Viêm tai ngoài xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp hơn ở người lớn. Viêm tai ngoài có tự khỏi hay phải điều trị? Thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Khoảng 10% dân số thế giới mắc bệnh viêm tai ngoài. Bệnh này thường có nguyên nhân từ nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tai ngoài thường gặp như ngứa, đau, hoặc cảm giác đầy tai, ù tai, chảy dịch tai, sốt, giảm thính lực. Đau dữ dội có thể lan đến cổ, mặt hoặc một bên đầu. Sưng hạch bạch huyết quanh tai hoặc ở cổ trên. Đỏ hoặc sưng da quanh tai. Viêm tai ngoài là bệnh lành tính nhưng biến chứng của nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho thính lực, thần kinh mặt. Vậy viêm tai ngoài có tự khỏi không hay phải điều trị?
Viêm tai ngoài là bệnh nhiễm trùng ống tai do vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Bệnh thường gặp ở vận động viên bơi lội. Việc tiếp xúc trong thời gian dài với nước có thể chứa một số vi khuẩn, làm cho da ống tai sưng lên và dễ bị nhiễm trùng hơn. Độ ẩm mùa hè cũng khiến da ống tai thay đổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Mặc dù bệnh về tai của người bơi lội phổ biến nhất vào mùa hè, nhưng nó có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Những người mắc các bệnh về da như chàm và tăng tiết bã nhờn có thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Những người khác có nhiều khả năng mắc bệnh ở tai bao gồm:
Viêm tai ngoài thường là tình trạng nhiễm trùng nhẹ và có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh kéo dài lâu hơn và nhiễm trùng lan sang các mô lân cận gây ra biến chứng nghiêm trọng.
Do chúng ta không thể lường trước được diễn tiến của viêm tai ngoài, nên để phòng ngừa các nguy cơ có thể xảy ra, tốt nhất, cần có biện pháp can thiệp ngay từ đầu.
Viêm tai ngoài thường được điều trị bằng thuốc nhỏ tai theo toa. Các loại thuốc nhỏ được sử dụng phổ biến nhất là kết hợp axit axetic hoặc thuốc kháng sinh với corticosteroid để làm dịu tình trạng viêm.
Thuốc nhỏ được nhỏ vào ống tai ba hoặc bốn lần mỗi ngày trong khoảng năm ngày. Người bệnh cần thực hiện theo các hướng dẫn trên đơn thuốc.
Trước đây, phương pháp điều trị tại chỗ được kê đơn phổ biến nhất là sự kết hợp của neomycin, polymyxin và hydrocortisone. Ở những người bị dị ứng với neomycin, việc sử dụng những thuốc nhỏ này có thể khiến ống tai bị đỏ và sưng lên. Phản ứng có thể lan ra tai ngoài và vùng da xung quanh và có thể kèm theo mụn nước. Nếu bị phản ứng như vậy, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc nhỏ tai và đến bệnh viện ngay lập tức.
Trong một số trường hợp viêm tai ngoài bị sưng tấy có thể khiến thuốc nhỏ khó đi xuống ống tai. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đặt một chiếc bấc vào ống tai để giúp thuốc vào sâu hơn trong ống tai. Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Khi được điều trị, các triệu chứng của viêm tai ngoài thường cải thiện trong vòng 1-3 ngày và biến mất hoàn toàn sau 7-10 ngày.
Khi điều trị viêm tai ngoài, các triệu chứng thường cải thiện trong vòng 24 giờ và khỏi hẳn sau hai hoặc ba ngày. Nếu trong quá trình điều trị xuất hiện các triệu chứng sau, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra. (1)
Một số người, đặc biệt là những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc các vấn đề về hệ miễn dịch khác, có thể phát triển thành một dạng nghiêm trọng của tình trạng này được gọi là viêm tai ngoài ác tính. Trong trường hợp này, người bệnh cần phải nhập viện ngay lập tức để điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
Nếu bị đái tháo đường hoặc một tình trạng khác dễ bị nhiễm trùng hơn, người bệnh cần đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ viêm tai ngoài.
Để phòng viêm tai ngoài, mỗi người cần lưu ý:
Để vệ sinh viêm tai ngoài người bệnh chỉ nên tự dùng bông tăm để thấm dịch ở cửa tai, không nên ngoáy sâu vào ống tai.
Sau đó dùng bông tẩy trang hoặc bông y tế nhúng vào nước muối sinh lý lau quanh vành tai và phần má giáp tai.
Việc rửa tai cần được thực hiện tại bệnh viện bởi bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, dưới sự hỗ trợ của kính hiển vi hoặc ống nội soi cùng các dụng cụ y tế chuyên biệt.
Quy trình làm sạch ống tai tại bệnh viện không gây chấn thương bao gồm:
Loại bỏ ráy tai và dịch tiết
Dịch tiết của tai có thể chứa một số loại độc tố như Pseudomonas exotoxin A. Pseudomonas exotoxin A có thể làm giảm hiệu quả của thuốc nhỏ tai và khiến quá trình viêm tai kéo dài.
Bước 1: Bác sĩ Tai Mũi Họng tiến hành nội soi quan sát ống tai. Bác sĩ cũng có thể dùng kính hiển vi để thực hiện bước này thay thế cho nội soi.
Bước 2: Bác sĩ sử dụng ống hút hoặc dụng cụ để làm sạch ống tai. Khi màng nhĩ được đảm bảo nguyên vẹn, bác sĩ sẽ dùng các dung dịch sát khuẩn phù hợp để tiến hành rửa ống tai một cách cẩn thận.
Việc tự rửa tai tại nhà có thể làm tổn thương tai, gây viêm nặng hơn. Vì vậy, người bệnh nên đến bệnh viện vệ sinh và điều trị viêm tai ngoài đúng cách, giúp mau khỏi bệnh, tránh biến chứng.
Để đặt lịch khám, tư vấn, điều trị viêm tai ngoài và các bệnh lý về tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ:
Cũng như các bệnh lý tai mũi họng, viêm tai ngoài là bệnh lý lành tính, thường gặp không đáng lo ngại nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Tuy nhiên, viêm tai ngoài có tự khỏi được không, có cần điều trị không cần được bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng thăm khám và đánh giá. Do đó, khi nghi ngờ có các triệu chứng viêm tai ngoài, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị đúng cách, phòng biến chứng đáng tiếc.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/viem-tai-ngoai-co-tu-khoi-duoc-khong-mat-bao-lau-thi-khoi-benh-a20684.html