Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng nề, có tỷ lệ tử vong cao do độc tố mạnh của trực khuẩn uốn ván - Clostridium tetani gây ra. Khi nhiễm khuẩn Clostridium tetani, độc tố protein là tetanospasmin được tiết ra sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bệnh nhân, gây tổn thương não, hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ và tử vong nhanh. Trực khuẩn uốn ván thường có mặt trong đất cát, phân gia cầm, gia súc, dụng cũ phẫu thuật không khử khuẩn...
Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh uốn ván là rất cao, từ 25 - 90%, đặc biệt tỉ lệ tử vong do uốn ván ở trẻ sơ sinh có thể lên đến 95%. Bệnh có thể gặp ở bất cứ mùa nào trong năm và ai cũng có thể mắc bệnh, nhất là khi bệnh nhân trước đây không tham gia chương trình tiêm chủng uốn ván.
Các nha bào uốn ván sẽ xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân thông qua các vết thương, vết rách, bỏng, nhiễm bẩn hoặc xâm nhập thông qua con đường tiêm chích kim tiêm nhiễm bẩn. Ngoài ra, hiện nay uốn ván có thể lây nhiễm cho người lớn thông qua quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, nạo phá thai trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh. Đối với trẻ sơ sinh, quá trình cắt dây rốn và chăm sóc rốn sau khi sinh không đảm bảo cũng có thể khiến nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể bé và gây bệnh. Trường hợp này thường gặp ở những vùng sâu vùng xa, núi cao khi phụ nữ đẻ rơi, không kịp đến bệnh viện hoặc do quy trình chăm sóc trẻ sau sinh không đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên bệnh uốn ván không có khả năng lây truyền từ người sang người.
Như đã đề cập, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh uốn ván. Tuy nhiên có những đối tượng dễ mắc hơn cả vì thường xuyên tiếp xúc với môi trường tiềm ẩn trực khuẩn Clostridium tetani:
Biểu hiện uốn ván ở người lớn sẽ không xuất hiện ngay khi nhiễm bệnh mà phải trải qua một thời gian ủ bệnh kéo dài khá lâu. Thông thường uốn ván sẽ trải qua 4 thời kỳ bao gồm ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh. Tương ứng với mỗi thời kỳ thì biểu hiện uốn ván ở người lớn sẽ lại khác nhau.
Triệu chứng ban đầu của uốn ván sau khi phơi nhiễm ở thời kỳ ủ bệnh chính là cứng hàm. Thời gian ủ bệnh của trực khuẩn uốn ván là khoảng 3 - 21 ngày, trung bình 7 ngày và đặc biệt khi thời gian ủ bệnh càng ngắn (dưới 7 ngày) thì diễn tiến bệnh càng nặng và phức tạp.
Dấu hiệu cứng hàm do uốn ván thường có những đặc điểm kèm theo như cảm giác mỏi hàm, khó nói, khó nhai, nuốt hơi vướng và khó há rộng miệng. Tình trạng cứng hàm sẽ nặng dần theo thời gian và tần suất xuất hiện liên tục.
Rất ít trường hợp phát hiện uốn ván ở giai đoạn này vì đa số người bệnh không có tâm lý chủ động phòng ngừa và theo dõi biểu hiện bất thường này. Bên cạnh đó, triệu chứng cứng cơ hàm lại là biểu hiện của nhiều bệnh lý lành tính khác nên thường khiến người bệnh chủ quan.
Sau thời gian ủ bệnh, bệnh nhân uốn ván sẽ xuất hiện những cơn co cứng cơ toàn thân hoặc cơ hầu họng kéo dài từ 1 - 7 ngày. Đáng quan tâm hơn khi thời gian co cơ càng ngắn (dưới 48 giờ) thì bệnh sẽ càng nặng, tiên lượng rất xấu. Đồng thời, biểu hiện cứng hàm ở giai đoạn ủ bệnh vẫn tiếp tục xảy ra ở mức độ nặng hơn.
Tình trạng co giật cơ toàn thân của uốn ván thời kỳ khởi phát thường có những biểu hiện như sau:
Các cơn co cứng cơ gia tăng mức độ khi chịu các kích thích từ bên ngoài, gây cảm giác đau đớn và hạn chế các vận động cơ thể theo ý muốn người bệnh. Kèm theo đó là các biểu hiện toàn thân khác như vã mồ hôi, bồn chồn, nhịp tim tăng lên và đặc biệt nghiêm trọng khi có thể gây ngừng thở do cứng cơ hô hấp và dẫn đến tử vong rất nhanh.
Thời kỳ toàn phát xảy ra sau khoảng 1 - 3 tuần từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên của thời kỳ khởi phát. Thời kỳ này các triệu chứng co cứng cơ toàn thân biểu hiện rất rõ ràng, diễn ra liên tục và tạo ra nhiều nguy hiểm nếu người bệnh không được hỗ trợ y tế. Biểu hiện thông thường của thời kỳ toàn phát của uốn ván có những đặc điểm sau:
Ở giai đoạn toàn phát, trực khuẩn uốn ván tấn công mạnh mẽ vào hệ thần kinh, do đó các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật thường biểu hiện rõ ràng và mức độ nặng dần như vã mồ hôi, da niêm xanh tái, tăng tiết đờm dãi, sốt cao trên 39 độ C... Trong số đó cần đặc biệt chú ý đến huyết áp, nhịp tim vì chúng thường thay đổi rất thất thường, dẫn đến nguy cơ ngừng tim rất cao.
Nếu được can thiệp y tế kịp thời và hiệu quả ở thời kỳ toàn phát, bệnh nhân sẽ có cơ hội hồi phục nhanh chóng. Các cơn co giật toàn thân hoặc co thắt thanh quản, hầu họng giảm dần về tần số và mức độ đồng nghĩa với việc bệnh nhân uốn ván đang bước vào giai đoạn lui bệnh, phục hồi. Tuy nhiên, tình trạng co cứng cơ toàn thân vẫn sẽ tiếp diễn trong một thời gian (vài tuần đến vài tháng) nhưng mức độ cứng cơ sẽ giảm dần. Cuối cùng nếu may mắn thì người bệnh dần dần có thể điều khiển các động tác cơ bản như há rộng miệng, nuốt và ăn uống bình thường trở lại.
Biện pháp phòng ngừa uốn ván hiệu quả nhất chính là tiêm vắc xin theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp đã chủng ngừa uốn ván theo lịch trình nhưng sau đó vẫn cần tiêm liều tăng cường thường xuyên:
Sau khi bị thương, người bệnh cần được tiêm phòng uốn ván tùy theo loại vết thương và lịch sử tiêm chủng. Đồng thời, việc sử dụng globulin miễn dịch uốn ván cần được chỉ định. Ngoài ra, do bệnh uốn ván không gây miễn dịch sau nhiễm nên những bệnh nhân đã khỏi bệnh vẫn cần phải được tiêm phòng vắc xin.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/cac-trieu-chung-uon-van-o-nguoi-lon-a21513.html