Răng mọc lẫy là gì, hình ảnh cụ thể ra sao? Răng mọc lẫy do nguyên nhân nào? Có cách nào xử lý răng mọc lẫy hay không? Liệu tình trạng này sẽ gây ra những ảnh hưởng gì đến răng miệng? Răng mọc lẫy ở trẻ em và có ở người lớn hay không? Tình trạng này thường xảy ra ở một hàm hay cả hai hàm răng? Cùng VIET SMILE tìm hiểu chi tiết hơn về răng mọc lẫy trong bài viết dưới đây nhé!
Răng mọc lẫy là tình trạng răng cửa của hàm dưới hay hàm trên bị mọc lệch so với vị trí đúng trên cung hàm. Trường hợp này sẽ phổ biến ở trẻ em đang trong độ tuổi thay răng cũng như khi quá trình rụng răng diễn ra và hình thành răng vĩnh viễn. Điều này khiến cho các răng vĩnh viễn mọc lên sẽ không thẳng trục, không đúng vị trí gây ra nhiều ảnh hưởng đến các răng còn lại, ảnh hưởng sức khỏe răng miệng cho bé.
Không chỉ vậy, khi răng vĩnh viễn mọc lệch sẽ khiến chân răng sữa không bị tác động vào hay đè đẩy nên sẽ không tự tiêu chân. Khi chân răng sữa không bị tiêu sẽ khiến răng sữa tồn tại lâu hơn thường lệ từ đó gây tình trạng mọc thừa răng ở trẻ hay răng mọc lẫy. Do vậy, các phụ huynh cần theo dõi tình trạng răng của con mọc, phát triển để có thể phát hiện tình trạng này sớm và tìm cách khắc phục kịp thời.
Răng mọc lẫy phổ biến ở trẻ nhưng ở người lớn vẫn có nhiều trường hợp gặp phải dù các răng sữa đã được thay hết. Tình trạng răng mọc lẫy ở người lớn tương tự ở trẻ nhưng sẽ là các răng vĩnh viễn mọc lệch lạc gây chen chúc ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ cũng như gây sai lệch khớp cắn.
Do vậy, các trường hợp răng mọc lẫy ở người lớn sẽ nặng hơn ở trẻ em và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về lâu dài hơn. Răng mọc lẫy ở người lớn có thể khiến quá trình ăn uống, vệ sinh gặp khó khăn gây các bệnh lý răng miệng cũng như làm tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Vậy nên, việc phát hiện và điều trị sớm là vô cùng cần thiết. Vậy răng mọc lẫy do đâu? Theo dõi nội dung tiếp theo ngay nhé!
Có rất khá nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng răng mọc lẫy ở trẻ, người lớn. Dưới đây là một số nguyên nhân chính thường gặp:
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ gặp tình trạng răng mọc lẫy là do di truyền. Bởi rất nhiều trường hợp mọc lẫy ở trẻ là do di truyền vì gia đình trước đó có thể ông bà hay bố mẹ gặp các vấn đề sai lệch răng: hô, móm, thưa,… Với các bạn nhỏ có bố hay mẹ từng bị răng mọc lẫy cũng sẽ gặp tình trạng này cao hơn so với các bạn cùng tuổi.
Thông thường, khi các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên, nó sẽ gây tiêu chân răng của những chiếc răng sữa tương ứng nằm phía trên nó khiến chúng bị lung lay và rụng đi. Cụ thể, khi các bạn nhỏ mọc răng vĩnh viễn đầu tiên thì thông thường đó sẽ là 2 chiếc răng cửa dưới vào khoảng 6 đến 7 tuổi. Cùng thời điểm đó thì răng hàm lớn thứ nhất cũng sẽ mọc.
Nhưng nếu răng cửa vĩnh viễn đã mọc được 1 nửa nhưng răng cửa sữa vẫn chưa nhổ hay thậm chí chưa lung lay thì nha sĩ cần nhổ bỏ để răng mọc đúng vị trí. Tuy nhiên nếu răng sữa không rụng hay không được nhổ đúng thời điểm có thể khiến răng vĩnh viễn mọc sau sẽ bị chiếm chỗ, khi mọc lên càng nhiều thì càng khó để tự đó đi về vị trí chính xác trên cung hàm. Chính vì vậy, sẽ gây nên tình trạng răng vĩnh viễn bị mọc lệch, khiến hàm thừa răng - răng mọc lẫy.
Răng mọc lẫy không chỉ do răng sữa còn trên cung hàm mà có thể do răng sữa bị mất quá sớm. Bởi răng sữa sẽ giúp răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí khi răng sữa rụng. Nhưng nếu răng sữa bị sâu hỏng, rụng sớm hoặc bị chấn thương, nhổ không đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến tình trạng mọc răng của trẻ.
Các răng vĩnh viễn có kích thước lớn hơn các răng sữa nên khi răng vĩnh viễn mọc nhưng cung hàm không đủ chỗ sẽ gây ra tình trạng răng mọc chen chúc, mọc lẫy. Từ đó, dẫn đến răng bị mọc lệch, không thẳng hàng, răng mọc lẫy vào trong lẫn lộn gây sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.
Trẻ có các thói quen xấu: thờ miệng, mút ngón tay, đẩy lưỡi, bú bình,… cũng sẽ gây ra tình trạng răng mọc lẫy, ảnh hưởng sức khỏe răng miệng của trẻ. Vì là các thói quen nên nguyên nhân này rất khó khắc phục và cần điều chỉnh cho trẻ từ nhỏ.
Vậy nên, nếu gặp phải tình trạng răng mọc lẫy bạn nên thăm khám và khắc phục sớm nhất có thể.
Răng mọc lẫy gây ra nhiều ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày của trẻ. Cụ thể là về tính thẩm mỹ cũng như các chức năng của răng.
- Về tính thẩm mỹ: Việc răng mọc lẫy sẽ khiến hàm răng của trẻ không được đẹp mắt. Điều này thậm chí còn ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của toàn gương mặt. Đặc biệt, thời điểm thay răng cũng là lúc trẻ bắt đầu tới trường. Việc có một hàm răng không được đẹp sẽ ảnh hưởng lớn đến sự tự tin và có thể là trở ngại giao tiếp giữa trẻ và các bạn khác.
- Về chức năng răng: Răng mọc lẫy khiến hiệu quả ăn nhai của hàm răng bị giảm đi đáng kể. Khi thức ăn không được đảm bảo nghiền nhỏ sẽ gây ảnh hưởng tới cả hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, những chiếc răng lệch lạc cũng là lý do khiến tình trạng thức ăn mắc lại răng, khó làm sạch xảy đến nhiều hơn. Từ đó, nguy cơ các bệnh lý về răng miệng sẽ tăng cao. Điển hình như viêm lợi, sâu răng, …
Với tình trạng răng mọc lẫy ở cả trẻ em và người thông thường sẽ có hai phương pháp khắc phục phổ biến và mang lại hiệu quả tốt.
Răng mọc lẫy liệu có nhổ được không và có nên nhổ? Đây chắc hẳn là câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm khi răng con mọc lên không thẳng hàng hoặc các bạn gặp tình trạng răng mọc lẫy. Vì răng mọc lẫy sẽ là răng vĩnh viễn mới mọc lên nên nếu nhổ bỏ đồng nghĩa với việc trẻ hoặc bạn sẽ bị thiếu răng ở vị trí đó. Do vậy, bác sĩ sẽ thường chỉ tiến hành nhổ bỏ răng sữa chưa rụng tại vị trí răng vĩnh viễn mọc lên để tạo điều kiện răng mọc đúng vị trí trên cung hàm.
Ngoài ra, với một số trường hợp đặc biệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng. Đối với các trường hợp này cần kiểm tra cẩn thận để tránh biến chứng, viêm nhiễm sau nhổ đặc biệt với trẻ nhỏ.
Vì vậy, nếu ba mẹ muốn xử lý dứt điểm tình trạng răng mọc lẫy cũng như ngăn chặn các biến chứng xảy ra thì không nên tự nhổ răng sữa tại nhà cho bé mà nên đưa đến các cơ sở nha khoa, phòng khám uy tín để thực hiện. Tại các phòng khám sẽ có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên nghiệp sẽ giúp trẻ chăm sóc, bảo vệ răng miệng tốt nhất.
Nếu răng mọc lẫy hàm trên, hàm dưới hay cả hai hàm khiến sai khớp cắn thì chỉnh nha là phương pháp tối ưu nhất giúp giải quyết vấn đề này. Với giải pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha chuyên dụng để tạo ra lực điều chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm, đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Tuy vậy, các trường hợp răng mọc lẫy có thể niềng răng cũng có độ tuổi phù hợp là từ 12-16 tuổi trở lên. Đối với trẻ thì đây là giai đoạn vàng giúp kết quả điều chỉnh đạt hiệu quả cao và nhanh chóng vì xương hàm đang phát triển chưa ổn định. Còn với trường hợp răng mọc lẫy ở người lớn thì thời gian niềng có thể sẽ lâu hơn so với trẻ em trong độ tuổi răng vĩnh viễn đã thay toàn bộ.
Hiện có 2 phương pháp niềng răng được sử dụng nhiều:
Mỗi phương pháp niềng răng đều có ưu điểm riêng và phù hợp với tình trạng răng cụ thể, mong muốn của bạn. Do vây, để lựa chọn phương pháp nào phù hợp với bạn, các bạn nhỏ nhất hãy đến thăm khám trực tiếp tại nha khoa để được bác sĩ tư vấn bạn nhé!
Răng mọc lẫy là hiện tượng các răng mọc lệch so với vị trí tiêu chuẩn trên cung hàm. Răng mọc lẫy có thể ở hàm trên hoặc hàm dưới. Dưới đây là một số hình ảnh thể hiện răng mọc lẫy ở hàm trên và răng mọc lẫy ở hàm dưới, theo dõi ngay nhé!
Trên đây là chia sẻ về răng mọc lẫy và cách xử lý, nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào hãy liên hệ VIET SMILE để được giải đáp nhé. Ngoài ra, các phụ huynh cũng cần theo dõi sát sao để có thể kiểm soát việc thay răng của trẻ đảm bảo sức khỏe răng miệng cho trẻ. Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu răng mọc lẫy hãy đưa trẻ đến gặp nha sĩ sớm để có phương án khắc phục kịp thời.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/rang-moc-lay-la-gi-xu-ly-ra-sao-a20774.html