Mụn cóc hình thành do vi-rút HPV gây u nhú ở người, trong đó có hơn 100 loại khác nhau. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em với 33% trẻ và thanh thiếu niên mắc mụn cóc, trong khi tỷ lệ này ở người lớn chỉ 3% - 5%. Mụn cóc ở tay được tìm thấy nhiều trên ngón tay, lòng bàn tay. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa mụn cóc ở tay như thế nào?
Mụn cóc ở tay là bệnh nhiễm trùng da do vi rút HPV ở người gây ra. Mụn cóc hình thành những nốt sần nhỏ trên da, cảm thấy khô ráp khi chạm vào. May mắn đây không phải bệnh nguy hiểm. Hiện không có cách chữa khỏi vi rút HPV nhưng đa phần mọi người sẽ tự khỏi mụn cóc ở tay trong vòng 2 - 3 năm. (1)
Vi rút HPV xâm nhập qua vết trầy xước nhỏ ở bàn tay hoặc ngón tay, gây sự tăng sinh quá mức các tế bào. Lúc này lớp da ở ngoài trở nên dày và cứng, cuối cùng hình thành mụn cóc. (2)
Mụn cóc dễ lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ thể. Ngoài ra, sống chung hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị mụn cóc cũng có nguy cơ lây nhiễm.
Mụn cóc ở tay dễ xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch kém, suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm, ung thư máu,..
Dựa vào vị trí mụn cóc nổi ở tay mà có những điểm nhận biết riêng. Các dấu hiệu nhận biết tay nổi mụn cóc, thường gặp: (3)
Mụn cóc thông thường có bề ngoài thô, sần sùi, đỉnh tròn và xám hơn các vùng da xung quanh. Chúng xuất hiện ở mặt sau ngón tay, kích thước khoảng 1mm đến 1cm hoặc lớn hơn và phát triển đơn lẻ hoặc thành nhóm.
Các mụn cóc này không gây đau và có thể tự biến mất nhưng chúng có khả năng lây lan sang các khu vực khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp. Đôi khi mụn cóc thông thường, có mạch máu bị vón cục trông giống những đốm đen nhỏ.
Mụn cóc phẳng thường mọc ở cánh tay, đùi hoặc trên mặt do HPV tuýp 3, 10 và 28 gây nên. Chúng xuất hiện ở những nơi có vết trầy xước trên cánh tay và có màu hồng, nâu hoặc hơi vàng. Mụn cóc phẳng không gây đau đớn, thường mọc thành cụm và có hình tròn hoặc bầu dục trên da. Loại mụn này, phổ biến ở trẻ em và lây qua việc tiếp xúc trực tiếp.
Mụn cóc quanh móng nhỏ bằng đầu kim châm sau đó lớn dần lên. Chúng có xu hướng phát triển thành cụm và lan rộng. Thường gặp ở những người có thói quen cắn móng tay.
Chúng xuất hiện xung quanh móng tay và có thể phát triển sâu dưới lớp móng gây nhiễm nấm và tổn thương vĩnh viễn. Mụn cóc quanh móng cần được điều trị để loại bỏ để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của móng tay.
Không! Mụn cóc ở tay là bệnh ngoài da chỉ gây đau nhức, khó chịu không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và có thể biến mất sau 2 - 3 năm. Tay nổi mụn cóc thường khó phát hiện, chỉ khi chúng bùng phát rõ rệt. Ngoài ra, mụn có mọc ở tay dễ lây lan khắp cơ thể và sang người khác khi tiếp xúc.
Nổi mụn cóc ở tay gây trở ngại trong quá trình sinh hoạt, làm việc và mất thẩm mỹ cho đôi tay. Vì thế, người bệnh nên điều trị mụn cóc ở tay nhanh chóng để tránh bệnh tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, người bệnh tránh lây nhiễm sang các bộ phận khác trên cơ thể hoặc mọi người xung quanh.
Có! Khi có vi rút gây mụn cóc ở tay tấn công, cơ thể từ hình thành sức đề kháng chống lại mụn cóc. Thường mất vài tháng hoặc ít nhất 2 năm để mụn cóc ở tay biến mất. Ở người lớn mụn cóc ở tay tồn tại lâu hơn, vài năm hoặc hơn. Ở một số người, mụn cóc tự rụng.
Hệ thống miễn dịch của mỗi người khác nhau, không phải ai cũng nhiễm vi rút HPV và xuất hiện mụn cóc. Nhưng các đối tượng sau đây có nguy cơ cao nổi mụn cóc ở tay:
Mụn cóc ở tay phổ biến ở em vì lứa tuổi này thường hiếu động khiến da dễ tổn thương. Ngoài ra, các em chưa tự ý thức được vệ sinh cá nhân nên tỷ lệ mọc mụn cóc ở tay rất cao.
Sau trẻ em, thanh thiếu niên có tỷ lệ xuất hiện mụn có ở tay cao do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện để chống lại HPV.
Mụn cóc ở tay thường phổ biến ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện ở mọi lứa tuổi, qua các trường hợp sau đây:
Vi rút HPV xâm nhập vào cơ thể khi tay bị trầy xước, đứt tay. Tại đây, môi trường ẩm ướt tạo cơ hội cho chúng phát triển và hình thành mụn cóc. Do đó, những người thường xuyên cắn hay cạy móng tay làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khiến vi rút HPV dễ tấn công.
Khi tay chạm vào một vùng nào đó trên cơ thể có mụn cóc thì nguy cơ lây lan rất cao. Ngoài ra, những người thường xuyên dùng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần áo, kìm bấm móng với người bị mụn cóc rất dễ lây nhiễm.
Người có sức đề kháng yếu, nhiễm HIV/AIDS, bệnh tiểu đường, bệnh chàm,… có nguy cơ mắc mụn cóc ở tay và các bộ phận khác trên cơ thể. Do hệ thống miễn dịch suy yếu khó chống lại sự xâm nhập của vi rút HPV và phát triển thành mụn cóc.
Mụn cóc ở tay thường không gây ra các triệu chứng bất lợi cho cho cơ thể. Nhưng một số trường hợp người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Các tình trạng mụn cóc ở tay nên gặp bác sĩ, bao gồm:
Bác sĩ chẩn đoán mụn cóc ở tay có các phương pháp sau:
Đầu tiên bác sĩ da liễu sẽ những tổn thương do mụn cóc ở tay gây ra. Sau đó, bác sĩ sẽ cạo lớp trên cùng của mụn cóc nhằm xác định các dấu hiệu thường gặp như: có các chấm nhỏ, sẫm màu, mạch máu vón cục.
Lấy một phần nhỏ mụn cóc ở tay ra khỏi cơ thể và đưa đi xét nghiệm. Điều này, giúp bệnh nhân xác định có mắc phải các bệnh nghiêm trọng khác.
Người bệnh, không cần quá lo lắng về mụn cóc ở tay vì hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị. Sau đây là các phương pháp điều trị mụn cóc ở tay, phổ biến:
Nhiều người bệnh bị mụn cóc thường tự ý điều trị tại nhà bằng tỏi, giấm táo, nước chanh, băng keo… rất nguy hiểm và có thể khiến bệnh nặng hơn. Dù điều trị mụn cóc tại nhà cũng cần các biện pháp khoa học được chứng minh.
Thuốc chứa axit salicylic giúp thâm nhập vào sâu bên trong mụn cóc nhằm loại bỏ vi rút HPV. Để có hiệu quả, trước tiên cần loại bỏ lớp da chết bằng dũa móng tay hoặc đá bọt. Tiếp đến bôi thuốc trực tiếp lên mụn cóc, theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên bao bì. Mất vài tuần để mụn cóc ở tay tự bong ra. Ngưng sử dụng nếu thuốc gây kích ứng, sưng hoặc đau.
Thuốc chứa axit salicylic điều chế thành các chế phẩm như: dạng lỏng, gel, miếng dán. Trước khi điều trị, người bệnh nên hỏi bác sĩ về nồng độ axit salicylic thích hợp sử dụng với mình.
Imiquimod khi điều trị mụn cóc ở tay phải được sĩ chuyên khoa kê toa. Thuốc bôi imiquimod giúp mụn cóc ở tay rụng đi, nhưng dễ gây đau và sưng đỏ khi điều trị. Loại thuốc này kết hợp với phương pháp xịt lạnh sẽ mang lại kết quả cao hơn.
Giống với thuốc bôi imiquimod, podofilox giúp mụn cóc tự bong ra. Nhưng tại vùng da bôi lên, bệnh nhân sẽ cảm thấy rát như bị phỏng và hơi ngứa.
Loại thuốc này thường dùng điều trị mụn cóc ở tay cho cho trẻ em. Thuốc bôi 5-fluorouracil không nên dùng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Liệu pháp laser sử dụng bước sóng ánh sáng chiếu trực tiếp lên da, giúp phá hủy tế bào mụn cóc. Trong đó, có 2 phương pháp laser chính:
Sử dụng ánh sáng có bước sóng 582nm, phá vỡ các mạch máu bên trong mụn cóc ở tay. Ưu điểm là đem lại hiệu quả cao và không để lại sẹo. Phương pháp này không cần sử thuốc an thần hoặc gây tê cho bệnh nhân.
Các tia laser làm bốc hơi và phá hủy các mô mụn cóc. Trước khi chiếu tia laser lên mụn cóc ở tay, cần gây tê cục bộ để giảm đau. Phương pháp này, không để lại sẹo rộng nếu bác sĩ có tay nghề cao.
Phương pháp làm lạnh giúp đóng băng các nốt mụn cóc ở tay và khiến chúng tự bong ra. Có 2 liệu pháp làm lạnh chính:
Phương pháp xịt lạnh sử dụng hỗn hợp dimethyl ether và propane (DMEP), thường áp điều trị mụn cóc ở lòng bàn tay, bàn chân. Thuốc bán dưới dạng không kê đơn nên cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Điểm trừ của phương pháp này là miếng mút ẩm lớn không thích hợp cho mụn cóc kích thước nhỏ. Người bệnh cần sử dụng liều lượng vừa phải tránh lan sang vùng da bình thường, vì thuốc dễ gây phồng rộp.
Liệu pháp nitơ lỏng chia làm nhiều đợt điều trị, mỗi đợt cách nhau đến 1- 2 tuần và đến khi khỏi hoàn toàn. Khí nitơ được hạ xuống nhiệt độ - 196 độ C giúp đóng băng mụn cóc và khiến chúng bong ra. Nhược điểm có thể để lại sẹo và thay đổi sắc tố da.
Các kẽ ngón tay thường khó tiểu phẫu hoặc mụn cóc ở tay dưới 1cm thường dùng biện pháp đốt điện. Sử dụng dòng điện cao tần giúp loại bỏ mụn cóc ở tay nhanh chóng, đơn giản và chi phí thấp. Nhưng chăm sóc vết thương phải cẩn thận tránh nhiễm trùng và thời gian lành lâu hơn so với các phương pháp khác.
Phương pháp tiểu phẫu cắt bỏ thường áp dụng với mụn cóc ở tay có đường kính trên 2cm, mọc tại vị trí bằng phẳng. Ưu điểm nhanh hơn đốt điện, chăm sóc vết thương dễ dàng và ít nhiễm trùng hơn. Tuy nhiên, mụn cóc ở tay dễ tái phát do không lấy hết được nhân và có thể để lại sẹo.
Bàn tay phải cầm, nắm và thực hiện nhiều hoạt động khác thường ngày khiến dễ mắc vi rút gây mụn cóc. Vì thế cần có biện pháp phòng tránh nhằm giúp bảo vệ đôi tay. Các biện pháp phòng ngừa, gồm có:
Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM có các dịch vụ điều trị và cải thiện những vấn đề về da. Với trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, BVĐK Tâm Anh luôn mang đến những dịch vụ chăm sóc da hiện đại, an toàn và hiệu quả.
Mụn cóc ở tay thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nên người bệnh không cần quá lo lắng. Nhưng khi gặp các tình trạng đau, nhức, chảy máu hay có nguy cơ nhiễm trùng,… người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện có chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/mun-coc-o-tay-ngon-tay-nguyen-nhan-dau-hieu-dieu-tri-va-phong-ngua-a20286.html