Phòng ngừa và điều trị viêm phụ khoa

Bệnh viêm phụ khoa hay viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm, thường đi kèm với triệu chứng như xuất tiết, ngứa và khó chịu. Nguyên nhân của viêm phụ khoa thường là do tình trạng thay đổi trong hệ thống vi sinh tự nhiên của âm đạo hoặc nhiễm trùng. Quá trình giảm estrogen sau mãn kinh và một số rối loạn nội tiết khác cũng làm tăng nguy cơ viêm âm đạo.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sỹ Phạm Thị Kim Yến - Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Sức khoẻ phụ nữ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm phụ khoa

1.1 Viêm âm đạo do vi khuẩn 

Viêm âm đạo là một bệnh viêm phụ khoa phổ biến, xảy ra do sự mất cân bằng của các vi khuẩn trong âm đạo. Thông thường, vi khuẩn lactobacilli chiếm ưu thế so với các vi khuẩn khác, nhưng khi vi khuẩn kỵ khí (anaerobes) tăng lên quá mức sẽ làm đảo lộn sự cân bằng và dẫn đến viêm âm đạo do vi khuẩn.

Mặc dù loại viêm âm đạo này có liên quan đến quan hệ tình dục, đặc biệt là trong trường hợp quan hệ không an toàn hoặc quan hệ với nhiều người. Tuy nhiên, viêm âm đạo cũng có thể xảy ra ở trẻ em, phụ nữ không có hoạt động tình dục do lây lan của các mầm bệnh khi sử dụng chung hoặc giặt chung đồ lót. 

Phòng ngừa và điều trị viêm phụ khoa

1.2 Nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men xảy ra khi có sự tăng sinh quá mức của một loại nấm - thường là Candida albicans - trong âm đạo. C. albicans cũng gây nhiễm trùng ở các vùng ẩm ướt khác trên cơ thể như miệng (tưa miệng), nếp gấp da và giường móng tay. Nhiễm trùng nấm cũng có thể gây ra tình trạng hăm tã.

1.3 Trichomonas 

Nhiễm trùng bởi Trichomonas là một trong những loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến, do ký sinh trùng đơn bào có tên là Trichomonas vaginalis gây ra. Sinh vật này lây lan thông qua quá trình quan hệ tình dục với người bị nhiễm trùng.

Ở nam giới, ký sinh trùng này thường xâm nhập vào đường tiết niệu, nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Trong khi ở phụ nữ, Trichomonas thường xâm nhập vào âm đạo và gây ra các triệu chứng. Đồng thời, ký sinh trùng này cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác ở phụ nữ.

1.4 Viêm âm đạo không nhiễm trùng

Bệnh viêm phụ khoa không nhiễm trùng thường xuất phát từ các nguyên nhân bao gồm một số loại thuốc xịt, thụt rửa âm đạo, xà phòng thơm, chất tẩy rửa có mùi hương và các sản phẩm diệt tinh trùng. Người bệnh sử dụng các loại sản phẩm này có thể gây phản ứng dị ứng hoặc kích thích các mô âm hộ và âm đạo.

Ngoài ra, các vật lạ như giấy lụa hoặc tampon bị bỏ quên trong âm đạo cũng gây kích ứng cho các mô âm đạo.

1.5 Hội chứng sinh dục mãn kinh (teo âm đạo) 

Hội chứng sinh dục mãn kinh hay teo âm đạo xảy ra khi người bệnh bị giảm nồng độ estrogen sau khi mãn kinh hoặc sau phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng. Tình trạng này làm cho niêm mạc âm đạo mỏng đi, gây ra các triệu chứng như kích thích, nóng rát và khô.

2. Dấu hiệu bệnh viêm phụ khoa

Bệnh viêm phụ khoa là tình trạng thường gặp ở phụ nữ. Khi có bất kỳ dấu hiệu viêm nhiễm nào của cơ quan sinh dục, chị em phụ nữ nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng.

Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm phụ khoa:

2.1 Ngứa rát ở vùng kín

Khi mắc bệnh viêm phụ khoa, triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác ngứa ở vùng kín. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cảm giác ngứa có thể kéo dài và khó chịu, hoặc chỉ xuất hiện một cách tạm thời, theo từng cơn.

Tình trạng ngứa trở nên trầm trọng hơn và gia tăng vào buổi tối. Dấu hiệu này thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và dùng tay gãi, dẫn đến làm tổn thương vùng kín nghiêm trọng hơn.

2.2 Khí hư có màu bất thường và có mùi hôi

Thông thường, dịch âm đạo có màu trắng trong suốt giống lòng trắng trứng gà và không có mùi. Tuy nhiên, nếu phát hiện dịch có màu hoặc mùi lạ như: đục như bã đậu, vàng xanh, nâu... hoặc mùi hôi khó chịu, đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phụ khoa.

Tùy thuộc vào loại viêm nhiễm phụ khoa cụ thể, khí hư sẽ có các đặc điểm bất thường khác nhau. Ví dụ, khí hư có vàng xanh với mùi hôi chua là dấu hiệu của viêm âm đạo do nấm Candida, khí hư có màu xanh và mùi hôi tanh là dấu hiệu của viêm lộ tuyến cổ tử cung, hoặc khí hư có màu nâu và lẫn máu có thể là dấu hiệu của viêm buồng trứng hoặc thậm chí là ung thư cổ tử cung...

Vì vậy, khi phát hiện khí hư không bình thường, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

2.3 Đau khi quan hệ tình dục

Viêm nhiễm ở vùng kín làm giảm độ bôi trơn tự nhiên của âm đạo, khiến cho quá trình quan hệ tình dục trở nên khó chịu và đau rát. Dần dần, tình trạng này gây ra tâm lý sợ hãi trong mối quan hệ với chồng hoặc người yêu.

Bên cạnh đó, đau bụng nghiêm trọng trước và trong kỳ kinh nguyệt, cùng với các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt và vã mồ hôi, có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm phụ khoa.

2.4 Chảy máu âm đạo bất thường

Hiện tượng âm đạo chảy máu khi không đang trong kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục lần đầu, có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề viêm nhiễm phụ khoa.

2.5 Đau khi tiểu tiện

Bệnh viêm phụ khoa thường gây ra cảm giác nóng rát khi đi tiểu, khó tiểu, hoặc tiểu buốt cho phụ nữ. Tình trạng này không chỉ gây cảm giác khó chịu, mà còn tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại xâm nhập.

Chị em phụ nữ có khả năng mắc viêm đường tiết niệu hoặc viêm bàng quang nếu bệnh kéo dài mà không được điều trị kịp thời.

3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ của viêm âm đạo 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phụ khoa bao gồm:

4. Cách chữa bệnh viêm phụ khoa 

Bệnh viêm phụ khoa xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau (do nhiều sinh vật hoặc điều kiện). Do đó, phương pháp điều trị bệnh cũng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể:

4.1 Điều trị viêm âm đạo là do vi khuẩn 

Trong trường hợp này, bác sĩ thường kê toa thuốc metronidazole (Flagyl) dưới dạng viên uống hoặc gel/kem metronidazole (MetroGel), kem clindamycin (Cleocin) để bôi vào âm đạo. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, chị em phụ nữ cần phải được kiểm tra và nhận toa thuốc từ bác sĩ.

Phòng ngừa và điều trị viêm phụ khoa

4.2 Điều trị nhiễm trùng nấm men 

Thông thường, chị em phụ nữ có thể sử dụng kem chống nấm không kê đơn hoặc thuốc đạn như miconazole (Monistat 1), clotrimazole (Gyne-Lotrimin), butoconazole (Femstat 3) hoặc tioconazole (Vagistat-1) để điều trị.

Ngoài ra, nhiễm trùng nấm men cũng được điều trị bằng thuốc kháng nấm theo toa, như fluconazole (Diflucan). Quá trình sử dụng các loại thuốc không cần đơn mang lại sự tiện lợi và tiết kiệm chi phí, đồng thời chị em phụ nữ không cần phải chờ đợi để gặp bác sĩ.

Tuy nhiên, chị em phụ nữ cần lưu ý rằng những nguyên nhân khác cũng gây ra các triệu chứng tương tự, nên khi sử dụng thuốc mà không được chỉ định, điều này có thể gây trì hoãn trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

4.3 Điều trị Trichomonas 

Bác sĩ sẽ kê toa thuốc metronidazole (Flagyl) hoặc tinidazole (Tindamax) để điều trị.

4.4 Điều trị Hội chứng sinh dục mãn kinh (teo âm đạo) 

Estrogen được sử dụng dưới dạng kem âm đạo, viên uống hoặc dạng vòng đặt âm đạo để điều trị tình trạng này một cách hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ được sử dụng sau khi đã được bác sĩ kê toa, các yếu tố nguy cơ khác cũng như các biến chứng tiềm ẩn đã được xem xét kỹ lưỡng.

4.5 Điều trị viêm âm đạo không nhiễm trùng 

Để điều trị bệnh viêm phụ khoa này, chị em phụ nữ cần xác định chính xác nguồn gốc dẫn đến sự kích thích và tránh tiếp xúc với nguyên nhân này. Các nguồn gây kích ứng có khả năng bao gồm các sản phẩm như xà phòng mới, bột giặt, băng vệ sinh hoặc tampon.

5. Phòng ngừa bệnh viêm phụ khoa

5.1 Vệ sinh vùng kín 

Vệ sinh vùng kín là một phần quan trọng của quá trình chăm sóc sức khỏe hàng ngày. Để làm điều này, chị em phụ nữ hãy sử dụng nước ấm để rửa vùng kín và lau khô bằng khăn mềm ít nhất 2-3 lần mỗi ngày.

Việc sử dụng khăn mềm có thể làm giảm mồ hôi tích tụ và loại bỏ mùi khó chịu. Chị em phụ nữ cũng cần tránh sử dụng các dụng cụ thụt rửa, thuốc xịt âm đạo, nước hoa và xà phòng bên trong âm đạo.

Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo rằng những sản phẩm này làm giảm nồng độ pH của âm đạo và gây khô rát, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phụ khoa và mùi khó chịu. Để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn từ hậu môn sang âm đạo, chị em phụ nữ nên lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh, điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn và viêm nhiễm trong vùng kín.

5.2 Vệ sinh vùng kín trong thời gian đặc biệt 

Trong những giai đoạn đặc biệt như thời điểm có kinh nguyệt, quá trình vệ sinh vùng kín rất quan trọng. Chị em phụ nữ cần thay băng vệ sinh mỗi 3 - 4 giờ để tránh vi khuẩn phát triển, gây mùi và nhiễm khuẩn.

Khi thay băng vệ sinh, chị em phụ nữ cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, lau khô trước khi sử dụng băng mới. Trong thai kỳ hoặc sau sinh, quá trình vệ sinh vùng kín cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng sản phẩm vệ sinh phụ nữ có thành phần tự nhiên nhằm đảm bảo an toàn cho da và tránh kích ứng. Chị em nên sử dụng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ để lau rửa nhẹ nhàng, tránh thụt rửa.

5.3 Sử dụng quần lót phù hợp

Để đảm bảo vệ sinh vùng kín, chị em phụ nữ nên chọn quần lót phù hợp, tránh sử dụng quần lót được làm từ các chất liệu như lụa, ren, da, hay polyester trong thời gian dài.

Ngoài ra, chị em phụ nữ nên tránh các loại quần lót có dây hoặc ôm sát vì các loại quần này có khả năng gây kích ứng và tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm men, dẫn đến xuất hiện mùi hôi.

Thay vào đó, chị em phụ nữ nên thay quần lót hàng ngày, đặc biệt là sau khi ra mồ hôi để tránh tình trạng tích tụ mồ hôi trong quần lót, góp phần ngăn chặn sự phát triển của nấm men và mùi hôi.

Sau khi tập thể dục hoặc hoạt động nặng, chị em phụ nữ cũng nên thay đồ lót và vệ sinh để duy trì sức khỏe và sự thoải mái.

5.4 Ăn sữa chua 

Sữa chua không chỉ giúp da đẹp và duy trì vóc dáng mà còn giúp khử mùi hiệu quả. Loại thực phẩm này chứa nhiều vi khuẩn có lợi, trong đó có vi khuẩn lactobacillus giúp kháng lại nấm Candida - một nguyên nhân phổ biến gây mùi hôi vùng kín và điều chỉnh độ pH của âm đạo.

Phương pháp này khá đơn giản, chị em phụ nữ chỉ cần tiêu thụ 2 cốc sữa chua không đường mỗi ngày để có thể loại bỏ mùi hôi vùng kín một cách nhanh chóng. Ngoài ra, sử dụng dung dịch pha loãng rượu giấm táo để rửa vùng kín trong khoảng 20 phút cũng giúp loại bỏ mùi hôi bởi nó giảm vi khuẩn gây bệnh viêm phụ khoa.

5.5 Khám phụ khoa định kỳ theo chỉ định của Bác sĩ 

Nếu phát hiện mùi hôi, ngứa rát hoặc có các dấu hiệu khác không bình thường ở vùng kín, chị em phụ nữ hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

Khi chị em phụ nữ tự điều trị có khả năng làm cho bệnh viêm phụ khoa trở nên nghiêm trọng hơn, vì vậy đừng ngần ngại hoặc tự giấu các triệu chứng. Để duy trì sức khỏe của vùng kín, chị em phụ nữ cũng nên đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng.

Phòng ngừa và điều trị viêm phụ khoa

Gói kiểm tra và sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đặc biệt dành những chị em có các dấu hiệu không bình thường như chảy máu bất thường ở âm đạo, vấn đề liên quan đến kinh nguyệt, tiết dịch âm đạo không bình thường (bao gồm mùi hôi, màu sắc không bình thường), cũng như đau và ngứa ở vùng kín. Đối với phụ nữ có các yếu tố nguy cơ như vệ sinh cá nhân không tốt, quan hệ tình dục không an toàn hoặc từng tiến hành nạo phá thai, gói khám này càng cần thiết.

Khi tham gia Gói kiểm tra và sàng lọc tại Vinmec, quý khách sẽ được thực hiện những kỹ thuật siêu âm và thăm khám để phát hiện sớm các bệnh lý viêm nhiễm, giúp điều trị một cách dễ dàng và không tốn kém. Ngoài ra, quá trình sàng lọc còn giúp phát hiện sớm các trường hợp ung thư phụ khoa, đảm bảo sức khỏe và an ninh cho phụ nữ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/phong-ngua-va-dieu-tri-viem-phu-khoa-a21021.html