Giải đáp: Viêm amidan uống thuốc gì và cách dùng thuốc ra sao?

Để điều trị viêm amidan, dùng thuốc Tây là biện pháp hiệu quả thường được bác sĩ chỉ định. Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh ở mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ quyết định viêm amidan uống thuốc gì và liều dùng ra sao.

Khái quát về bệnh viêm amidan

Hai hạch bạch huyết nằm hai bên cổ họng là amidan có chức năng bảo vệ cho cơ quan hô hấp dưới và đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập amidan thì cơ quan này sẽ bị nhiễm trùng, sinh ra viêm nhiễm.

Nguy cơ bị viêm amidan có thể tăng cao bởi các tác nhân chính sau: Ăn uống đồ lạnh, sống trong môi trường nhiều khói bụi, thay đổi thời tiết đột ngột... Ngoài ra, ở một số người có tạng bạch huyết phát triển mạnh nên có nhiều hạch ở cổ và họng, do đó dễ bị viêm amidan.

Vị trí và cấu trúc của amidan có nhiều ngóc ngách và khe kẽ nên dễ tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại trú ẩn, sau đó sinh ra viêm nhiễm.

Giải đáp: Viêm amidan uống thuốc gì và cách dùng thuốc ra sao?
Người bị viêm amidan sẽ gặp tình trạng sưng đỏ và thậm chí có đốm mủ ở amidan

Dấu hiệu bị viêm amidan thường là đau họng, nuốt khó, thở có mùi hôi, sốt cao... Khi thăm khám cho bệnh nhân viêm amidan, bác sĩ sẽ thấy tình trạng sưng đỏ và thậm chí có đốm mủ ở amidan. Nếu không điều trị bệnh triệt để sẽ có nguy cơ tái phát thường xuyên, chuyển sang viêm amidan mạn, đặc biệt là trẻ em bị viêm amidan quá phát.

Viêm amidan uống thuốc gì?

Người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc thường được dùng để trị viêm amidan gồm:

Nước súc miệng sát khuẩn

Nước súc miệng rất quan trọng để điều trị viêm amidan, nhất là các trường hợp do vi khuẩn gây ra. Trong thành phần của loại dung dịch được dùng để sát khuẩn thường chứa Povidon-Iod hoặc Chlorhexidine làm ức chế vi khuẩn phát triển và giúp giảm viêm.

Loại thuốc này chủ yếu được dùng với các trường hợp bị viêm do cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng hoặc bệnh do nấm Candida. Ngoài ra, những người dễ bị cảm mạo hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp có thể dùng dung dịch sát khuẩn hàng ngày để làm sạch khoang miệng đồng thời ngăn không cho vi khuẩn phát triển quá mức.

Thuốc hạ sốt, giảm đau

Nếu có triệu chứng đau vòm họng, sốt cao, cơ thể đau nhức thì có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt. Tác dụng của thuốc là hạ thân nhiệt và giảm đau.

Thuốc Paracetamol được dùng phổ biến nhất vì có độ an toàn cao, phù hợp với nhiều đối tượng và ít gây tác dụng phụ. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thuốc Aspirin để hạ sốt và giảm đau nhưng tuyệt đối không cho trẻ dưới 12 tuổi dùng thuốc này. Aspirin còn chống tập kết tiểu cầu gây chảy máu kéo dài đồng thời với người có cơ địa dị ứng thuốc có tác dụng kích thích phản ứng dị ứng.

Giải đáp: Viêm amidan uống thuốc gì và cách dùng thuốc ra sao?
Hãy thăm khác bác sĩ để được kê thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau

Thuốc kháng sinh

Khi bị viêm amidan do vi khuẩn, người bệnh dùng thuốc kháng sinh. So với viêm amidan do virus, viêm nhiễm do vi khuẩn thường nghiêm trọng và dễ bị biến chứng hơn. Trường hợp viêm amidan do vi khuẩn, để điều trị đặc hiệu, cần kết hợp dùng thuốc kháng sinh với một số loại thuốc điều trị triệu chứng.

Khi bị viêm amidan hốc mủ và do vi khuẩn, ưu tiên dùng thuốc đặc trị Cephalosporin và Penicillin để điều trị bệnh. Cần dùng thuốc liên tục 7 - 10 ngày hoặc bác sĩ sẽ chỉ định thời gian sử dụng thuốc nhiều hơn để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây nhiễm trùng đồng thời tránh được tình trạng kháng thuốc.

Thuốc giảm phù nề, chống viêm

Người bị viêm amidan còn được chỉ định dùng các loại thuốc cơ bản sau:

Người bị viêm amidan cũng có thể được kê đơn sử dụng thêm thuốc kháng histamin H1, thuốc giảm ho, kẽm, vitamin C...

Dùng thuốc kháng sinh cần lưu ý gì?

Ngoài việc quan tâm viêm amidan uống thuốc gì, người bệnh nên lưu ý những điều sau đây khi dùng thuốc kháng sinh:

Trường hợp dùng thuốc

Do hầu hết các loại thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn nên nếu dùng kháng sinh khi bị viêm amidan không do vi khuẩn sẽ không có hiệu quả. Cần xét nghiệm vi sinh để tìm ra tác nhân gây viêm.

Giải đáp: Viêm amidan uống thuốc gì và cách dùng thuốc ra sao?
Nên dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm amidan trước bữa ăn

Thời gian dùng thuốc

Nên dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm amidan trước bữa ăn vì thuốc hấp thụ tốt nhất qua đường tiêu hóa. Trẻ nhỏ không nên dùng thuốc quá 10 ngày. Tuy nhiên, bạn cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Giải pháp ngừa viêm amidan tái phát

Các biện pháp phòng ngừa tái phát luôn được ưu tiên trong trường hợp bị viêm amidan tái phát cấp tính hoặc mạn tính nhiều lần nhưng tổn thương chưa nghiêm trọng. Để phòng ngừa viêm amidan tái phát, bạn hãy nhớ nguyên tắc giữ ấm cổ họng, tăng cường sức đề kháng cho amidan để tránh nhiễm trùng, tổn thương.

Để bảo vệ và ngăn ngừa viêm amidan tái phát hiệu quả, người bệnh nên xây dựng những thói quen tốt sau đây:

Luôn mang khăn ấm

Quấn khăn ấm ở cổ họng để giữ ấm khi trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột hay trong phòng có máy lạnh, giúp ngừa viêm amidan tái phát. Khi đã từng bị viêm amidan nên cơ que này nhạy cảm và dễ tổn thương hơn mỗi khi trời lạnh. Bạn có thể lựa chọn chất liệu khăn ấm tùy vào thời tiết như len, tơ tằm, nhung, lụa, da…

Chẳng hạn, khi trời lạnh, quấn khăn len hay khăn dạ giúp giữ ấm cổ họng tốt hơn. Trong những ngày chớm lạnh, nên dùng khăn voan mỏng hoặc khăn lụa sẽ phù hợp hơn.

Mặc áo kín cổ

Ngoài dùng khăn quàng cổ để giữ ấm cổ, bạn có thể bận áo kín cổ sẽ tiện lợi hơn. Mặc áo kín cổ vừa giúp bảo vệ vùng cổ vừa giữ ấm cơ thể, ngừa viêm amidan tái phát.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Nguyên nhân làm viêm amidan tái phát nhiều lần là do yếu tố môi trường tác động và do sức đề kháng yếu. Do đó, để ngăn ngừa viêm amidan, người bệh cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Xem thêm: Viêm amidan nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi bệnh?

Giải đáp: Viêm amidan uống thuốc gì và cách dùng thuốc ra sao?
Để ngăn ngừa viêm amidan tái phát, người bệnh có thể bổ sung vitamin A tốt cho hệ miễn dịch

Hãy đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết, nhất là protein, vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Ví dụ, các vitamin C, vitamin A tốt cho hệ miễn dịch.

Ngoài ra, người bệnh tránh nạp vào cơ thể thực phẩm mang theo vi trùng gây bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với tiêu chí: Hạn chế đồ ăn sống và tái, ăn chín, uống sôi… Nếu ăn trực tiếp rau củ quả, cần rửa sạch hay ngâm nước muối và ưu tiên các nguồn thực phẩm không chứa dư lượng chất bảo vệ thực vật.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Một trong những biện pháp để ngăn ngừa viêm amidan tái phát là vệ sinh răng miệng sạch sẽ, như vậy sẽ hạn chế sự sinh sôi và gây bệnh của vi khuẩn vòm họng. Để vệ sinh răng miệng, bạn đánh răng thường xuyên, súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn hay nước muối.

Cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng để phát hiện và điều trị sớm khi có dấu hiệu bệnh viêm amidan.

Uống nhiều nước ấm

Khi uống nước ấm, vùng cổ họng của bạn sẽ được xoa dịu, đồng thời cách này còn giúp ngăn ngừa viêm amidan tái phát hiệu quả.

Sau khi đọc bài viết trên bạn đã biết viêm amidan uống thuốc gì và những lưu ý khi dùng thuốc. Bạn hãy thực hiện đúng như hướng dẫn trong bài viết để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Xem thêm:

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/giai-dap-viem-amidan-uong-thuoc-gi-va-cach-dung-thuoc-ra-sao-a20284.html