Theo tín ngưỡng Phật giáo, mỗi người đều có một nghiệp duyên riêng, do những hành động trong quá khứ của mình tạo ra, và nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời hiện tại và tương lai của họ. Nghiệp duyên có thể là tình cảm, sự gắn bó, hoặc thử thách, khó khăn trong cuộc sống.
Nghiệp càng nặng thì tình cảm hôn nhân hiện tại hoặc tương lai càng dễ cắt dứt, chia ly xa cách. Vậy nghiệp duyên là gì? Cách hóa giải nghiệp duyên ra sao? Hãy cùng thienca.vn theo dõi bài viết dưới đây để tu nghiệp, đem lại niềm vui tiếng cười trong cuộc sống hôn nhân.
Trước khi đi tìm hiểu xem nghiệp duyên là gì? Thì có một khái niệm rất quan trọng mà chúng ta cần phải biết đó là nghiệp dẫn, nó có liên quan mật thiết đến nghiệp duyên.
Nghiệp dẫn là hiện tượng để chỉ dòng cảm xúc mạnh khi nam nữ gặp nhau. Dòng cảm xúc này có thể xuất hiện một cách bất chợt chứ không nhất thiết là 2 người phải gặp nhau trực tiếp, cho dù cách nhau đến cả nửa bán cầu thì cảm xúc ấy vẫn bao trùm tâm trí của 2 người hoặc cũng có thể là chỉ một phía. Khi thấy tâm trí mình có dấu hiệu của nghiệp dẫn thì phải biết tu tâm dưỡng tính, ăn lăn, sám hối để mối nghiệp dẫn này có điều kiện được phát triển thành mối nhân duyên tốt.
Mặc dù vậy ta không nên quá chấp trước sống chết chạy theo dòng cảm xúc này một cách mù quáng, gây ra nhiều tội lỗi, tạo nghiệp cho bản thân và những người xung quanh. Điều này sẽ góp phần không nhỏ tạo nên mối nghiệp duyên khiến mình phải đau khổ cả một đời.
Nghiệp duyên mang ý nghĩa gần tương tự như nhân duyên nhưng lại có thêm từ “nghiệp“ đứng trước để nhấn mạnh rằng bất kể điều gì ta làm bây giờ đều dẫn đến tạo nghiệp sau này. Chẳng hạn có một người đàn ông là dân giang hồ đã giết hại nhiều người sau khi rửa tay gác kiếm thì gặp và yêu một cô gái rồi lấy làm vợ. Nhưng sau này phát hiện ra cô gái này chính là con gái của người trước kia mình từng lấy đi mạng sống. Lúc này anh ta cảm thấy rất khó xử, không biết phải làm sao để đền hết tội mà vẫn giữ được hạnh phúc gia đình. Trong trường hợp này việc giết người chính là “nhân” anh ta đã gieo và “quả“ chính là tình huống trớ trêu, đau khổ mà người này phải đối mặt ở hiện tại. Hiểu một cách đơn giản thì nghiệp duyên chính là quy luật nhân quả. Duyên tốt hay xấu còn phụ thuộc vào những điều chúng ta làm trong quá khứ và hiện tại để dẫn đến mối duyên trong tương lai hay người ta thường nói “gieo nhân nào thì gặp quả lấy “ .
Như đã nói ở trên, nghiệp duyên chính là một quy luật nhân quả nên muốn tránh được nó thì trước tiên ta phải thay đổi chính bản thân mình trước. Đầu tiên hãy bắt đầu sống một cách có trách nhiệm, tránh làm điều xấu gây hậu họa về sau, tích cực ăn lăn sám hối những điều xấu mình đã làm. Quan trọng hơn hết phải biết thay đổi quan điểm của mình về người mình yêu theo hướng tích cực, biết chấp nhận các khuyết điểm của nhau. Việc này chắc là rất khó vì “giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” nhưng nếu thực sự tình yêu đủ lớn thì mọi chuyện đều có thể. Ngay cả khi đã bị vướng vào nghiệp duyên sâu nặng thì con người vẫn hóa giải được nếu biết cách điều chỉnh bản thân sao cho phù hợp với người mình yêu. Sự chân thành đóng vai trò quyết định. Nếu không có sự chân thành thì tất cả cũng như không.
Trong tất cả các mối quan hệ thứ dễ làm chúng tan vỡ nhất là chính là cái tôi quá lớn của cả hai. Ai cũng muốn mình đúng thì ai sẽ là người chấp nhận cái sai của người mình yêu thương? Đặc biệt trong mối quan hệ vợ chồng thì càng cần đòi hỏi mỗi người phải chấp nhận những khiếm khuyết của nhau, không nên đòi hỏi một cách quá hoàn hảo về người bạn đời của mình, điều mà ngay cả chính bản thân mình cũng không đáp ứng được điều đó. Hãy thử tưởng tượng một bát nước nóng sẽ không thể nguội đi nếu người ta cứ thêm nước nóng vào. Con người cũng vậy lúc đã nóng giận thì thường không phân biệt được đúng, sai vì thế những người xung quanh phải biết thông cảm, từ từ làm nguôi đi cơn giận. Chứ nếu ai cũng chấp nhặt, nóng giận tương tự thì hậu quả sẽ đi đến đâu? Đây cũng là một trong những nguồn cơn tạo ra nghiệp duyên mà mọi người cần nên tránh.
Mọi quan hệ có bền vững được hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của cả hai về nhau. Giống như lời Phật đã từng nói “có hiểu mới có thương, tình yêu phải làm bằng sự hiểu biết“. Con người ta khi yêu thường hay quên đi điều này mà chỉ quan tâm đến cảm xúc từ trái tim. Tuy nhiên, nếu chỉ có cảm xúc thôi thì vẫn chưa đủ, nhiều khi cảm xúc mù quáng còn dẫn người ta đến việc làm sai trái dẫn đến nghiệp duyên ngay trước mắt. Vì thế mỗi người khi bắt đầu một mối quan hệ nào đó thì phải biết cân bằng giữa lý trí và cảm xúc, phải tìm thật rõ tính cách của nhau. Ngoài ra yếu tố hoàn cảnh gia đình cũng không được bỏ qua, nhất là khi bước đến hôn nhân các cụ thường có câu “lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống“ để nhấn mạnh rằng hoàn cảnh xuất thân của người mình muốn tiến tới hôn nhân rất quan trọng. Mặc dù trong xã hội hiện đại ngày nay, câu nói này chưa hẳn đã chính xác nhưng vẫn đáng để mang ra tham khảo.
Một số cách hóa giải nghiệp duyên khác mà mọi người có thể tham khảo như chọn người yêu hoặc kết hôn với người hơn tuổi, kết hôn với người ở xa, kết hôn muộn,… một số cách này cũng được nhiều người áp dụng nhưng cảm giác nó hơi cảm tính một chút, vì con người ta đến với nhau bởi chữ “duyên“ nên có muốn tránh cũng không được. Nếu đã có duyên thì cho dù ở bất cứ đâu thì người ta vẫn tìm đến với nhau, còn nếu không có duyên thì có gượng ép cũng không mang lại hạnh phúc.
Lương duyên là từ dùng để chỉ mối quan hệ tốt đẹp khi mà hai người tìm đến nhau giữa dòng đời có trăm ngàn lựa chọn, kết quả cuối cùng là cả hai cùng quyết tiến đến hôn nhân. Đặc biệt của các mối lương duyên là cả hai đều có thiện cảm với nhau trong lần đầu tiên gặp gỡ, dần dần thứ thiện cảm này sẽ phát triển thành tình yêu. Khi ở bên nhau cả hai luôn cảm giác được bao bọc, an toàn không có bất cứ khoảng cách nào với hai người. Họ luôn dành cho nhau tình cảm chân thành, không toan tính, vụ lợi hay lừa dối từ bất kỳ bên nào. Sự thấu hiểu những cặp đôi này rất cao cho dù không cần phải nói gì họ vẫn biết đối phương đang nghĩ gì. Kết quả cuối cùng của những mối lương duyên này thường là cả hai sẽ cùng nhau bước chung trên một con đường cho đến cuối đời.
Như đã nhắc đến ở phần khái niệm, nghiệp duyên chính là mối quan hệ nhân quả. Có thể ở kiếp trước hay kiếp này một trong hai người có nợ nhau một vấn đề gì đó cho nên kết quả là dẫn đến mối nghiệp duyên của hiện tại. Đặc điểm dễ nhận thấy ở những mối quan hệ kiểu này là cả hai đều không có ấn tượng tốt gì về nhau khi mới gặp. Thậm chí có trường hợp có xảy ra xung đột, coi nhau kẻ thù nhưng lâu dần chúng lại biến thành tình cảm rồi cứ thế trở thành tình yêu. Tuy nhiên, ngay cả khi đã là vợ chồng thì cả hai vẫn có khoảng cách và những mối nghi kỵ dành cho nhau. Họ thường khắc khẩu trong mọi vấn đề, luôn xảy ra tranh cãi giữa hai người khiến bầu không khí gia đình lúc nào cũng ngột ngạt, bí bách. Nhiều lúc cả hai cùng muốn giải thoát cho nhau nhưng vì chưa hết duyên hoặc một trong hai chưa trả hết nợ cho người kia nên vẫn phải gắn bó với nhau.
Gặp gỡ và yêu nhau đã là một cái duyên lớn của đời người nhưng có nên duyên vợ chồng hay không thì lại là một chuyện khác. Rất nhiều cặp đôi yêu nhau rất sâu đậm nhưng lại không đến được với nhau vì duyên chưa tới. Nhưng một số từ những người xa lạ tưởng chừng chẳng có điểm gì chung lại trở thành vợ chồng. Vì đâu lại có những chuyện như vậy xảy ra? Người ta gọi đó là duyên vợ chồng, duyên vợ chồng thường được chia làm 3 loại chính. Sau đây sẽ là phần lý giải chi tiết :
Việc trong kiếp trước hoặc kiếp này một trong hai người có ơn với người còn lại sẽ có cơ hội rất lớn để hai người trở thành vợ chồng. Chẳng ở kiếp trước một người đàn ông đi qua đường thấy một bé gái đang nằm co ro dưới trời lạnh, người đã cởi áo khoác và đắp cho cô bé. Trong kiếp đó cô bé ấy không có cơ hội để báo ân cho người đàn ông đó nên trong kiếp này cô bé ấy trở thành vợ của người đàn ông kiếp trước mà cô mang ơn. Duyên vợ chồng kiểu như vậy thường cho kết thúc khá viên mãn vì người gieo nhân đã làm một việc tốt thì sẽ cho quả ngọt về sau. Mặc dù vậy, không phải lúc nào mối duyên này đều cho kết thúc viên mãn. Nếu tính cách của hai người quá khác biệt thì vẫn dẫn đến xung đột và chia ly.
Những món nợ về tiền bạc, tình cảm với một người nào đó nếu không trả được trong kiếp này thì nhất định vẫn sẽ phải trả trong kiếp sau. Ví dụ ở kiếp trước ta bị một người đàn ông lừa cả tình lẫn tiền khiến ta hận người này cả một đời thì trong kiếp này nếu như gặp lại người ta sẽ bám theo không dứt, rồi cứ thế trở thành vợ chồng. Duyên như vậy còn được gọi là nghiệp duyên và thường có kết thúc không có hậu .Tuy nhiên, nếu cả hai cùng biết cố gắng thì mọi chuyện đều có thể rẽ sang một hướng khác có hậu.
Duyên do cả hai thiếu nợ nhau thường có tính gắn kết khá cao vì cả hai đều mắc nợ nhau nên không dễ gì mà từ bỏ đối phương được. Mối nhân duyên vợ chồng kiểu này thường xảy ra các tranh chấp, toan tính thiệt hơn nên bầu không khí gia đình thường không được thoải mái. Vì vậy muốn có được kết thúc viên mãn hay không còn phụ thuộc vào thái độ nhường nhịn của cả hai với nhau.
Lời kết
Trong bất kỳ các mối quan hệ nào việc xác định nó là lương duyên hay nghiệp duyên đều không có tính quan trọng, mà trên hết phải là thái độ hành xử của mỗi bên ra sao với nó. Nghiệp duyên chưa hẳn đã là không tốt nếu như mỗi người biết cố gắng khắc phục những lỗi lầm, khuyết điểm cho nhau. Ngẫm kỹ mới thấy rằng tất cả các mối quan hệ giữa người với người đều dựa trên sự ràng buộc nhân quả nên ta cần học cách chấp nhận chúng chứ không phải là tìm cách để tránh né chúng. Có làm được như vậy thì ta mới có được cuộc sống không có những ưu phiền.
CỘNG ĐỒNG THIỀN CA VIỆT NAM Địa chỉ: Tầng 3, 174C Đội Cấn, Hà Nội Hotline: 090 888 5999 Website: www.thienca.vn Fanpage: Thiền Ca Việt Nam Nhóm: Cộng đồng Thiền Ca Việt Nam Nhóm Zalo: Tham gia tại ĐÂY
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/nghiep-duyen-la-gi-luong-duyen-la-gi-cach-hoa-giai-nghiep-duyen-thiencavn-a21054.html