Viêm dạ dày kiêng ăn gì đang trở thành một câu hỏi phổ biến trong xã hội hiện nay, bệnh mang lại những cơn đau nhức âm ỉ cùng với những triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự gia tăng của căn bệnh này là chế độ ăn uống hàng ngày. Hiểu rõ việc nên kiêng ăn gì đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng của bệnh đau dạ dày.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà - Bác sĩ Nội soi tiêu hoá - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
1. Nguyên nhân bị bệnh đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày được xem là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà nhiều người Việt gặp phải. Có một số nguyên nhân chính gây ra bệnh này:
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) chiếm tỷ lệ lớn: Đến 80% trường hợp viêm loét dạ dày gây ra bởi vi khuẩn HP. Trong số những người nhiễm khuẩn, có khoảng 25% số người không bị loét dạ dày cho đến khi họ có các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, tạo điều kiện cho vi khuẩn HP phát triển.
Lạm dụng thuốc Tây: Sử dụng kháng sinh ở liều lượng cao có thể tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn có ích cho dạ dày. Đồng thời, việc sử dụng thuốc giảm đau cũng làm giảm chất nhầy bảo vệ dạ dày.
Stress: Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể gây tăng co bóp ở dạ dày và kích thích tiết acid dịch vị, làm mất cân bằng độ pH và gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Thuốc lá, rượu bia, chất kích thích: Nicotin trong thuốc lá tăng sản xuất acid dạ dày và cản trở quá trình phục hồi của niêm mạc. Cồn trong rượu và bia cũng góp phần phá hủy niêm mạc dạ dày và giảm chức năng hấp thu, gây bào mòn dạ dày.
Thói quen xấu: Ăn quá no hoặc quá đói, ăn kèm với hoạt động như đọc sách hoặc xem TV, ăn muộn và tiêu thụ thực phẩm không sạch cũng khiến dạ dày hoạt động quá mức, dẫn đến loét dạ dày. Do đó người bệnh cần tìm hiểu viêm dạ dày kiêng ăn gì để có thể phòng tránh một cách tốt nhất.
2. Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh đau dạ dày
Nếu đang trải qua một trong những biểu hiện sau đây, người bệnh có khả năng đang đối mặt với vấn đề về dạ dày:
Cảm giác không ngon miệng, bị chướng bụng: Dấu hiệu của hệ tiêu hóa không ổn định.
Sự ợ hơi, ợ chua, cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị: Có thể do lượng axit dư thừa đẩy ngược lên miệng.
Buồn nôn: Thường xảy ra khi thức ăn không được tiêu hóa và bị đẩy ra ngoài.
Xuất huyết từ dạ dày: Đây là dấu hiệu niêm mạc của dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
Đau ở vùng thượng vị và bụng: Thường là cảm giác đau âm ỉ, nóng rát, không thoải mái ở vùng thượng vị hoặc vùng bên trái phía trên của bụng.
Ho kéo dài không rõ nguyên nhân.
Rối loạn trong việc bài tiết phân.
3. Bệnh viêm dạ dày kiêng ăn gì?
Nguyên tắc chung của việc xây dựng chế độ ăn uống cho người viêm dạ dày:
Tránh các đồ uống có ga hoặc cà phê, không dùng sữa trong thời gian điều trị. Thay vào đó, người bệnh hãy chọn các loại trà thảo dược hoặc nước lọc.
Hạn chế sử dụng các loại gia vị cay nóng.
Không uống rượu bia hoặc hút thuốc lá.
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no hay đói quá lâu. Ăn quá no sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axit có hại, dễ gây đau.
3.1 Tránh thức ăn có tính axit cao.
Các loại thực phẩm có hương vị chua như cam, bưởi, chanh, me, cà muối, giấm, mẻ và một số loại nấm cũng như các loại nước sốt thịt cá đậm đặc và gia vị như ớt, tỏi, cần được người bệnh hạn chế sử dụng.
3.2 Tránh thức ăn quá khó tiêu
Thức ăn khó tiêu cũng là đáp án của câu hỏi viêm dạ dày kiêng ăn gì. Người bệnh cần tránh ăn các loại thực phẩm có khả năng gây tổn thương cho niêm mạc bảo vệ và kích thích dạ dày phải làm việc nặng nhọc, co bóp nhiều, bao gồm: các thực phẩm cứng, rau chứa nhiều chất xơ, trái cây chưa chín mềm (như cóc, ổi, xoài, táo), và thịt có nhiều gân sụn.
Bên cạnh đó, những loại thực phẩm trên thường rất mất thời gian để tới đến được dạ dày nhưng axit sẽ luôn được tiết ra kể cả khi dạ dày trống, vô tình khiến cho lượng axit trong dạ dày tăng cao.
Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn, khó tiêu, và chứa nhiều muối như chả lụa, lạp xưởng, thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích.
3.3 Các sản phẩm từ sữa.
Mọi người có thể bất ngờ khi biết rằng ít nhất 65% dân số không thể dung nạp lactose. Tình trạng này có nghĩa là người bệnh gặp khó khăn trong việc xử lý đường lactose, một thành phần chính trong sữa.
Nếu thuộc nhóm này, người bệnh cần quan tâm nghiêm túc về việc viêm dạ dày kiêng ăn gì, vì việc sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong khi đang bị bệnh có thể gây ra vấn đề lớn cho hệ tiêu hóa, khiến cho các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng và tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
Vì vậy, khi có các triệu chứng này sau khi tiêu thụ sữa hoặc sản phẩm từ sữa, người bệnh nên tránh xa sữa. Đặc biệt, người bệnh không nên sử dụng sữa hoặc sản phẩm từ sữa khi đói vì điều này có thể gây tổn thương cho dạ dày hơn.
3.4 Thịt đỏ
Khi tiêu thụ thịt đỏ, cơ thể chúng ta thường gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa vì các protein động vật thường chứa nhiều axit. Điều này đòi hỏi cơ thể phải tăng sản xuất axit trong dạ dày để tiêu hóa thịt đỏ và tình trạng gia tăng axit không có lợi đối với những người có vấn đề về dạ dày.
3.5 Thực phẩm cay
Các loại gia vị cay không thể thiếu trong mục viêm dạ dày kiêng ăn gì, vì các loại gia vị này có thể tăng lượng axit trong dạ dày, làm cho tình trạng viêm dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Đồng thời, các loại gia vị này cũng có thể kích ứng dạ dày, làm cho các vết viêm hiện có trở nên nghiêm trọng và có thể gây ra loét dạ dày. Vì vậy, nếu dạ dày yếu thì người bệnh nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm cay để bảo vệ sức khỏe của dạ dày tốt hơn.
4. Khi bị đau dạ dày nên ăn gì để mau hồi phục?
Sau khi người bệnh đã hiểu rõ vấn đề viêm dạ dày kiêng ăn gì thì chúng ta cũng cần phải biết một số loại thực phẩm cần thiết cho quá trình hồi phục và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa có thể kể đến như:
Các sản phẩm sữa chua lên men chứa một lượng lớn vi khuẩn có lợi, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ trong điều trị viêm loét dạ dày bằng cách loại bỏ vi khuẩn HP. Ngoài ra, các thực phẩm như sữa chua uống, tương miso và kombucha cũng cung cấp nhiều vi khuẩn có lợi cho sức khỏe dạ dày.
Thảo mộc như gừng và nghệ có tính kháng viêm tự nhiên và được biết đến với khả năng hỗ trợ trong điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày. Mật ong có tác dụng làm dịu viêm nhiễm và kích thích quá trình lành vết loét, trong khi nha đam chứa các chất chống viêm và có tác dụng làm dịu dạ dày. Bổ sung những loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể có lợi cho sức khỏe tiêu hóa của người bệnh.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau, đậu và củ cải giúp giảm axit dạ dày và giảm triệu chứng đau bụng, đồng thời ngăn chặn sự hình thành các vết loét mới. Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày có thể hỗ trợ quá trình điều trị đau dạ dày một cách hiệu quả.
Ngoài ra, việc bổ sung các loại vitamin như A, B, C, và E thông qua các nguồn thực phẩm như trái cây, rau củ, hạt, trứng, sữa và cá cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi niêm mạc dạ dày.
Các chất chống oxy hóa cũng hỗ trợ quá trình làm lành vết viêm loét, tuy nhiên không phải tất cả các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa đều phù hợp cho người mắc viêm loét dạ dày. Một số thực phẩm như rượu vang, chocolate đen, cà chua, gan động vật và ớt chuông cũng thuộc danh sách người bệnh viêm dạ dày kiêng ăn gì. Thay vào đó, người bệnh nên tăng cường tiêu thụ các thực phẩm như tỏi, cải xoăn, dâu tây, dâu tằm, việt quất và khoai lang.
5. Những lưu ý cần thiết trong cách ăn hằng ngày cho người bị viêm loét dạ dày
Ngoài việc hiểu rõ về viêm dạ dày kiêng ăn gì và nên ăn gì, người bệnh cũng cần nhớ một số điều quan trọng trong cách ăn uống hàng ngày:
Tuân thủ giờ ăn và không bỏ bữa: Để tránh cảm giác đói kéo dài gây ra các cơn đau dạ dày do co bóp, người bệnh hãy tuân thủ lịch trình ăn uống đều đặn. Đồng thời, người bệnh nên tránh ăn quá no để không kích thích niêm mạc dạ dày sản xuất axit quá mức gây viêm loét.
Thêm bữa nhỏ vào ngày: Bổ sung các bữa ăn nhỏ trong một ngày để giúp dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa axit. Tốt nhất là ăn một bữa nhỏ khoảng sau bữa chính khoảng 2-3 tiếng. Nếu bác sĩ chỉ định ăn trước khi ngủ, người bệnh hãy chọn thực phẩm lỏng như súp bí đỏ để dễ tiêu hóa.
Chế biến thức ăn: Người bệnh nên ưu tiên sử dụng cách nấu luộc, hấp để tránh sử dụng quá nhiều dầu mỡ, vì dầu mỡ có thể làm khó tiêu hóa.
Tránh thực phẩm sống và lạnh: Người bệnh nên hạn chế ăn thực phẩm sống như hải sản tươi sống và hạn chế sử dụng các chất kích thích như ớt, rượu bia để bảo vệ niêm mạc dạ dày trong quá trình hồi phục.
Sử dụng sinh tố: Sinh tố từ rau củ quả, sữa chua hoặc sữa hạt có thể hỗ trợ trong giai đoạn cấp tính của bệnh vì sinh tố dễ tiêu hóa và hấp thu.
Ăn chậm, nhai kỹ: Người bệnh hãy ăn từ từ và nhai kỹ để giảm thời gian tiếp xúc thức ăn với dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn và giảm gánh nặng cho dạ dày.
6. Những thắc mắc thường gặp về vấn đề viêm dạ dày kiêng ăn gì
Người bệnh nên tránh sử dụng đồ uống có cồn như rượu và bia khi bị viêm loét dạ dày, vì chúng có thể kích thích niêm mạc dạ dày và gây thêm tổn thương.
Người bệnh cần hạn chế ăn các loại gia vị mạnh như gia vị cay và gia vị nóng khi bị viêm loét dạ dày để tránh gây ra những tác động tiêu cực tới niêm mạc dạ dày.
Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng tiêu cực tới bệnh đau dạ dày. Nicotin trong thuốc lá có thể làm tăng tiết acid dịch vị và giảm khả năng sản xuất prostaglandin, gây nên tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, hút thuốc cũng có thể làm chậm quá trình lành những tổn thương tại dạ dày, kéo dài quá trình điều trị.
Bên cạnh tìm hiểu viêm dạ dày kiêng ăn gì, nên ăn gì thì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện cung cấp các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính, nhu cầu riêng của từng khách hàng.
Kết quả kiểm tra, thăm khám sức khỏe sẽ được gửi về tận nhà. Nếu được chẩn đoán các bệnh lý cần phải khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ có chất lượng điều trị vượt trội từ các chuyên khoa khác của Bệnh viện.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.