai đoạn tái tạo da cần chú ý hơn vào chế độ ăn uống, nên ăn thật nhiều thịt - nguồn lớn protein - thành phần quan trọng giúp cơ thể tự lấy lại sự cân bằng và giúp cho làn da phục hồi nhanh chóng. Ngoài ra, các loại rau củ sẽ có công dụng tốt với các vết thương đang lên da non như nghệ và các loại trái cây có chứa vitamin C tự nhiên, giúp tăng đề kháng và phục hồi vết thương nhanh hơn;
Chăm sóc vết thương đúng cách: vệ sinh da đóng vai trò thiết yếu giúp bảo vệ da trước các vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài, bệnh nhân nên sử dụng nước muối để sát khuẩn vết thương sau đó sau đó sử dụng kem dưỡng ẩm để làm dịu và bảo vệ da từ bên ngoài.
Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp độc giả hiểu hơn về các cách làm vết thương nhanh lành. Nếu có bất kỳ băn khoăn và thắc mắc nào, người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ Vinmec để được thăm khám và điều trị, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.