Mụn nhọt hoặc áp xe da là biểu hiện của nhiễm trùng sâu trong da. Để biết dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng là gì, nên điều trị và phòng ngừa như thế nào, bạn đọc nên theo dõi thông tin chia sẻ dưới đây.
Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông, tổn thương viêm lan rộng ra xung quanh, gây ra bởi tụ cầu vàng. Biểu hiện ban đầu của mụn nhọt là xuất hiện các nốt sẩn đỏ ở nang lông rồi to dần lên trong vòng 2 - 4 ngày, trên đầu nốt nhọt xuất hiện ngòi mủ (dấu hiệu mụn nhọt chín). Kích thước nhọt từ 1 - 2cm, có thể lên tới 5cm hoặc mọc thành cụm.
Các loại mụn nhọt thường gặp gồm:
Tiến triển của mụn nhọt từ khi bắt đầu tới khi khỏi là khoảng 1 tuần. Ban đầu ngọt cứng, dần mềm rồi vỡ hoặc rò mủ, có thể để lại sẹo to. Nhọt có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, thường gặp ở vùng râu cằm, nách, mông, sau gáy,... Biến chứng tại chỗ nhọt có thể là: Nhiễm khuẩn lan rộng hoặc nguy cơ gây nhiễm khuẩn máu.
Khi bị nhiễm trùng mụn nhọt, bệnh nhân thường có các biểu hiện sau:
Nếu bệnh nhân bị sốt cao, đi kèm các triệu chứng toàn thân nặng thì cần theo dõi xem có biến chứng nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm tắc tĩnh mạch xoang hang hay không. Ngoài ra, vi khuẩn có thể đi theo đường máu gây viêm nhiễm ở van tim, khớp, phủ tạng, thận, các xương dài,... Một số người bệnh bị tái phát mụn nhọt nhiều lần, đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường.
Nếu bị mụn nhọt nhỏ, đơn lẻ thì bạn có thể tự chăm sóc, điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu xuất hiện quá nhiều nhọt vào cùng một thời điểm, xuất hiện cả cụm nhọt hoặc có các biểu hiện như: Mụn nhọt mọc trên mặt gây ảnh hưởng tầm nhìn, vùng da bị mụn ngày càng gây đau dữ dội, sốt, kích thước mụn nhọt tăng nhanh chóng, nhọt không lành lại sau hơn 2 tuần, mụn nhọt tái phát nhiều lần,... thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán sau khi quan sát các nốt mụn nhọt trên cơ thể bệnh nhân. Đôi khi, bác sĩ chỉ định lấy mẫu dịch mủ chảy ra từ các nốt mụn nhọt để làm xét nghiệm và đưa ra lựa chọn điều trị hiệu quả nhất. Đặc biệt, vì nhiều loại vi khuẩn gây mụn nhọt có thể đề kháng kháng sinh nên các xét nghiệm định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ là cần thiết để giúp bác sĩ đưa ra chỉ định loại thuốc trị bệnh hiệu quả.
Bạn có thể tự chăm sóc, điều trị mụn nhọt tại nhà với các nốt mụn đơn lẻ bằng cách chườm ấm lên vùng da bị mụn nhọt để giảm đau, kích thích đẩy dịch mủ ra ngoài tự nhiên. Các biện pháp điều trị tại nhà cho mụn nhọt nhỏ gồm:
Với trường hợp mụn nhọt có kích thước quá lớn hoặc mọc thành cụm thì bệnh nhân nên đi viện để được điều trị bằng các phương pháp sau:
Không có biện pháp nào giúp phòng ngừa 100% khả năng bị mụn nhọt, đặc biệt nếu bạn có hệ miễn dịch suy yếu. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để giảm nguy cơ nhiễm tụ cầu khuẩn - nguyên nhân chính gây mụn nhọt:
Mụn nhọt bị nhiễm trùng là tình trạng nguy hiểm, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh. Do vậy, mỗi người cần chú ý giữ gìn vệ sinh, tránh xa các yếu tố nguy cơ để giảm khả năng mắc mụn nhọt. Khi bị mụn nhọt, bạn cần thực hiện trị liệu đúng theo lời khuyên của bác sĩ để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/dau-hieu-mun-nhot-bi-nhiem-trung-a21386.html