Quá trình phát triển của trẻ luôn có sự dõi theo của các bậc cha mẹ. Nhiều cha mẹ vì quá sốt sắng mà đã cho trẻ tập ngồi sớm vì sợ con mình chậm phát triển so với lứa tuổi. Tuy nhiên, cũng có không ít bậc phụ huynh lo lắng liệu cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không. Còn chần chừ gì mà không cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Giải đáp câu hỏi: “Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không?”, các chuyên gia đã khẳng định trẻ hoàn toàn có thể bị gù lưng do bị ép tập ngồi quá sớm. Lúc này, phần lưng của trẻ còn yếu, mềm nên việc phải chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể khiến trẻ bị cong vẹo cột sống và mắc tật gù lưng. Hơn nữa, áp lực lớn đè lên các đốt sống lưng còn khiến xương kém phát triển, trẻ bị thấp bé trong tương lai.
Theo đó, việc cho trẻ tập ngồi được coi là sớm khi trẻ mới bước vào giai đoạn từ 1 - 4 tháng tuổi. Trong thời gian này, cha mẹ chỉ nên cho trẻ nằm sấp hoặc ngồi khoảng 5 - 10 phút rồi nghỉ. Thói quen này sẽ giúp phần lưng của trẻ trở nên cứng cáp hơn, tạo nền tảng tốt cho việc tập ngồi từ tháng thứ 5 trở đi.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thời điểm tối ưu nhất để cha mẹ tập ngồi cho trẻ là từ tháng thứ 5 - 6. Tuy nhiên, mốc thời gian phù hợp với từng bé còn phụ thuộc vào tình trạng xương của trẻ. Cụ thể:
Do ít vận động nên tất cả các “bé yêu” đều có hệ xương khớp rất yếu, bé không làm chủ được cơ thể. Phần yếu nhất của cơ thể chính là phần cổ và xương sống trên. Để biết được trẻ đã đủ khả năng để tập ngồi hay chưa, cha mẹ nên quan sát phần cổ của trẻ khi bế bé. Xương cổ và cột sống được coi là cứng cáp dần khi trẻ tự giữ được phần đầu.
Cột sống của con người liên quan mật thiết đến hệ thần kinh. Vì vậy, khi hệ thần kinh của trẻ còn chưa hoàn thiện thì việc tập ngồi cũng vô cùng khó khăn. Trẻ thường có xu hướng vùng vẫy chân, tay nên nếu cho trẻ tập ngồi quá sớm, bé sẽ không tự kiểm soát được cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến tư thế ngồi, gây gù lưng, thậm chí là gây ra một số tai nạn nhỏ.
Nhiều bậc cha mẹ, đặc biệt là những người có con đầu lòng, thường lo sợ trẻ sẽ bị gù nên cho trẻ tập ngồi rất muộn. Tuy nhiên, họ lại không biết rằng việc trì hoãn quá trình tập ngồi của trẻ cũng để lại rất nhiều hậu quả. Cụ thể:
Việc tập ngồi tưởng như rất bình thường nhưng lại có rất nhiều trẻ gặp khó khăn dẫn đến việc 8 tháng, thậm chí là 1 năm cũng không thể tự ngồi được. Trong trường hợp này, cha mẹ cần nhanh chóng cho trẻ đến kiểm tra tại những cơ sở y tế uy tín.
Thông thường, trẻ em 1 tuổi đã có thể tự bước đi nên việc không ngồi vững được chính dấu hiệu cảnh báo tình trạng chậm phát triển về tư duy, hệ thần kinh hoặc hệ nội tiết ở trẻ nhỏ. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, trẻ sẽ thiệt thòi hơn và khó theo kịp các bạn đồng trang lứa.
Lúc này, mẹ có thể bổ sung thêm một số dưỡng chất quan trọng giúp hệ xương khớp của trẻ trở nên cứng cáp hơn như vitamin D3 và sắt. Việc này sẽ đẩy nhanh quá trình tập lẫy, bò, trườn, ngồi, đứng,... ở trẻ sơ sinh.
Bên cạnh việc tránh cho trẻ tập ngồi quá sớm, cha mẹ cũng cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau khi giúp trẻ học ngồi:
Bài viết này chính là câu trả lời chi tiết nhất cho thắc mắc: “Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không?”. Hãy theo dõi Nhà thuốc Long Châu để trang bị thêm những kiến thức cần thiết cho hành trang làm cha mẹ nhé!
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/cho-tre-tap-ngoi-som-co-bi-gu-lung-khong-khi-nao-nen-cho-tre-tap-ngoi-a20265.html