Lạnh run người nhưng không sốt: Nguyên nhân và cách chữa

Lạnh run người nhưng không sốt là hiện tượng gì?

Lạnh run người nhưng không sốt còn gọi là hiện tượng ớn lạnh. Nó thường xảy ra khi cơ thể cảm thấy bị lạnh đột ngột, nhất là ban đêm với biểu hiện nổi da gà, hay răng run cầm cập, phải đắp nhiều chăn mới có thể làm ấm cơ thể.

Lạnh run người nhưng không sốt: Nguyên nhân và cách chữa

Lạnh run người nhưng không sốt là triệu chứng thông thường do nhiều nguyên nhân khác nhau

Lạnh run người nhưng không sốt không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên bạn cũng cần theo dõi kỹ những biểu hiện của tình trạng này để tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục.

Nguyên nhân lạnh run người nhưng không sốt

Hạ thân nhiệt, suy giáp hay tác dụng phụ của thuốc là 3 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng lạnh run người nhưng không sốt.

Hạ thân nhiệt

Hạ thân nhiệt là hiện tượng nhiệt độ của cơ thể giảm xuống đột ngột trong một thời gian ngắn. Trong điều sức khỏe bình thường, cơ thể con người sẽ có nhiệt độ trung bình khoảng 37°C. Trường hợp nhiệt độ đo được tại các vùng nách, trán, bẹn giảm xuống dưới 35°C, thì có thể bạn đã bị chứng hạ thân nhiệt.

Lạnh run người nhưng không sốt: Nguyên nhân và cách chữa

Hạ thân nhiệt là hiện tượng nhiệt độ của cơ thể giảm xuống đột ngột trong một thời gian ngắn.

Rùng mình hay lạnh run người nhưng không sốt là chính biểu hiện đặc trưng của việc cơ thể bạn đang cố gắng làm ấm trở lại. Đồng thời, đây cũng là dấu hiệu dễ nhận biết của chứng hạ thân nhiệt.

Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện mà bạn nên theo dõi gồm:

Suy giáp

Tuyến giáp là bộ phận giống như hai cánh bướm nhỏ nằm tại vị trí cổ của con người. Tác dụng của nó là tạo ra một loại hormone giúp giữ nhiệt cho cơ thể và đồng thời cũng giúp các cơ quan hoạt động một cách ổn định. Nếu tuyến giáp của bạn không tạo ra đủ lượng hormone này, thì lúc đó bạn sẽ mắc chứng suy giáp. Bệnh này thường khiến cơ thể lạnh run người nhưng không sốt, kèm các triệu chứng như:

Lạnh run người nhưng không sốt: Nguyên nhân và cách chữa

Bệnh lý tuyến giáp gây ra các cơn ớn lạnh, mệt mỏi

Bệnh suy giáp có thể được chẩn đoán thông qua thực hiện xét nghiệm máu. Hiện tại, Y học vẫn chưa có cách nào chữa trị dứt điểm bệnh này, tuy nhiên bạn có thể kiểm soát nó bằng việc uống thuốc bổ sung hormone mỗi ngày.

Tác dụng phụ của thuốc

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng lạnh run người nhưng không sốt, thì hãy xem bản thân có đang dùng loại thuốc nào có tác dụng phụ này hay không. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc quá liều thuốc kê toa, không kê toa hoặc cả thực phẩm chức năng cũng có thể là những yếu tố cần lưu tâm khi có cảm giác ớn lạnh.

Lạnh run người nhưng không sốt: Nguyên nhân và cách chữaLạnh run người nhưng không sốt có thể do tác dụng phụ của thuốc

>>> Xem thêm: Nửa đêm bị lạnh run người là dấu hiệu của bệnh gì?

Điều cần làm là hãy luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, nắm bắt được những tác dụng phụ có thể có để cân nhăn nên dùng hay không. Nếu nghi ngờ nguyên nhân gây nên tình trạng lạnh run người nhưng không sốt là do thuốc thì bạn hãy báo cho bác sĩ để có biện pháp khắc phục.

Thiếu máu

Khi cơ thể bị thiếu máu sẽ khiến cho bạn thường có cảm giác mệt mỏi, uể oải và cảm giác ớn lạnh. Thiếu máu có thể do tình trạng ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, hoặc do yếu tố di truyền, hoặc cũng có thể do bệnh lý tim mạch gây ra.

Lạnh run người nhưng không sốt: Nguyên nhân và cách chữa

Thiếu máu là "thủ phạm" gây nên những cơn ớn lạnh khó chịu

Nếu như bạn cảm thấy thường xuyên lạnh run người nhưng không sốt và có nghi ngờ mình bị thiếu máu thì tốt nhất nên thăm khám sớm để có hướng điều trị.

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết hay tụt đường huyết là một trong số những nguyên nhân trực tiếp gây ra cảm giác ớn lạnh mà bạn dễ gặp phải. Khi cơ thể thiếu hụt Glucose sẽ gây ra cảm giác gai lạnh, chân tay run lẩy bẩy, chóng mặt...

Cơ thể quá gầy

Một cơ thể quá gầy sẽ có nguy cơ cao hơn về tình trạng suy dinh dưỡng. Ngoài ra, người có chỉ số cơ thể quá gầy thường gặp phải các vấn đề sức khoẻ như mệt mỏi, thiếu tập trung, thèm ngủ, da nhợt nhạt xanh xao, cơ thể yếu, nếu là phụ nữ thì thường bị rối loạn kinh nguyệt.Đặc biệt, những người gầy do ăn uống không đủ chất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Cơ thể không đủ lượng chất béo để duy trì thân nhiệt, đó là nguyên nhân thường có cảm giác lạnh run người mặc dù không sốt khi tiếp xúc với nhiệt độ môi trường thấp, hoặc nhiệt độ giảm đột ngột.

Lạnh run người nhưng không sốt: Nguyên nhân và cách chữa

Chỉ số chất béo trong cơ thể thấp sẽ khiến cho khả năng giữ ấm thân nhiệt hạn chế

Phản ứng cảm xúc

Một người lo lắng, sợ hãi về một vấn đề thì cơ thể cũng dễ xảy ra dấu hiệu ớn lạnh. Không chỉ mỗi cảm xúc tiêu cực gây ra cảm giác lạnh, ớn lạnh mà ngay cả những cảm xúc tích cực cũng dễ gây cho bạn loại cảm giác này, ví dụ như nghe một bài hát hay, xem một bức hình kỷ niệm, hay nghe một câu chuyện cảm động.

Lạnh run người nhưng không sốt: Nguyên nhân và cách chữa

Sợ hãi, lo âu là nguyên nhân của cảm giác ớn lạnh

Biện pháp khắc phục tình trạng lạnh run người nhưng không sốt

Tình trạng lạnh run người nhưng không sốt thường không đáng lo ngại và có thể được khắc phục tại nhà nếu không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Lúc này, bạn nên bổ sung đầy đủ nước, các dưỡng chất cho cơ thể. Đồng thời giữ tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ, kết hợp chế độ nghỉ ngơi, vận động hợp lý.

Nếu tình trạng ớn lạnh của bạn diễn ra ở mức độ nhẹ, thì có thể áp dụng một số loại gia vị, nguyên liệu có ngay trong gian bếp của mình để giảm sự khó chịu như:

Ngoài ra, người thường xuyên gặp phải tình trạng lạnh run người, ớn lạnh cần xây dựng một lối sống khoa học, ăn uống, nghỉ ngơi và luyện tập thể thao đều đặn:

Trong trường hợp cơn ớn lạnh diễn ra thường xuyên mà không dứt hay xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, điều nên làm là bạn cần tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Có như vậy, sức khỏe của bạn mới luôn được đảm bảo an toàn. Việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ cũng là việc bạn nên làm để hiểu tình trạng cơ thể mình và sớm ngăn chặn được bệnh tật không mong muốn.

Mặc dù đây là tình trạng phổ biến nhưng bạn cũng không nên chủ quan bởi nó có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Nếu thường xuyên lạnh run người nhưng không sốt và có kèm theo biểu hiện nghi ngờ bệnh lý hoặc lặp đi lặp lại khiến cơ thể mệt mỏi,... bạn không nên chủ quan và nên đi khám sớm để được điều trị, phòng tránh nguy cơ bệnh có thể làm ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/lanh-run-nguoi-nhung-khong-sot-nguyen-nhan-va-cach-chua-a20307.html