Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng lòng tự cao không phải lúc nào cũng tốt và lành mạnh. Nhà nghiên cứu Michael Kernis, tiến sĩ, giáo sư tâm lý học tại Đại học Georgia, trong một thông cáo báo chí: "Những người có lòng tự cao mong manh thường bù đắp cho sự nghi ngờ bản thân bằng các xu hướng phóng đại để bảo vệ và nâng cao giá trị của bản thân.". Lòng tự trọng cao có thể trở nên có hại khi nó đi kèm với sự phòng thủ quá mức, chẳng hạn như đả kích người khác khi niềm tin, tuyên bố hoặc giá trị của bản thân bị người khác đe dọa. Theo Kernis: "Chúng tôi không cho rằng có điều gì không ổn khi ai đó muốn cảm thấy hài lòng về bản thân. Điều chúng tôi muốn nói là khi cảm thấy hài lòng về bản thân trở thành thiên hướng chính đối với họ, họ thường có xu hướng phòng thủ quá mức và tự đề cao bản thân, lòng tự trọng có thể trở nên mong manh hơn và những lợi ích tâm lý sẽ rất hạn chế."
Những tác hại của tự cao, tự đại có thể kể đến như:
Ngoài ra, những người tự cao luôn xem thường và đánh giá thấp người khác và hậu quả là nhận thất bại do thói chủ quan, “khinh địch”.
Nhìn nhận lại những điều bạn đang làm tốt. Ghi nhớ cách bạn đã giúp đỡ hàng xóm hoặc hỗ trợ sếp trong một cuộc họp quan trọng có thể giúp bạn tập trung vào những đóng góp của bản thân hơn là những thiếu sót.
Nếu bạn luôn quan tâm đến nhu cầu của người khác mà quên mất nhu cầu của chính mình thì bạn đang đánh giá bản thân chưa đủ. Chăm sóc bản thân nhiều hơn và tập trung vào thói quen hàng ngày có thể giúp bạn chống lại những suy nghĩ tiêu cực và xây dựng giá trị bản thân.
Không gì bằng xung quanh bạn là những người luôn yêu thương, ủng hộ bạn. Nhìn nhận bản thân qua con mắt của những người quan tâm đến mình không chỉ giúp bạn đánh giá cao những phẩm chất và quan điểm độc đáo của bản thân, đồng thời họ còn có thể giúp kìm hãm sự tự cao tự đại của bạn bằng cách đưa ra những nhận xét, những lời góp ý chân thành.
Dồn nén quá nhiều suy nghĩ tiêu cực có thể gây ra những tác động xấu lên sức khỏe tâm lý và cả thể chất của chúng ta. Hãy cố gắng đánh bại những suy nghĩ tiêu cực bằng các cách dưới đây:
Nếu xung quanh bạn là những người chỉ luôn cố gắng tìm ra khuyết điểm của bạn hoặc ngược lại là những người suốt ngày tâng bốc, nịnh bợ quá đà khiến bạn trở nên tự cao tự đại thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn nên tìm một môi trường làm việc tốt hơn.
Bạn có quyền ăn mừng những thành công của bản thân và tự hào về những gì bạn đã làm được. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhắc nhở bản thân học cách khiêm tốn, không nên quá tự cao tự đại về thành tích của mình.
Thiền không chỉ giúp tạo trạng thái cân bằng, tĩnh lặng, xua tan căng thẳng mệt mỏi mà còn giúp tăng cường sự tự tin và lòng tự trọng của bản thân.
Nói chuyện với một nhà trị liệu có chuyên môn có thể giúp bạn khám phá nỗi sợ hãi và bất an của mình. Họ cũng có thể giúp bạn định hướng những cách ứng xử trong các tình huống làm giảm sự tự tin của bạn.
Căn bệnh tự cao tự đại không phải không có cách chữa trị. Bản thân mỗi người hãy học cách khiêm tốn, nhìn nhận về sự việc một cách thấu đáo và sâu sắc hơn. Phải biết điểm mạnh điểm yếu của bản thân để từ đó rèn luyện, không ngừng hoàn thiện bản thân.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/tu-cao-tu-dai-khong-phai-luc-nao-cung-tot-cho-suc-khoe-a20699.html