Bệnh nổi mề đay có lây không? Vì sao lan ra khắp cơ thể?

Có đến 20% dân số bị nổi mề đay ít nhất một lần trong đời. Bệnh tuy không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy bệnh nổi mề đay có lây không? Vì sao lan ra khắp cơ thể? BS CKI Nguyễn Thị Kim Dung, khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp thắc mắc qua bài viết sau.

Bệnh nổi mề đay có lây không?

Mề đay hay còn gọi là mày đaykhông lây. Nổi mề đay là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân từ bên trong hoặc bên ngoài, có thể liên quan cơ chế dị ứng hoặc không dị ứng, gây biểu hiện ở da, niêm mạc và mạch máu, làm xuất hiện các sẩn hoặc mảng phù, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát hoặc châm chích khó chịu. Người bệnh có thể bị nổi mề đay tại một vùng da hoặc nổi ở nhiều khu vực khác nhau trên cơ thể. (1)

Các dạng mề đay

Tùy theo thời gian diễn tiến bệnh, cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân nổi mề đay được chia thành 2 loại: mề đay cấp và mề đay mạn.

Bệnh nổi mề đay có lây không? Vì sao lan ra khắp cơ thể?
Nổi mề đay mạn tính lâu khỏi hơn và thường xuyên tái lại

1. Biểu hiện nổi mề đay

Các biểu hiện có thể bao gồm hồng ban sẩn phù có đường kính không cố định từ vài mm đến vài cm, cảm giác nóng bừng, ngứa ngáy ở nhiều vùng sau đó lan ra toàn thân, người bệnh chỉ cần gãi nhẹ là da sẽ xuất hiện sẩn phù rõ ràng, thường xuất hiện nhanh và mỗi sang thương sẽ biến mất trong 24 giờ… Tình trạng nặng hơn sẽ kèm theo các biểu hiện như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, khó thở,… thậm chí bị sốc phản vệ dẫn tới tử vong.

2. Nổi kèm theo phù mạch

Là hiện tượng giữ nước trong cơ thể gây phù da và niêm mạc, sưng mặt, sưng mắt, các chi và thậm chí cả bộ phận sinh dục. Đặc biệt là sưng niêm mạc họng có thể làm người bệnh khó thở. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm như phù thanh quản hoặc lưỡi gà, trực tiếp đe dọa đến tính mạng người bệnh. Dạng phù mạch xuất hiện dấu hiệu phù là chủ yếu, ít ngứa, da có cảm giác căng do phù nề sâu ở tầng hạ bì hoặc bì, có thể kéo dài đến 72 giờ.

Nổi mề đay có tự khỏi không?

Có. Tình trạng nổi mề đay cấp tính có thể tự khỏi và khỏi hoàn toàn trong vài tuần, sẽ không kéo dài quá 6 tuần. Tuy nhiên, đối với tình trạng nổi mề đay mạn tính sẽ lâu khỏi hơn và thường xuyên tái lại, đồng thời có thể gây ảnh hưởng đến những hệ cơ quan khác trong cơ thể như hệ tiêu hóa, hệ cơ xương khớp,… Những trường hợp này cần được điều trị để kiểm soát các triệu chứng kịp thời.

Riêng các ca bệnh mề đay mạn tính tự phát thì khả năng tự khỏi khá thấp và thường tái phát nhiều lần, vậy nên việc điều trị chỉ có hiệu quả tạm thời để giúp giảm ngứa ngáy, khó chịu. Khi bị nổi mề đay, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám nhằm có hướng điều trị thích hợp cũng như tìm ra căn nguyên gây bệnh giúp phòng ngừa tái phát.

Nguyên nhân gây nổi mề đay

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nổi mề đay:

1. Nổi mề đay cấp tính

Nổi mề đay cấp tính thường là phản ứng với các dị nguyên (tác nhân gây dị ứng) chẳng hạn như thức ăn, đồ uống, thuốc,… tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên, hay sau nhiễm khuẩn, ký sinh trùng… Ngoài ra, bạn cũng có thể bị nổi mề đay vì nhiều lý do khác như căng thẳng hoặc do sự thay đổi nhiệt độ, thời tiết.

Bệnh nổi mề đay có lây không? Vì sao lan ra khắp cơ thể?
Các loại hải sản như tôm, sò, nghêu, ghẹ, cua, cá biển,… có thể là tác nhân gây nổi mề đay trên da

2. Nổi mề đay mạn tính

Không giống như mề đay cấp tính, mề đay mạn tính thường không do dị ứng gây ra mà các nguyên nhân có thể là do bệnh lý tự miễn, nhiễm kí sinh trùng, do các yếu tố vật lý…

Vì sao người nổi mề đay thường bị lan ra khắp cơ thể?

Nổi mề đay thường tự khỏi mà không để lại sẹo hay tổn thương da khi cơ thể kiểm soát được phản ứng dị ứng. Nổi mề đay toàn thân là tình trạng mề đay đã trở nên nghiêm trọng, có thể do dị ứng quá mức hoặc cơ thể không đào thải được dị nguyên (tác nhân gây dị ứng).

Đặc biệt, khi biểu hiện này kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh nên đến bác sĩ thăm khám để được điều trị. Ngoài ra, nếu hiện tượng nổi mề đay toàn thân đi kèm với nặng ngực, khó thở, khàn giọng, buồn nôn, đau quặn bụng thì đây có thể là dấu hiệu báo hiệu của phản ứng phản vệ. Khi gặp tình trạng này, người bệnh nên nhập viện ngay, tránh để bệnh tiến triển nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Mề đay ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt thường nhật dẫn đến không chỉ tình trạng sức khỏe thể chất mà còn sức khỏe tinh thần đi xuống, bạn không nên quá chủ quan mà nên theo dõi và điều trị bệnh kịp thời.

Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?

Mề đay có thể tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên nếu gặp các tình trạng dưới đây, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay:

Bệnh nổi mề đay có lây không? Vì sao lan ra khắp cơ thể?
BS CKI Nguyễn Thị Kim Dung, khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đang thăm khám cho người bệnh

Các cách phòng ngừa bệnh mề đay

Khi bị nổi mề đay, người bệnh nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da để được thăm khám, chẩn đoán và có phương hướng điều trị hiệu quả, loại trừ nguyên nhân để tránh bệnh tái phát.

Hiện, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da của BVĐK Tâm Anh TP.HCM là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu trong lĩnh vực thẩm mỹ da và điều trị các vấn đề về da tại khu vực miền Nam. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm với khách hàng và được đào tạo chuyên môn sâu các kỹ thuật điều trị da tiên tiến, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da của bệnh viện đã giúp hàng ngàn bệnh nhân khắc phục các vấn đề về thẩm mỹ và sức khỏe da.

Mỗi người bệnh sẽ được đội ngũ bác sĩ thăm khám, tư vấn biện pháp điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, bệnh viện còn sở hữu nhiều thiết bị, máy móc tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại cùng quy trình khám chữa bệnh tối ưu giúp mang lại trải nghiệm điều trị và kết quả tốt nhất cho khách hàng.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp câu hỏi của độc giả về vấn đề “Bệnh nổi mề đay có lây không?”. Tuy bệnh mề đay không lây nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện ra những triệu chứng của bệnh, bạn nên đi khám ngay để được điều trị bệnh kịp thời và tránh tái phát bệnh.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/benh-noi-me-day-co-lay-khong-vi-sao-lan-ra-khap-co-the-a21363.html