Mắt kính cận là thấu kính gì và những lưu ý khi đo, đeo kính cận

Đeo kính thuốc là cách điều trị phổ biến nhất đối với người bị tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị. Trong đó, kính cận là thấu kính gì là thắc mắc được khá nhiều người quan tâm. Bởi đây cũng là tật khúc xạ phổ biến nhất.

Hãy cùng tham khảo ngay kiến thức về thấu kính cận và những lưu ý khi sử dụng để không bỏ lỡ nhiều kiến thức thú vị nhé!

Cận thị là gì? Kính cận là thấu kính gì?

Thế nào là cận thị?

Nếu biết cơ chế gây ra tật cận thị, bạn sẽ hiểu kính cận là thấu kính gì. Đây là tật khúc xạ mà ánh sáng sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì trên võng mạc. Vì vậy, người bị cận thị chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần, nhìn mờ các vật ở xa. Độ cận càng cao thì khả năng nhìn xa càng giảm. Nguyên nhân có thể do giác mạc quá cong hoặc trục nhãn cầu quá dài.

Cận thị là tật khúc xạ rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em hoặc trẻ vị thành niên, có thể tiếp tục nặng dần cho đến khi trưởng thành nếu không điều trị. Chúng ta có thể nhận biết mình gặp vấn đề liên quan đến cận thị nhờ vào một số dấu hiệu như:

Kính cận là thấu kính gì?

Hiện nay, đeo kính chữa cận thị là cách được nhiều người áp dụng nhất. Vậy kính cận là thấu kính gì và chúng ta có thể đeo những loại mắt kính cận nào? Như đã đề cập ở trên, cận thị xảy ra khi ánh sáng tập trung lại trước võng mạc chứ không phải ở trên võng mạc như mắt bình thường.

Vậy nên, người bị cận thị cần dùng thấu kính phân kỳ (tức kính cầu lõm, lõm ở giữa và dày lên ở xung quanh) để điều chỉnh điểm tập trung của ánh sáng lên trên võng mạc. Tùy thuộc vào độ cận thị, thấu kính này sẽ có tiêu cự khác nhau ở từng người. Hiện nay, có hai loại kính chữa cận thị đang được sử dụng, gồm:

Mắt kính cận là thấu kính gì và những lưu ý khi đo, đeo kính cận

Cận bao nhiêu độ thì cần đeo kính?

Không ít người cho rằng phải cận thị nặng mới cần đeo kính. Song, đây lại là một quan điểm rất sai lầm. Bởi độ cận nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Bên cạnh đó, đeo kính cận còn giúp chúng ta hạn chế bị tăng độ.

Chính vì thế nên việc cận bao nhiêu độ cần đeo kính cũng là thắc mắc của rất nhiều người bên cạnh kính cận là thấu kính gì! Câu trả lời như sau:

Tròng kính được làm từ những chất liệu nào?

Lựa chọn tròng kính cũng là vấn đề được quan tâm bên cạnh thắc mắc kính cận là thấu kính gì. Trên thực tế, hiện nay có một số chất liệu tròng kính phổ biến như:

Bao lâu nên kiểm tra và thay mắt kính gọng một lần?

Kính cận thông thường có thể sử dụng khá lâu, trừ khi bị vỡ hoặc độ cận của mắt đã thay đổi. Bạn nên đi đo mắt mỗi 6 - 12 tháng một lần, nếu độ cận không đổi vẫn có thể sử dụng tiếp kính cũ như bình thường, nếu không thì phải thay tròng kính mới. Ngoài ra, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì nên khám định kỳ thường xuyên hơn:

Mắt kính cận là thấu kính gì và những lưu ý khi đo, đeo kính cận

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc kính cận là thấu kính gì cũng như mang đến thêm nhiều kiến thức trong việc dùng kính chữa cận thị. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy có vấn đề ở mắt, đừng quên thăm khám tại các bệnh viện mắt uy tín để được kiểm tra một cách cẩn thận nhất nhé!

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/mat-kinh-can-la-thau-kinh-gi-va-nhung-luu-y-khi-do-deo-kinh-can-a20723.html