Say nắng, say nóng là những hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột. Bị say nắng, say nóng không chỉ khiến chúng ta mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... mà say nắng say nóng còn có khả năng dẫn đến đột quỵ.
Bệnh lý thân nhiệt là loại bệnh lý có thể phòng ngừa được, đặc biệt ở những vùng có nhiệt độ cao. Lâm sàng thường gặp hai bệnh lý thân nhiệt chính có tính diễn tiến đó là lả nhiệt và thể nguy hiểm: say nắng - say nóng.
Say nắng - say nóng là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường trên 40 độ C, thường kèm theo đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương cơ quan đích cùng với tổn thương thần kinh. Điều đặc biệt phân biệt về mặt cơ chế giữa say nắng say nóng và các thể rối loạn thân nhiệt khác là trung tâm điều nhiệt mất kiểm soát hoàn toàn.
Say nắng - say nóng được chia thành 2 loại: say nắng - say nóng kinh điển và say nắng - say nóng do gắng sức. Hai thể này khác nhau về cơ chế nhưng lâm sàng giống nhau. Say nắng - say nóng kinh điển gặp do tiếp xúc với môi trường nóng bên ngoài và dẫn tới nhiệt độ trung tâm tăng trên 40 độ C. Bệnh có thể diễn tiến chậm trong vài ngày sau đó dẫn tới rối loạn ý thức trong khi say nắng - say nóng do gắng sức gặp ở các vận động viên, hoặc người trẻ vận động quá mức nên triệu chứng xuất hiện nhanh trong vài giờ và nhiệt độ môi trường ngoài không cần phải quá cao.
Khi con người lao động hoặc di chuyển quá lâu dưới thời tiết nắng nóng, nhất là buổi trưa (11h -14h), nhiều tia nắng mặt gay gắt sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy (tương ứng với vùng hành tủy của não bộ) một cách liên tục khiến trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể sẽ bị chấn động, làm rối loạn việc điều hòa thân nhiệt kèm theo hiện tượng mất nước cấp của cơ thể. Do đó, say nắng thường cho biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể xuất hiện nhiều dấu hiệu thần kinh sớm khi bị say nắng, rất rõ tổn thương có thể hồi phục hoặc không thể hồi phục. Một số trường hợp bị say nắng có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.
Say nóng là tình trạng mất nước toàn cơ thể kèm theo sự rối loạn ở trung khu điều hòa thân nhiệt và rối loạn vận mạch mà bản chất là do trung tâm điều hòa thân nhiệt không thích ứng kịp với điều kiện thời tiết xung quanh. Ánh nắng mặt trời và sức nóng chính là 2 tác nhân vật lý gây stress với cơ thể.
Khi nhiệt độ ngoài môi trường quá cao, kèm theo việc phải phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, nóng bức (hầm, lò, phòng kín...) hoặc thực hiện các hoạt động thể lực quá sức ở những người trẻ tuổi (chơi các môn thể thao với cường độ cao, làm việc nặng nhọc nhiều giờ...) sẽ dẫn đến hiện tượng: nhiệt lượng sinh ra và nhiệt lượng hấp thu từ môi trường lớn hơn rất nhiều so với nhiệt lượng cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh, do đó trong hiện tượng say nóng, tình trạng mất nước toàn thể là chủ yếu.
Với những người nông dân làm việc ở những cánh đồng trũng nước, bị mặt trời hun nóng, cơ thể sẽ có các phản ứng để giảm thân nhiệt: các mạch máu ngoại vi sẽ giãn nở để máu dồn nhiều tới da nhằm đào thải được nhiều nhiệt lượng, tăng tiết mồ hôi, tăng bay hơi mồ hôi để hạ nhiệt. Nếu mọi nỗ lực hạ nhiệt của cơ thể vẫn không giảm được sức nóng do môi trường tác động, bên trong cơ thể sẽ xảy ra những biến đổi sinh hóa trầm trọng gây triệu chứng say nóng nguy hiểm.
Tóm lại, say nắng thường xuất hiện vào thời điểm giữa trưa, khi ánh nắng mặt trời gay gắt nhất và có nhiều tia tử ngoại, còn say nóng thường hay xảy ra vào buổi xế chiều, thời điểm có nhiều tia hồng ngoại. Hiện tượng say nóng là do trung tâm điều hòa thân nhiệt không thích ứng nổi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt xung quanh, còn say nắng mang tính cấp tính hơn do bản thân trung tâm điều hòa thân nhiệt bị chấn động, bị kích thích mạnh do những tia nắng chiếu thẳng vào đầu, cổ, gáy.
Có hai đặc điểm chính tăng thân nhiệt và triệu chứng thần kinh trung ương. Triệu chứng kinh điển là tăng thân nhiệt > 40 độ C và suy chức năng thần kinh xảy ra đột ngột ở 80% các trường hợp. Triệu chứng có thể kín đáo gồm giảm khả năng đánh giá, cử chỉ kỳ cục, ảo giác, thay đổi ý thức, lẫn lộn, mất định hướng và hôn mê, co giật.
5.1 Xử trí ngoài bệnh viện
5.2 Xử trí tại khoa cấp cứu
Tất cả bệnh nhân say nắng say nóng đều bắt buộc cho vào bệnh viện theo dõi.
Biện pháp hỗ trợ khác là đặt các gói đá lạnh vào cổ, nách, bẹn. Việc dùng cồn lau để làm lạnh đã lỗi thời và nguy hiểm nếu dùng cho trẻ nhỏ. Người già giảm thích nghi với nhiệt độ và có nhiều bệnh kèm theo nên cần phải theo dõi tim mạch, đánh giá thường xuyên và bù dịch thận trọng.
Dùng máy hạ thân nhiệt chuyên dụng có thể bề mặt surface cooling như Criticool, ArticSun hoặc hạ thân nhiệt nội mạch Thermogard. Sau khi kiểm soát nhiệt độ phải đánh giá lại ngay và xét chụp cắt lớp sọ não loại trừ tổn thương thần kinh trung ương như chảy máu não, phù não... Trong say nắng say nóng tỉ lệ tổn thương có thể gặp lên tới 20% bệnh nhân.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/cap-cuu-say-nang-nong-a20424.html