Tình trạng quấy khóc do đầy hơi bụng của trẻ sau sinh (Colic)

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Triệu Thị Hồng Thái - Bác sĩ Sơ Sinh - Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Cơn Colic( đau bụng) ở trẻ nhũ nhi thường được gọi là khóc dạ đề. Đây là hiện tượng quấy khóc nhiều giờ ở trẻ sơ sinh, trong giai đoạn từ 2-3 tuần đến 3 tháng tuổi, thậm chí có thể kéo dài lâu hơn, thường bắt đầu đột ngột xuất hiện vào các buổi chiều, tối hoặc ban đêm. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng quấy khóc ở trẻ, vì thế các bậc cha mẹ cần chú ý quan sát để có hướng chăm sóc trẻ tốt.

1. Tình trạng Colic là gì?

Colic là tình trạng không kiểm soát được tình trạng quấy khóc ở một trẻ khỏe mạnh, làm ảnh hưởng đến 8-40% trẻ. Hầu hết các trẻ quấy khóc nhiều trong 3 tháng đầu đời hơn các thời điểm khác, nhưng Colic thì có sự khác biệt.

Một số bác sĩ tìm ra nó có quy luật 3: 3 giờ quấy khóc ở 1 thời điểm, ít nhất 3 ngày trong tuần, ít nhất 3 tuần. Thường bắt đầu trong khoảng 3-6 tuần tuổi. Cơn Colic thường đến bất ngờ, hay vào buổi tối. Trẻ khóc rất nhiều nhưng không thể làm dịu, bé nắm chặt tay và co chân lên. Mỗi trẻ thường khác nhau nhưng Colic thường giảm sau 3 tháng.

Tình trạng quấy khóc do đầy hơi bụng của trẻ sau sinh (Colic)

2. Nguyên nhân của Colic?

Không ai khẳng định chắc chắn nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số giả thuyết cho rằng do hệ tiêu hóa của trẻ chưa trưởng thành, hoặc dị ứng với sữa. Một số khác tin rằng hệ thần kinh của trẻ vẫn đang phát triển, hay tính cách của trẻ làm chúng dễ bị kích thích. Một số giả thuyết khác cho rằng, Colic đôi khi gây ra bởi mất cân bằng hệ vi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ nhũ nhi có hiện tượng Colic có thay đổi hệ vi khuẩn tiêu hóa.

3. Biểu hiện lâm sàng của đầy hơi

Giai đoạn đầu: Bụng trẻ có xu hướng to hơn, trẻ hay vặn vẹo, rên è è khi vặn, trung tiện nhiều.

Khi bệnh nặng hơn trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu khi được bế, trẻ vặn người nhiều khi đặt nằm, hơn nữa là trẻ quấy khóc. Đỉnh điểm của tình trạng này thường rơi vào tháng thứ 2-3 sau sinh.

=>>Xem thêm bài tư vấn của Bác sĩ Ma Văn Thấm - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: Chướng bụng ở trẻ em khi nào cần làm xét nghiệm?

Tình trạng quấy khóc do đầy hơi bụng của trẻ sau sinh (Colic)

4. Cha mẹ có thể làm gì để giúp bé?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc, vì thế hãy tìm lời khuyên của bác sĩ về tình trạng quấy khóc của trẻ. Bác sĩ có thể giúp kiểm soát các nguyên nhân như: xem xét vấn đề về tiêu hóa hay nhiễm khuẩn tiết niệu và bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé ăn uống thế nào, phát triển có bình thường không. Bác sĩ cũng sẽ giúp bạn tìm ra phương hướng điều trị khi bé bị Colic.

Mỗi đứa trẻ có sự khác biệt và cách làm cho bé thoải mái hơn cũng khác nhau, nên bạn hãy chia sẻ với bác sĩ, y tá, những người có kinh nghiệm để tìm ra phương án tốt. Sau đây là những khuyến cáo để làm trẻ dịu những cơn quấy khóc:

=>>Xem thêm bài tư vấn của Bác sĩ Ma Văn Thấm - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: Chế độ ăn cho trẻ chướng bụng

Tình trạng quấy khóc do đầy hơi bụng của trẻ sau sinh (Colic)

Ngoài ra, các bậc cha mẹ có thể làm ấm trẻ, chườm, massage ấm cho bụng trẻ, có thể qua khăn ấm, ngậm ti giả. Khi đứa trẻ quấy khóc nhiều có thể làm bạn căng thẳng, stress. Sẽ là tốt hơn nếu có người chăm trẻ cùng với bạn, nhiều khi có thể giúp dịu cơn quấy khóc của trẻ cùng bạn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể để để trẻ nằm 1 nơi an toàn, khóc trong vài phút điều đó cũng không làm hại cho đứa trẻ, để bạn giải có vài phút giải tỏa stress cho bản thân mình.

Trong một số trường hợp mà các biện pháp trên không cải thiện, các bậc cha mẹ có thể sử dụng hỗ trợ từ một số loại thuốc được các bác sĩ khuyến cáo như: Simethicone giúp giảm hơi trong bụng trẻ, Probiotic (Lacto Bacillus Reuteri) giúp giảm các triệu chứng.

Đa phần sau 3 tháng hệ tiêu hóa trẻ trưởng thành hơn, tình trạng Colic sẽ hết. Với trẻ sinh non có thể kéo dài hơn. Vì thế, nếu gặp khó khăn trong vấn đề chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ các bậc cha mẹ có thể nhờ đến sự trợ giúp của người thân và các nhân viên y tế.

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen,vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/tinh-trang-quay-khoc-do-day-hoi-bung-cua-tre-sau-sinh-colic-a21346.html