Đây là bệnh do virus Varicella Zoster gây ra và có thể lây truyền qua đường hô hấp. Khi nhiễm virus thủy đậu, bệnh nhân thường gặp phải một số triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức đầu, đau họng, chảy nước mũi.
Người bị thủy đậu có thể sốt cao
Bên cạnh đó, người bệnh còn có những nốt ban đỏ kèm mụn nước trên da,... Những nốt ban này có thể để lại sẹo thâm và sẹo lõm nếu bệnh nhân không được chăm sóc đúng cách.
Ngoài ảnh hưởng đến thẩm mỹ do sẹo từ các nốt ban đỏ, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não, hội chứng Reye, rối loạn tâm thần, thậm chí là tử vong.
Bất cứ ai cũng có thể mắc thủy đậu. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, người có bệnh mạn tính và mẹ bầu. Nếu bị thủy đậu ở những tháng thai kỳ đầu tiên, mẹ bầu có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai hoặc dị tật thai nhi. Những đứa trẻ bị lây truyền thủy đậu từ mẹ thường có nguy cơ tử vong cao.
Hiện nay, tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu chính là phương pháp hiệu quả nhất để có thể giảm số ca mắc bệnh và hạn chế những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.
Nhiều người cho rằng, bị thủy đậu thì nên kiêng tắm để tránh nhiễm hàn và ảnh hưởng đến tốc độ làm lành những nốt mụn nước. Tuy nhiên, quan điểm này là chưa đúng. Người thủy đậu cần được vệ sinh cơ thể, tắm rửa mỗi ngày để giảm ngứa và giảm sự khó chịu trên da. Đây cũng là cách để hạn chế được nguy cơ thủy đậu bội nhiễm.
Dưới đây là một số lợi ích nếu tắm đúng cách cho người bị thủy đậu:
- Nếu thường xuyên tắm bằng nước ấm vừa phải, bệnh nhân có thể được làm sạch da và giảm được những cơn ngứa khó chịu.
- Người bị thủy đậu có thể bị sốt, dễ đổ mồ hôi và xuất hiện những nốt ban, mụn nước. Do đó, người bệnh cần được tắm gội sạch sẽ để hạn chế bị vi khuẩn xâm nhập và phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Làm cơ thể mát mẻ, dễ chịu hơn: Khi được tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, người bệnh cũng cảm thấy mát mẻ, dễ chịu và thư giãn. Từ đó, đẩy nhanh quá trình phục hồi cho người bệnh.
Vệ sinh, làm sạch cơ thể mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người thủy đậu nhưng cần thực hiện đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể:
- Chỉ nên tắm bằng nước sạch và nước ấm: Khi nhiễm virus, người bệnh rất yếu do đó không nên tắm bằng nước lạnh mà cần tắm bằng nước ấm và sạch để điều hòa thân nhiệt, giúp cơ thể người bệnh được làm mát từ bên trong, làm sạch da và dịu cơn ngứa hiệu quả.
Người bệnh không nên tắm bằng xà phòng
- Không nên tắm bằng xà phòng mà chỉ nên tắm những dòng sữa tắm dịu nhẹ để tránh làm tổn thương da. Những loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh có thể làm kích ứng và khô da, đồng thời những nốt mụn nước thủy đậu sưng tấy, thậm chí nhiễm trùng.
- Chỉ tắm nhẹ nhàng và tuyệt đối không chà xát mạnh vào những nốt mụn nước. Đối với những vùng da bị tổn thương, bệnh nhân chỉ nên lau nhẹ nhàng để tránh bị đau và hạn chế nguy cơ vỡ những nốt mụn nước, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết.
- Người bệnh cần tắm nhanh, không nên ngâm mình trong nước quá lâu để hạn chế nguy cơ co mạch máu, rối loạn nhịp tim và khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, cần lưu ý tắm trong phòng kín gió và phòng tắm cần đảm bảo sạch sẽ.
Sau khi tắm nên lau khô người bằng khăn mềm và sạch
- Sau khi tắm xong, cần lau khô người bằng khăn sạch và được làm từ chất liệu mềm mại, dễ thấm hút như cotton, vải xô. Sau đó, chấm thuốc sát khuẩn cho người bệnh.
- Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi: Những nốt mụn nước trên da người bệnh rất dễ vỡ. Do đó, người bị thủy đậu nên mặc những loại quần áo có chất liệu mềm mại và rộng rãi, tránh mặc những loại quần áo có chất liệu cứng để hạn chế nguy cơ cọ xát vào da, gây nhiễm trùng và khiến quá trình phục hồi của người bệnh diễn ra lâu hơn.
Ngoài thắc mắc “ bị thủy đậu có được tắm không”, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề khác để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và hạn chế biến chứng nghiêm trọng khi bị bệnh:
- Nếu nhiễm thủy đậu vào mùa nắng nóng, người bệnh hoàn toàn có thể dùng quạt để cảm thấy dễ chịu và thoáng mát hơn và điều này sẽ không khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn như quan điểm của nhiều người.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Người bệnh nên ăn những thực phẩm dạng mềm, lỏng và dễ tiêu hóa. Đặc biệt, nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều kẽm như nấm, ngũ cốc, măng tây,... để giúp cơ thể được tăng cường khả năng miễn dịch.
Người bệnh nên uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây
Bên cạnh đó, hãy bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi và magie, chất xơ và các loại vitamin,... Lưu ý, nếu người bệnh bị mọc mụn nước trong miệng thì cần tránh ăn những loại quả chua, có nhiều axit, chẳng hạn như cam và chanh,... Đặc biệt, bệnh nhân cần uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây,... để đào thải độc tố, bổ sung những chất điện giải để cơ thể hồi phục nhanh hơn.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh trong vòng từ 7 đến 10 ngày từ khi bắt đầu triệu chứng.
- Hạn chế đến những nơi đông người để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác và không sinh hoạt chung hay dùng đồ chung với người khác. Đồng thời, cần thường xuyên vệ sinh và sát khuẩn đồ dùng cá nhân.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “bị thủy đậu có được tắm không” và những lưu ý quan trọng khi tắm. Để được tìm hiểu thêm về căn bệnh này hoặc có những biểu hiện bất thường cần được kiểm tra, thăm khám, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, tổng đài viên sẽ tư vấn, hướng dẫn trực tiếp cho bạn.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/bi-thuy-dau-co-duoc-tam-khong-can-luu-y-dieu-gi-a20560.html