Chỉ số đường huyết của khoai lang là bao nhiêu? Người tiểu đường có ăn được không?

Khoai lang chứa đường tự nhiên, chất xơ và một số chất dinh dưỡng khác. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn khoai lang không? Để biết người tiểu đường có thể ăn khoai lang không cần biết chỉ số đường huyết của thực phẩm này. Vậy chỉ số đường huyết của khoai lang bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết của khoai lang

Mặc dù khoai lang chứa nhiều tinh bột nhưng lại ít calo và hàm lượng đường thấp. Ngoài ra, thực phẩm này giàu chất xơ giúp người bệnh có cảm giác no lâu, giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể và duy trì lượng đường trong máu. Trong 100g khoai lang chứa khoảng 28.5g carbs với chỉ số đường huyết thấp khoảng 50. Quá trình chế biến khoai lang cũng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số GI của loại thực phẩm này.

Ngay cả cách luộc khoai cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu khi được cơ thể hấp thụ. Chẳng hạn như khi luộc khoai lang 30 phút thì chỉ số GI thấp khoảng 46 nhưng chỉ luộc 8 phút thì chỉ số đường huyết lên tới 61.

Ngoài ra, khoai lang còn chứa nhiều chất xơ, vitamin C, beta-caroten và các khoáng chất khác giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Một lợi ích khác của khoai lang là giảm tác hại của các gốc tự do gây ra, ăn khoai lang cũng tốt cho hệ tiêu hoá, giảm hội chứng ruột kích thích.

Chỉ số đường huyết của khoai lang là bao nhiêu? Người tiểu đường có ăn được không?
Khoai lang luộc có chỉ số đường huyết thấp

Người tiểu đường ăn khoai lang được không?

Người bệnh tiểu đường phải tuân theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt để đảm bảo lượng đường trong máu ổn định và ngăn ngừa các biến chứng. Khoai lang chứa nhiều tinh bột, chất xơ và vitamin nên người bị tiểu đường có thể sử dụng thay thế cho khoai tây, không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao hơn mà còn nhiều chất xơ và có nhiều đặc tính giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Tuy nhiên, để thu được nhiều lợi ích nhất từ ​​khoai lang, người bệnh tiểu đường nên kiểm soát lượng tiêu thụ mỗi lần ăn:

Người bệnh tiểu đường nên ăn khoai lang như thế nào?

Mặc dù khoai lang tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng vẫn chứa nhiều tinh bột nên nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Mỗi bữa, người bệnh chỉ nên ăn dưới 200g khoai lang và nên ăn những loại khoai lang dưới đây:

Chỉ số đường huyết của khoai lang là bao nhiêu? Người tiểu đường có ăn được không?
Người tiểu đường nên chọn khoai lang tím để ăn

Cách chọn thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường

GI là chỉ số lượng đường trong máu sau khi ăn. Không thể đánh giá GI dựa trên cảm tính như socola có GI thấp hơn so với yến mạch. Hoặc bắp nướng, khoai tây chiên có chỉ số đường huyết ngang với một ly nước mía nguyên chất.

Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường có thể chọn thực phẩm có chỉ số GI như sau:

Một số loại thực phẩm có chỉ số GI thấp cho người bệnh tiểu đường

Dưới đây là 7 loại thực phẩm có chỉ số GI thấp người tiểu đường nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày:

Chỉ số đường huyết của khoai lang là bao nhiêu? Người tiểu đường có ăn được không?
Người bệnh tiểu đường nên chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp

Từ thông tin bài viết trên có thể thấy chỉ số đường huyết của khoai lang khoảng 50 (trong 100g). Tuỳ vào cách chế biến thì khoai lang có chỉ số GI khác. Vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng khoai lang trong chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý liều lượng ăn vừa phải. Ngoài khoai lang, người bệnh tiểu đường nên chú ý lựa chọn thực phẩm phù hợp khác để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể và kiểm soát bệnh hiệu quả. Tốt nhất, khi xây dựng chế độ ăn hàng ngày nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Xem thêm: Chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/chi-so-duong-huyet-cua-khoai-lang-la-bao-nhieu-nguoi-tieu-duong-co-an-duoc-khong-a20977.html