Lẹo mắt là bệnh lý ở mắt khá phổ biến, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi nhìn, đau mắt, tầm nhìn bị cản trở,... Đây là bệnh gây nên bởi tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn. Vậy lẹo mắt có lây không? Bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời.
09/06/2023 | Bật mí cách trị lẹo mắt nhanh nhất trong 1 đêm bạn nên biết 14/04/2023 | Lẹo mắt có tự khỏi không - Cách phòng tránh 16/01/2023 | Lẹo mắt - nguyên nhân - triệu chứng và biện pháp điều trịLẹo mắt (mụt lẹo) là tình trạng nhiễm khuẩn cục bộ khiến cho vùng xung quanh rìa bờ mi mắt bị sưng đỏ, đau và có hiện tượng mưng mủ. Thông thường, hột lẹo sẽ nằm sát bờ mi và dính chặt vào da. Nốt lẹo hơi giống với mụn nhọt, có mủ nhưng sau khi bị vỡ ra thì sẽ xẹp xuống, dễ tái phát ở các vùng khác trên bờ mi.
Các loại lẹo mắt điển hình
Lẹo mắt gồm 3 loại:
- Lẹo bên ngoài mí mắt: nằm ngoài bờ mi, chủ yếu do nhiễm trùng ở tuyến Zeiss.
- Lẹo bên trong mí mắt: nằm trong bờ mi, do nhiễm trùng ở tuyến Meibomius.
- Đa lẹo: có nhiều lẹo cùng nằm trên một hoặc cả hai mi mắt.
Vi khuẩn Staphylococcus aureus chính là tác nhân gây lẹo mắt đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến trên 95% bệnh về da và mắt. Tắc nghẽn tuyến dầu ở mí mắt kèm theo sự xuất hiện của vi khuẩn và tế bào da chết khiến cho tình trạng viêm nhiễm hình thành, mụn lẹo mọc lên.
Hầu hết các trường hợp lẹo mắt đều bị đau khó chịu vì nốt lẹo hình thành từ nhiễm trùng ở chân lông mi. Bên cạnh đó, lẹo còn có thể do viêm nhiễm lan rộng từ viêm bờ mi sẵn có hoặc nhiễm trùng ống tuyến nhờn.
Ngoài ra, những yếu tố sau đây cũng thúc đẩy nguy cơ mọc lẹo mắt: dùng mỹ phẩm gây kích ứng, viêm tuyến bã nhờn, bệnh lý về da, đeo kính áp tròng không được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên chạm hoặc dụi tay bẩn vào mắt, bệnh tiểu đường.
Khi mọc lẹo mắt, người bệnh thường có các triệu chứng:
- Sưng nhẹ ở mi mắt mà mụn lẹo sẽ mọc lên sau đó.
- Chảy nước mắt, cộm ở bên mắt mọc lẹo.
- Đau và chỗ đau nổi lên khối rắn đỏ kích thước như hạt gạo.
- Đau, ngứa, đỏ mắt.
Lẹo mắt mọc được khoảng 3 - 4 ngày sẽ mưng mủ và tự vỡ. Thông thường, lẹo hay mọc và dính chặt vào mi mắt, dễ lan sang vùng mi mắt khác gây tái phát, làm sưng to mi mắt và khiến cho màng tiếp hợp bị phù.
Lẹo mắt có thể gây nên tình trạng sưng viêm, ảnh hưởng đến tầm nhìn
Lẹo mắt có lây không là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Tuy nhiên, hãy yên tâm rằng, việc tiếp xúc thông thường qua nhìn vào mắt hay ở gần người bị lẹo mắt sẽ không thể làm lây bệnh.
Mặc dù không lây qua tiếp xúc thông thường nhưng lẹo mắt lại có thể lây gián tiếp qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như khăn tắm, khăn mặt mà người bệnh đã đắp lên mặt và tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn gây bệnh, vỏ gối người bệnh nằm, đồ trang điểm cá nhân của người bệnh,...
Lẹo mắt hình thành do vi khuẩn nên khi dùng tay nặn, bóp, chạm hay gãi vào nốt lẹo thì vi khuẩn tại đây sẽ lây sang tay hay vật dụng đã từng chạm vào lẹo rồi từ đó lây sang vùng da khác hoặc lây cho người khác.
Vì thế, khi đã biết lẹo mắt có lây không và lây như thế nào thì bạn có thể ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm cho người khác và cho chính mình bằng cách:
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người đang bị lẹo mắt.
- Không lấy tay nặn, bóp, gãi hay dụi vào nốt lẹo.
Staphylococcus aureus gây lẹo mắt nên lẹo mắt có lây không câu trả lời là có lây khi có hành động tiếp xúc với vi khuẩn
Hầu hết các nốt lẹo mắt đều tự khỏi được sau khoảng 1 tuần mà không cần can thiệp y tế nhưng vẫn không nên chủ quan vì nó có thể lây nhiễm cho người xung quanh hoặc biến chứng làm ảnh hưởng đến tầm nhìn.
Để hạn chế sưng viêm ở vùng mi mắt mọc lẹo, người bệnh có thể:
- Lấy miếng gạc sạch thấm nước ấm rồi chườm lên mắt để giảm sưng đỏ gây khó chịu. Mỗi lần chườm khoảng 5 - 10 phút, 3 - 4 lần/ ngày nhưng không được dùng nước nóng để chườm.
- Không trang điểm vùng mắt, không thoa kem dưỡng da hay đeo kính áp tròng trong thời gian mọc lẹo.
- Tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng, hải sản hay thịt bò để tránh kích thích triệu chứng lẹo mắt trở nên nghiêm trọng hơn, nhờ đó mà nốt lẹo cũng sẽ nhanh chóng bị loại bỏ.
- Luôn giữ cho vùng da mặt, lông mặt, da đầu và tay được sạch sẽ.
- Tuyệt đối không tự nặn loại bỏ lẹo mắt bằng bất cứ dụng cụ hay phương pháp nào.
- Thường xuyên rửa tay và để tay xa khỏi tầm mắt, nhất là khi đang chăm sóc người bị lẹo mắt hay có bệnh lý nhiễm trùng.
Nhìn chung, lẹo mắt không khó điều trị nhưng nếu có kích thước to, mọc ngoài mắt, có thể cản trở tầm nhìn hoặc phải xử lý rạch lẹo để dẫn mủ chảy ra ngoài. Vì thế, khi mọc lẹo mắt, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt thăm khám để được hướng dẫn xử trí an toàn, hồi phục nhanh chóng, ngăn chặn được viêm nhiễm.
Sau khi thực hiện quá trình thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ có phương án điều trị cụ thể cho từng trường hợp mọc lẹo mắt. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định dùng kháng sinh nếu có nhiễm trùng nghiêm trọng. Đây là dạng thuốc nhỏ mắt có tác dụng chấm dứt tình trạng sưng viêm.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được kê đơn thuốc giảm đau để giảm khó chịu do mụn lẹo. Khi mụn mủ nhiều và lẹo bên ngoài mắt, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở vùng da mọc lẹo cho mủ chảy ra ngoài.
Mong rằng với nội dung bài viết này, quý khách đã giải đáp được lẹo mắt có lây không và biết cách xử trí an toàn khi chẳng may bị lẹo. Để được điều trị lẹo mắt an toàn, quý khách có thể đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa Mắt - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56. Với kinh nghiệm khám chữa bệnh lâu năm, trình độ chuyên môn giỏi và sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, bác sĩ sẽ giúp quý khách được chẩn đoán đúng và loại bỏ lẹo mắt nhanh chóng.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/bi-leo-mat-co-lay-khong-cham-soc-va-dieu-tri-the-nao-a21215.html