Đi ngoài ra máu: Đừng coi thường

Đi ngoài ra máu không phải là một tình trạng hiếm gặp và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Đây có thể là biểu hiện của tình trạng táo bón bình thường hoặc có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn như ung thư, xuất huyết tiêu hoá hoặc viêm dạ dày. Vì thế, chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân của tình trạng trước khi tiến hành điều trị.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nội soi tiêu hóa -Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

1. Hiện tượng đi ngoài ra máu

Đây là tình trạng xuất hiện máu trong phân khi đại tiện, máu có thể ở bất kỳ vị trí nào của phân. Máu xuất hiện trong phân có thể có màu đỏ tươi, thâm đen hoặc đỏ thẫm. Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh, máu lẫn trong phân sẽ có biểu hiện khác nhau.

Táo bón cũng là một tình trạng gây ra máu trong phân, nhưng có thể tự khỏi. Táo bón không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu cũng có thể do những nguyên nhân và bệnh lý khác nguy hiểm hơn.

Đi ngoài ra máu: Đừng coi thường

2. Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, tuy nhiên có một số nguyên nhân phổ biến hơn, bao gồm:

2.1. Bệnh trĩ

Trĩ là căn bệnh phổ biến gây ra tình trạng đi ngoài ra máu. Đây cũng là một căn bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nếu chúng ta không có lối sống sinh hoạt lành mạnh.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ khá đa dạng, có thể kể đến như:

Đi ngoài ra máu: Đừng coi thường

Người bệnh có thể điều trị hoặc cải thiện bệnh trĩ bằng nhiều cách, ví dụ như:

2.2. Rò ống tiêu hóa

Khu vực giữa hậu môn và trực tràng/da có thể xuất hiện các lỗ rò. Các lỗ rò này còn được gọi là rò ống tiêu hoá. Rò ống tiêu hoá có thể gây rò dịch tiêu hoá, rỉ mủ hoặc máu, từ đó khiến bệnh nhân xuất hiện máu trong phân.

Phương pháp điều trị rò ống tiêu hoá thông thường là phẫu thuật và liệu pháp kháng sinh.

2.3. Các vết nứt

Đi ngoài ra máu có thể xuất hiện khi các mô của hậu môn, trực tràng hay ruột kết bị rách, gây chảy máu.

Người bệnh có thể tiêu thụ nhiều chất xơ hoặc các chất có tác dụng làm mềm phân để cải thiện tình trạng này. Nếu tình trạng trở nặng, bệnh nhân sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật.

2.4. Viêm túi thừa

Túi thừa là một cơ quan giống như chiếc túi nhỏ, phồng lên từ khu vực thành ruột kết. Túi thừa có thể xuất hiện xuyên suốt đại tràng và phổ biến ở khu vực cuối bên trái đại tràng, hay còn gọi là đại tràng sigma.

Túi thừa thường xuất hiện ở những người bệnh ít ăn rau củ quả, chất xơ. Khi túi thừa bị chảy máu, người bệnh sẽ có thể phát hiện máu trong phân. Túi thừa chảy máu có thể xuất hiện liên tục, gián đoạn hoặc tự ngưng. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.

2.5. Viêm đại tràng, trực tràng

Đại tràng là khu vực cuối của ống tiêu hoá. Trực tràng là phần cuối của đại tràng gần hậu môn. Viêm trực tràng và viêm đại tràng cũng là nguyên nhân gây đi ngoài ra máu.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm ở đại tràng và trực tràng, bao gồm:

2.6. Viêm dạ dày ruột

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính gây ra viêm dạ dày ruột. Bệnh có thể khiến phân của người bệnh có lẫn chất nhầy và máu. Lúc này, bệnh cần được điều trị bằng cách dùng kháng sinh, bù chất lỏng hoặc thuốc kháng virus.

2.7. Bệnh lây qua đường tình dục (STIs)

Việc quan hệ tình dục bằng hậu môn gây ra nhiều tác hại, trong đó có thể tăng nguy cơ gây viêm hậu môn hoặc viêm trực tràng, gây chảy máu.

Tuỳ vào loại nguyên nhân (virus, vi khuẩn hay nấm), người bệnh sẽ được điều trị bằng các loại thuốc khác nhau như thuốc kháng sinh, thuốc chống virus hay thuốc chống nấm.

2.8. Sa trực tràng

Những người cao tuổi sẽ có nguy cơ bị sa trực tràng cao hơn người trẻ. Tình trạng này cũng khiến người bệnh đi ngoài ra máu và đau bụng dưới. Để điều trị, bệnh nhân sẽ cần được điều trị bằng cách thực hiện phẫu thuật.

Đi ngoài ra máu: Đừng coi thường

2.9. Polyp

Polyp là các khối u hình thành do sự sinh trưởng quá mức của niêm mạc ruột kết. Các khối u này sẽ phát triển và lồi vào trong lòng ruột kết. Nếu polyp xuất hiện ở lớp lót đại trực tràng có thể gây kích ứng, chảy máu và viêm.

2.10. Ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng

Đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của ung thư đại tràng và ung thư trực tràng. Hai loại ung thư này sẽ ảnh hưởng đến trực tràng và ruột già, gây viêm, kích ứng và chảy máu. Ngoài ra, có một số trường hợp người bệnh bị ung thư do polyp tiến triển.

Bên cạnh dấu hiệu có máu trong phân, người mắc ung thư đại trực tràng có thể xuất hiện các biểu hiện như:

2.11. Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa cũng là nguyên nhân khiến xuất hiện máu trong phân người bệnh.

3. Đi ngoài ra máu cần đến gặp bác sĩ khi nào?

Tình trạng này có thể là một biểu hiện thông thường, không cần phải điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp lượng máu xuất hiện nhiều, tình trạng kéo dài hoặc gây ra cảm giác đau đớn, người bệnh cần đến các cơ sở y tế ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân và lên kế hoạch điều trị.

Đi ngoài ra máu: Đừng coi thường

Người bệnh nếu có các dấu hiệu sau, cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Đi ngoài ra máu: Đừng coi thường

4. Xét nghiệm phát hiện máu trong phân

Tình trạng máu trong phân có thể được phát hiện bằng mắt thường khi đã diễn biến nặng. Trên thực tế, người bệnh có thể đã gặp phải tình trạng máu trong phân từ lâu, nhưng lượng máu rất ít, thậm chí là không thể quan sát bằng mắt thường nên khiến bệnh nhân lơ là, không chú ý. Chính vì thế, những người có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng nên tiến hành xét nghiệm phân để tìm kiếm máu lẫn trong phân.

Các xét nghiệm tìm máu trong phân là một trong những xét nghiệm quan trọng và hiệu quả trong quá trình sàng lọc ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, trước xét nghiệm, bệnh nhân cần tránh ăn một số loại thực phẩm nhất định, bao gồm: cá trích, thực phẩm giàu vitamin C, củ cải, chuối,...

Nếu kết quả bất thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm một vài phương pháp khác để đưa ra chẩn đoán chính xác như nội soi, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, chụp khung đại tràng hoặc siêu âm.

Khoa Nội soi - Tiêu hóa là một trong những chuyên khoa mũi nhọn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/di-ngoai-ra-mau-dung-coi-thuong-a20963.html