Trào ngược dạ dày thực quản: Nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bệnh nhân cần hiểu rõ trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Ở Việt Nam, ước tính có hơn 7 triệu người đang phải đối mặt với vấn đề trào ngược dạ dày. Việc cân nhắc vấn đề bệnh trào ngược dạ dày kiêng ăn gì và nên ăn gì giúp người bệnh giảm bớt những triệu chứng không dễ chịu, đồng thời giảm nguy cơ phát sinh các biến chứng liên quan.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Nguyễn Huyền Nhung, chuyên ngành Nội tiêu hóa, tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Hải Phòng.

1. Trào ngược dạ dày - thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là trào ngược axit dạ dày, là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản với tần suất từng lúc hoặc thường xuyên. Tình trạng này có thể gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản và một số vấn đề liên quan đến hệ hô hấp, thậm chí có thể gây tử vong.

2. Biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản

Nếu người bệnh chưa biết được trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì và vẫn duy trì chế độ dinh dưỡng không lành mạnh thì việc bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sau là tín hiệu đáng báo động về việc tình trạng bệnh đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Các biểu hiện bao gồm:

2.1 Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

2.2 Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn là biểu hiện phổ biến khi tiêu thụ thức ăn quá nhiều hoặc nằm ngay sau khi ăn. Người mắc bệnh thường gặp phải cảm giác buồn nôn, nôn mửa hoặc cảm giác nghẹn khi ăn. Tình trạng này cũng thường xuyên xảy ra khi bị say tàu, ốm nghén hoặc sử dụng một số loại thuốc...

2.3 Cảm giác đau và tức ngực

Người bệnh có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng và cánh tay. Triệu chứng này là nguyên nhân khiến bệnh trào ngược dạ dày - thực quản dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tim mạch. Cảm giác đau này nằm ở đoạn thực quản phần chạy qua ngực. Axit trào ngược lên kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau giống như đau ở ngực.

2.4 Khó nuốt

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi trở nặng sẽ thường xuyên bị trào ngược axit với tần suất cao. Điều này khiến khiến niêm mạc thực quản sưng tấy và gây ra cảm giác khó nuốt, nuốt nghẹn và vướng ở cổ.

2.5 Khàn giọng và ho liên tục

Hiện tượng thường gặp khi niêm mạc dây thanh quản tiếp xúc với axit dạ dày, gây ra sưng tấy và khó khăn trong việc nói chuyện. Người bị trào ngược axit lâu ngày thì sẽ dễ bị khàn giọng, lâu dần chuyển thành ho.

2.6 Miệng có thể tiết ra nhiều nước bọt

Tình trạng này là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có hiện tượng trào ngược dạ dày. Nước bọt sẽ được tiết ra nhiều hơn để trung hòa lượng axit.

2.7 Cảm giác đắng miệng

Cảm giác đắng miệng thường là do axit dạ dày trào ngược kèm theo dịch mật. Đây là biểu hiện của tình trạng rối loạn thần kinh dạ dày làm cho cơ thể mở quá mức van môn vị khiến dịch mật trào lên.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải các vấn đề như chán ăn, sụt cân, thiếu máu hoặc chảy máu ở đường tiêu hóa. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu kỹ vấn đề trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì để có cho mình kế hoạch ăn uống phù hợp.

Trào ngược dạ dày thực quản: Nên ăn gì và kiêng ăn gì?

3. Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản

3.1 Nguyên nhân do thực quản

3.1.1 Suy cơ thắt dưới thực quản

Cơ thắt dưới thực quản là cơ thấp nhất giữa thực quản và dạ dày. Thường thì cơ thắt này chỉ mở ra khi người bệnh nuốt thức ăn, sau đó sẽ co lại và đóng kín để ngăn chặn việc dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, đôi khi trương lực của cơ thắt giảm khiến dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.

Khi điều này xảy ra, dịch nhầy trong thực quản chứa bicarbonat và nước bọt có tác dụng làm trung hòa axit từ dịch vị, giảm hoặc loại bỏ sự kích thích của axit lên niêm mạc thực quản. Đồng thời, sự co bóp tự nhiên của thực quản sẽ đẩy dịch trào ngược trở lại dạ dày. Nếu bị suy cơ thắt dưới thực quản sẽ dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Các yếu tố gây ra suy cơ thắt thực quản bao gồm rối loạn nhu động của thực quản, giảm tiết nước bọt (do hút thuốc lá, v.v.), sử dụng các loại thuốc kích thích β thụ cảm hoặc ức chế α, kháng tiết choline và theophylline. Ngoài ra, việc người bệnh tiêu thụ các chất như caffeine, rượu, thuốc lá, chocolate hoặc thực phẩm chứa nhiều mỡ cũng có thể góp phần vào tình trạng này

3.1.2 Thoát vị hoành

Cơ hoành là một cơ dẹt có hình vòm, phân chia giữa khoang ngực và khoang bụng. Khi cơ hoành co bóp, điều này làm tăng cường sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản, ngăn chặn hiện tượng trào ngược dạ dày vào thực quản.

Khi cơ hoành bị thoát vị, một phần của dạ dày chi lên cơ hoành. Khi đó, cơ thắt dưới thực quản không còn nằm cùng mức với cơ hoành nên dễ dẫn đến trào ngược.

3.2 Nguyên nhân tại dạ dày

Các vấn đề sức khỏe như viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị,... xảy ra có thể làm các chất trong dạ dày chậm lưu thông xuống ruột. Do đó, áp lực trong dạ dày người bệnh tăng lên gây trào ngược dạ dày.

Ngoài ra, áp lực ổ bụng cũng có thể tăng đột ngột do các hành động như ho, hắt hơi hoặc gắng sức. Tình trạng này cũng có thể làm tăng nguy cơ của hiện tượng trào ngược dạ dày, khiến cho thức ăn và axit dạ dày quay ngược lên họng, gây ra cảm giác đắng miệng và khó chịu.

3.3 Một số nguyên nhân khác

Trào ngược dạ dày thực quản: Nên ăn gì và kiêng ăn gì?

4. Tác hại của trào ngược dạ dày thực quản

5. Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản

Bác sĩ sẽ cung cấp cho người bệnh các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản cũng như trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì và kiêng gì, thay đổi lối sống, điều trị nội - ngoại khoa và các biện pháp khác.

Khi người bệnh đã hiểu rõ trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì, việc thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt theo hướng dẫn là cần thiết.

6. Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?

Để tránh tình trạng thường xuyên gặp phải các triệu chứng, người bệnh nên tìm hiểu trào ngược dạ dày thực quản nên ăn để xây dựng một chế độ ăn phù hợp với sức khỏe của mình.

Vậy, trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?

Trào ngược dạ dày thực quản: Nên ăn gì và kiêng ăn gì?

6. Bệnh trào ngược dạ dày kiêng ăn gì?

6.1 Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo như mỡ động vật, đồ chiên và rán. Đồng thời, việc tiêu thụ các loại thực phẩm này cũng làm tăng thời gian tiêu hóa, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản hoặc khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

6.2 Cà phê, thuốc lá, bia rượu

Bệnh nhân cần tránh tiêu thụ các loại đồ uống có chứa cồn và chất kích thích như cà phê, trà và các đồ uống chứa cafein vì các loại nước uống này có thể gây tăng sự giãn cơ ở vùng dưới thực quản, tăng sản xuất axit trong dạ dày.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần hạn chế tiêu thụ đồ uống có gas như nước ngọt và nước sô đa vì các loại đồ uống này có thể làm căng bụng và tác động không tốt đến cơ thắt dạ dày thực quản.

Khi đói, việc uống các loại đồ uống này càng gây hại cho cơ thắt. Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế sử dụng sữa và sôcôla vì các loại thực phẩm này có chứa nhiều chất béo, protein và canxi.

6.3 Hoa quả chứa nhiều axit

Trái cây là một phần quan trọng của chế độ dinh dưỡng, cung cấp cho cơ thể vitamin và khoáng chất quan trọng. Tuy nhiên, các loại trái cây chua như cam, quýt, chanh, bưởi cần được hạn chế khỏi chế độ dinh dưỡng của người bệnh.

Những loại trái cây này thường có hàm lượng axit cao và chứa nhiều vitamin C, có thể kích thích sản xuất axit dạ dày. Thậm chí, nước ép từ những loại này cũng nên được người bệnh hạn chế sử dụng.

Tốt nhất là người bệnh nên tiêu thụ trái cây ngoài bữa ăn. Nếu dùng sau bữa ăn như một món tráng miệng, điều này có thể gây ra hiện tượng lên men trong ruột, từ đó tăng cơ hội của việc trào ngược axit dạ dày lên thực quản.

6.4 Các loại gia vị

Các loại gia vị thường được dùng trong bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên đối với những người có vấn đề sức khỏe, người bệnh cần hạn chế việc sử dụng các gia vị cay như ớt, bạc hà và tỏi. Những thành phần trong các loại thực phẩm này có thể kích thích lớp màng thực quản và gây ra cảm giác nóng rát trong dạ dày.

Đối với muối, người bệnh cần hạn chế việc sử dụng vì muối có thể làm rối loạn hoạt động của cơ thắt. Ngoài ra, thay vì sử dụng nước mắm hoặc nước tương, người bệnh nên sử dụng muối ăn một cách vừa phải và tránh các loại thực phẩm mặn như cá khô.

Nếu điều chỉnh chế độ sinh hoạt và tìm hiểu những loại thực phẩm người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì mà tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm, bệnh nhân cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn các phương pháp điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa phù hợp.

Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp dựa trên nguyên nhân và biểu hiện cụ thể của bệnh nhằm kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng sống và giảm nguy cơ biến chứng cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/trao-nguoc-da-day-thuc-quan-nen-an-gi-va-kieng-an-gi-a21254.html