Vào năm 1901, một bác sĩ người Áo tên là Karl Landsteiner đã phát hiện và nghiên cứu ra sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể có trong huyết thanh. Kháng thể của người này có thể làm ngưng kết hồng cầu của người kia và ngược lại.
Có rất nhiều hệ nhóm máu đã được phát hiện ra như ABO, Rh, Duffy, Kidd, Lewis,... trong đó 2 hệ nhóm máu chính có ý nghĩa hơn cả trong lâm sàng đó là ABO và Rh. Trong bài viết này chúng ta sẽ chủ yếu tìm hiểu về hệ nhóm máu ABO.
Hình 1: Các nhóm máu chính của hệ ABO.
Về cơ bản, hệ nhóm máu ABO được quy định bởi sự có mặt hay không có mặt kháng nguyên A, kháng nguyên B, kháng thể anti-A và kháng thể anti-B. Trong đó kháng nguyên A và B có ở trên bề mặt hồng cầu, kháng thể anti-A và anti-B có mặt trong huyết thanh. Kháng thể anti-A sẽ làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên A và kháng thể anti-B sẽ làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên B.
Theo như cách phân loại của hệ ABO, con người sẽ có 4 nhóm máu chính và tên nhóm máu sẽ tương ứng với tên của kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu:
- Nhóm máu A: có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, trong huyết thanh có kháng thể anti-B và không có kháng thể anti-A.
- Nhóm máu B: có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu; có kháng thể anti-A và không có anti-B trong huyết thanh.
- Nhóm máu O: không có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu. Có kháng thể anti-A và anti-B trong huyết thanh.
- Nhóm máu AB: có đồng thời cả kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu. Không có kháng thể anti-A và anti-B trong huyết thanh.
Khi hệ ABO kết hợp với hệ Rh(D) sẽ cho ra nhóm máu hoàn chỉnh là A(+), A(-), B(+), B(-), O(+), O(-), AB(+) và AB(-).
Ở Việt Nam, tỷ lệ người có nhóm máu O là cao nhất chiếm khoảng 42%, nhóm máu A khoảng 21%, nhóm máu B xấp xỉ 20% và cuối cùng là nhóm máu AB khoảng 17%.
Xét nghiệm nhóm máu là phương pháp xác định nhóm máu của một người nào đó dựa vào nguyên lý ngưng kết giữa kháng nguyên và kháng thể. Đây không phải là một xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lý cụ thể. Kỹ thuật này được tiến hành theo yêu cầu của đối tượng hoặc trong một số trường hợp đặc biệt như:
- Trước khi truyền máu cho ai đó cần phải tiến hành kiểm tra nhóm máu của người cho và người nhận. Tránh truyền nhầm nhóm máu dẫn đến sự phản ứng của cơ thể, thậm chí có thể gây sốc và tử vong.
Hình 2: Trước khi truyền máu bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm nhóm máu.
- Sau khi hiến máu nhân đạo cũng cần phải xét nghiệm nhóm máu.
- Trước các cuộc phẫu thuật, thay ghép tạng, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu kiểm tra nhóm máu của bệnh nhân.
- Xác định nhóm máu cũng là yếu tố quan trọng trong việc xác định quan hệ huyết thống khi có tranh chấp tài sản xảy ra hoặc hỗ trợ công tác phá án hình sự.
- Phụ nữ đang mang thai chuẩn bị đến kỳ sinh đẻ cũng được xét nghiệm nhóm máu hệ ABO và Rh nhằm kiểm tra xem mẹ và con có bị bất đồng nhóm máu hay không.
Truyền máu là một kỹ thuật quan trọng và chứa đựng nhiều rủi ro nếu không đảm bảo an toàn. Việc truyền nhầm nhóm máu vô cùng nguy hiểm có thể dẫn tới sốc và tử vong cho bệnh nhân. Do vậy bắt buộc phải xét nghiệm nhóm máu chính xác trước khi truyền. Có một số lưu ý cần phải tuân thủ khi truyền máu như:
- Người có nhóm máu A: được phép cho và nhận với người nhóm A, ngoài ra có thể nhận từ người nhóm O.
- Người có nhóm máu B: được phép cho và nhận với người nhóm B, ngoài ra có thể nhận từ người nhóm O.
- Người nhóm máu AB: được phép nhận máu từ tất cả người khác nhưng chỉ có thể cho người nhóm AB.
- Người Nhóm máu O: có thể cho tất cả các nhóm máu khác, tuy nhiên lại chỉ có thể nhận được duy nhất nhóm máu O.
Tuy nhiên hiện nay, việc truyền máu có thể truyền từng phần, trong trường hợp cơ thể thiếu thành phần nào trong máu sẽ được truyền bổ sung.
Hình 3: Sơ đồ cho và nhận giữa các nhóm máu.
Để quá trình truyền máu diễn ra an toàn, ngoài việc xét nghiệm nhóm máu, bác sĩ sẽ tiến hành phản ứng hòa hợp (phản ứng chéo) giữa người cho và người nhận. Tránh xảy ra các tai biến truyền máu gây nguy hiểm đến tính mạng.
Xét nghiệm Nhóm máu ABO có thể được thực hiện bằng phương pháp thủ công hoặc tự động dựa trên nguyên lý ngưng kết giữa kháng nguyên và kháng thể. Mẫu máu sẽ được trộn với hồng cầu mẫu và huyết thanh mẫu, qua đó xác định được kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu và kháng thể có trong huyết thanh, từ đó kết luận chính xác nhóm máu của bạn.
Tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, cả 2 phương pháp này đều đang được triển khai rộng rãi. Phương pháp xét nghiệm nhóm máu tự động được thực hiện trên hệ thống máy Orthovision với nhiều ưu điểm vượt trội hơn cả.
Hình 4: Xét nghiệm nhóm máu chính xác, an toàn tại MEDLATEC.
Toàn bộ quy trình xác định nhóm máu đều được thực hiện tự động hóa hoàn toàn, qua đó hạn chế tối đa những sai sót do nguyên nhân chủ quan. Bên cạnh đó, công nghệ tự động có thể thực hiện đồng thời nhiều xét nghiệm cùng lúc, qua đó rút ngắn thời gian và trả kết quả nhanh hơn.
Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện xét nghiệm nhóm máu và tất cả các xét nghiệm khác tại MEDLATEC. Chúng tôi tự hào với 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Tập thể nhân viên và các y bác sĩ luôn nỗ lực không ngừng để nâng cao chuyên môn nhằm mang tới sự hài lòng nhất cho người bệnh.
Không chỉ ở Hà Nội mà khắp các tỉnh thành trên cả nước hiện nay đều có các chi nhánh của MEDLATEC, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu xét nghiệm, khám chữa bệnh của nhân dân. Hơn nữa, MEDLATEC còn hỗ trợ thanh toán bảo hiểm lên tới 100%, qua đó giúp giảm gánh nặng cho cộng đồng.
Mọi ý kiến thắc mắc bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900 565656 hoặc website medlatec.vn, rất hân hạnh được phục vụ quý khách.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/bat-mi-nhung-dieu-ve-he-nhom-mau-abo-huu-ich-danh-cho-ban-a20760.html