Chế độ thai sản dành cho nam giới khi vợ sinh con

Chế độ thai sản là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng dành cho người lao động. Không chỉ nữ giới mà nam giới cũng có thể được hưởng chế độ này khi có vợ sinh con. Vậy chế độ thai sản cho nam giới khi có vợ sinh con được quy định như thế nào, mức hưởng và thủ tục ra sao? Dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này

Chế độ thai sản dành cho nam giới khi vợ sinh conChế độ thai sản cho nam khi vợ sinh con

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản của nam giới

Căn cứ theo quy định tại khoản e Điều 31 Luật BHXH 2014 số 58/2014QH13, người lao động được hưởng chế độ thai sản cho nam giới là NLĐ nam đang tham gia BHXH và có vợ sinh con.

Chồng không nghỉ việc khi vợ sinh con thì có được nhận tiền thai sản không?

Theo quy định, chế độ bảo hiểm xã hội được quy định là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.

Do đó, nếu vẫn đi làm bình thường khi vợ sinh con, lao động nam vẫn được công ty trả lương theo công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, tức không bị mất hoặc giảm sút thu nhập từ tiền lương do sự kiện vợ sinh con.

Chính vì vậy, nếu không nghỉ chăm vợ sinh con thì lao động nam sẽ không được thanh toán tiền chế độ thai sản.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ:

- 05 ngày làm việc với sinh thường 1 con;

- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;

- 10 ngày làm việc với trường hợp sinh đôi, từ sinh ba thì thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc, tối đa không quá 14 ngày làm việc

- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

- Thời gian hưởng chế độ không tính ngày lễ, tết, nghỉ hàng tuần

Lưu ý:

+NLĐ nghỉ hưởng chế độ trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con, nếu có nghỉ những ngày trước khi vợ sinh con thì tính là nghỉ không lương, nghỉ phép của NLĐ.

+ Trường hợp NLĐ nam nghỉ nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng vẫn phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định.

+ Thời gian lao động nam nghỉ khi vợ sinh con mà trùng thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương: Không được tính hưởng chế độ thai sản.

- Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, lao động nam được nghỉ với thời gian dài hơn, bao gồm:

+ Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Nếu mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng và mẹ chết sau sinh thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

+ Trường hợp cha tham gia BHXH mà không nghỉ việc khi vợ chết sau sinh thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ.

+ Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

**Lưu ý: Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trong các trường hợp đặc biệt nêu trên sẽ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

3. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi nam giới có vợ sinh con

Chế độ thai sản dành cho nam giới khi vợ sinh conHồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thai sản cho nam giới

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho nam giói khi có vợ sinh con gồm có:

- Giấy khai sinh có họ tên cha; hoặc Giấy chứng sinh + Sổ hộ khẩu;

- Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ nếu con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh (nếu có);

- Giấy xác nhận của cơ sở y tế trong trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật (nếu có);

- Mẫu 01B-HSB

4. Thời hạn nộp hồ sơ chế độ thai sản khi nam giới có vợ sinh con

- Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc người lao động phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.

- Đơn vị trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của NLĐ) phải nộp cho cơ quan bảo hiểm.

=> Tức là trong vòng 55 ngày kể từ ngày NLĐ nam đi làm trở lại thì phải nộp hồ sơ hưởng chế độ lên cơ quan BHXH, quá hạn sẽ không được giải quyết.

5. Mức hưởng chế độ thai sản khi nam giới có vợ sinh con

Mức hưởng = Mbq6t / 24 ngày công x 100% x số ngày được nghỉ.

Trong đó: Mbq6t : Bình quân mức lương đóng BHXH 6 tháng trước khi vợ sinh của NLĐ nam; Trường hợp chưa đủ 6 tháng thì Mbq6t = bình quân lương các tháng đã đóng BHXH.

VD: Lương bình quân đóng BH 6 tháng trước khi vợ sinh là: 6.000.000 và bạn được nghỉ 7 ngày (vì vợ sinh mổ)

=> Cách tính như sau:

Mbq6t = (6 x6.000.000đ)/6 tháng = 6.000.000đ

Mức hưởng = 6.000.000/ 24 x 7 = 1.750.000 đồng

* Trường hợp lao động nam được nghỉ đủ tháng thì mức hưởng được tính như sau:

- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;

- Trường hợp NLĐ đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

6. Lao động nam được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con

Chế độ thai sản dành cho nam giới khi vợ sinh conLao động nam hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con

* Điều kiện hưởng:

Lao động nam được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con nếu thuộc một trong 2 trường hợp sau đây:

- Chỉ có lao động nam tham gia BHXH và phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.

- Cả 2 vợ chồng cùng tham gia BHXH bắt buộc nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản mà người cha đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con.

Cách tính thời gian 12 tháng trước khi sinh con với lao động nam:

Thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với người lao động nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con được xác định như sau:

- Sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

- Sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và:

+ Tháng đó có đóng BHXH: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

+ Tháng đó không BHXH: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

* Mức hưởng trợ cấp 1 lần:

Lao động nam được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Hiện nay, mức lương cơ sở đang được quy định là 2.340.000 đồng/tháng (từ ngày 01/07/2024). Do đó, mức hưởng trợ cấp 1 lần của lao động nam có vợ sinh con là:

Trợ cấp 01 lần/con = 2 x Mức lương cơ sở = 4,68 triệu đồng

7. Hướng dẫn kê khai mẫu 01B-HSB

- Lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con:

Chế độ thai sản dành cho nam giới khi vợ sinh con

- Lao động nam hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con

Chế độ thai sản dành cho nam giới khi vợ sinh con

Trên đây là chi tiết chế độ thai sản cho nam giới khi có vợ sinh con. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp ích cho người lao động, đảm bảo những quyền lợi, chế độ khi tham gia bảo hiểm xã hội.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms. Dương 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 -Tel/Zalo: Ms. Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

EFY Việt Nam

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/che-do-thai-san-danh-cho-nam-gioi-khi-vo-sinh-con-a20541.html