Bảo quản sữa mẹ đã vắt như thế nào? » Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh

Bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ và chuẩn đi làm trở lại, muốn linh hoạt trong việc cho con bú bạn có thể cân nhắc vắt sữa cho con bằng tay hoặc sử dụng thiết bị hút sữa. Và khi bạn bắt đầu vắt sữa, điều quan trọng là phải biết cách bảo quản sữa đã vắt ra như thế nào để đảm bảo chất lượng sữa mẹ, tránh lãng phí, giúp mẹ tự tin duy trì nguồn sữa mẹ để nuôi con sau khoảng thời gian nghỉ hậu sản trở lại với công việc và đảm bảo an toàn cho trẻ. Một số lưu ý bảo quản sữa mẹ đã vắt như sau:

Luôn ghi nhãn rõ ràng trên túi/ bình sữa trước khi trữ

Trước khi vắt sữa mẹ

Bảo quản sữa mẹ sau khi vắt sữa

Điều kiện bảo quản sữa mẹ mới vắt tốt nhất:Bảo quản sữa mẹ đã vắt như thế nào? » Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh

*Thời gian bảo quản được khuyến nghị là rất quan trọng cần tuân theo để có chất lượng tốt nhất.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc bảo quản sữa mẹ càng lâu - cho dù trong tủ lạnh hay trong tủ đông thì lượng vitamin C trong sữa bị mất đi càng nhiều.

Điều quan trọng cần lưu ý nữa là dinh dưỡng trong sữa mẹ luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu của em bé. Sữa mẹ được vắt ra khi trẻ mới sinh sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ vài tháng tuổi. Ngoài ra, hướng dẫn bảo quản có thể khác nhau đối với trẻ sinh non hoặc nhập viện.

Lưu ý khi cất trữ sữa mẹ

Lưu ý khi đông lạnh sữa mẹ

Có thể bảo quản sữa mẹ vắt ra trong túi đá giữ nhiệt tối đa 24 giờ

Rã đông sữa mẹ an toàn

-Luôn luôn rã đông sữa mẹ cũ nhất trước. Theo thời gian, chất lượng sữa mẹ có thể giảm xuống. -Một số cách rã đông sữa mẹ:

-Không bao giờ rã đông hoặc hâm nóng sữa mẹ trong lò vi sóng. Lò vi sóng có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ và tạo ra các điểm nóng, có thể làm bỏng miệng trẻ.

-Nếu bạn rã đông sữa mẹ trong tủ lạnh, hãy sử dụng nó trong vòng 24 giờ (tính từ lúc sữa mẹ được rã đông hoàn toàn, không phải từ khi bạn lấy sữa ra khỏi tủ đông) -Sau khi sữa mẹ được rã đông và làm ấm, chỉ sử dụng trong vòng 2 giờ. -Không nên đông lạnh lại sữa mẹ đã rã đông.

Sữa mẹ đã rã đông có mùi hoặc trông khác với sữa mẹ tươi không?

Màu sắc của sữa mẹ có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào chế độ ăn uống của bạn. Ngoài ra, sữa mẹ đã rã đông có thể có mùi hoặc độ đặc khác với sữa mới vắt. Sữa mẹ rã đông vẫn an toàn khi cho bé bú. Nếu con bạn từ chối sữa trữ đông, tham khảo bài viết tại link sau :

Nuôi con bằng sữa mẹ trữ đông

-Sữa mẹ không cần hâm nóng. Nó có thể được dùng ở nhiệt độ phòng hoặc dùng lạnh.

-Nếu mẹ muốn hâm nóng sữa cho con, cần lưu ý:

+ Luôn đậy kín bình/túi chứa sữa khi hâm nóng.

+ Hâm nóng trong nước ấm

+ Kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho bé bú bằng cách nhỏ vài giọt lên cổ tay.

+ Không đun sữa mẹ trực tiếp trên bếp hoặc trong lò vi sóng.

+ Xoay/ lắc nhẹ bình/túi sữa mẹ để trộn chất béo bị tách ra trong quá trình cấp đông và hâm nóng.

+ Sau khi hâm nóng, nếu trẻ bú không hết, sữa mẹ còn thừa lại chỉ nên dử dụng trong vòng 2 giờ, sau đó nên được đổ bỏ.

Vệ sinh an toàn các vật dụng cho trẻ sơ sinh và thiết bị hút sữa

Làm sạch, khử trùng và bảo quản thiết bị hút sữa, bình sữa trẻ em và các vật dụng cho bú khác để đảm bảo sữa mẹ không bị nhiễm khuẩn. Xem thêm hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản thiết bị hút sữa tại đây:

Tham khảo thêm bài viết chuyên mục Nuôi con bằng sữa mẹ

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/bao-quan-sua-me-da-vat-nhu-the-nao-benh-vien-san-nhi-quang-ninh-a21470.html