Chân và tay là hai bộ phận tiếp xúc nhiều với những yếu tố bên ngoài như bụi bẩn, ánh nắng mặt trời, nước, các tác nhân gây kích ứng, vi khuẩn, côn trùng...Vì vậy, chân tay rất dễ xuất hiện mẩn đỏ, những triệu chứng có thể khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Triệu chứng đặc trưng là nổi mẩn đỏ ở chân, tay kèm ngứa hoặc không ngứa, những vết mẩn nhỏ như vết muỗi đốt đứng riêng lẻ hoặc tập trung thành từng mảng, từng đám. Đôi khi những vết mẩn đỏ còn kèm theo hiện tượng khô, bong tróc hoặc mưng mủ.
Nổi mẩn đỏ ở chân là tình trạng xảy ra khá phổ biến trên mọi đối tượng
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ ở chân, mỗi nguyên nhân lại có những biểu hiện giống và khác nhau. Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu triệu chứng giống và khác nhau của các nguyên nhân thường gặp sau đây để có liệu trình điều trị phù hợp nhất.
Bệnh mề đay xảy ra có thể do tác động từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể nhưng hầu hết đều có chung một cơ chế gây bệnh. Đó là sự phản ứng quá mức của cơ thể, sản sinh ra chất độc khiến các nốt mẩn đỏ nổi lên. Một số yếu tố nguy cơ gây mề đay, nổi mẩn đỏ ngứa ở chân: sử dụng giày dép quá chật gây ma sát, bị côn trùng cắn, tiếp xúc với các tác động ngoài môi trường do đi chân trần, dị ứng thức ăn, thuốc, mỹ phẩm,...
Các triệu chứng đặc trưng của bệnh mề đay là chân nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt, các nốt mẩn đỏ này cũng xuất hiện ở tay, lưng hay bụng người bệnh. Nốt mề đay màu đỏ, hồng nhạt hoặc trắng có kích thước khác nhau, có nốt nhỏ như nốt muỗi đốt hoặc dài như vết lằn cũng có thể đan xen như mạng nhện.
Khi chân tiếp xúc với các hóa chất có khả năng gây kích ứng như keo, hóa chất trong giày, thuốc, sơn móng hoặc các yếu tố môi trường như nhựa cây, độc côn trùng, thậm chí là khi đeo giày dép quá lâu trong thời gian dài người bệnh có thể mắc viêm da tiếp xúc.
Khi mắc bệnh, trên da người bệnh bắt đầu xuất hiện các nốt mẩn đỏ, có thể kèm theo ngứa đôi khi còn xuất hiện mụn nước, mụn mủ hoặc thậm chí là các vết lở loét. Vùng nổi mẩn thường là vùng tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. với những người nhạy cảm, vùng mẩn ngứa có thể lan ra trên diện rộng, thậm chí là toàn thân.
Đeo dép trong thời gian dài gây bệnh viêm da tiếp xúc làm nổi mẩn đỏ ở chân
Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mạn tính liên quan đến nhiều nguyên nhân như di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch, biểu bì và các yếu tố từ môi trường bên ngoài.
Tình trạng nổi mẩn đỏ có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhiều nhất là nổi mẩn đỏ ngứa ở chân và bàn tay. Giai đoạn đầu trên da bắt đầu xuất hiện mụn nước, mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm. Khi người bệnh gãi hoặc da tiếp xúc với quần áo, giày dép làm vỡ mụn nước, để lại mảng da dày và cứng màu xám hoặc nâu. Khi mụn nước bị vỡ còn khiến da trầy xước, nguy cơ nhiễm trùng, mưng mủ.
Viêm nang lông là hệ quả của các bệnh da liễu như viêm da, mụn trứng cá khi các nang lông bị viêm, bị nhiễm trùng. Virus, ký sinh trùng gây nhiễm trùng gây viêm nang lông hoặc tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc do giày, quần áo, do cạo lông hoặc sử dụng kem dưỡng ẩm không phù hợp gây kích ứng.
Triệu chứng phổ biến của bệnh là hiện tượng xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc mụn có lông ở chính giữa. Các mụn này khi vỡ ra có thể kèm theo máu hoặc mủ trắng gây ngứa và đau rát.
Tình trạng nổi mẩn đỏ ở chân do viêm nang lông chân gây ra
Nổi mẩn đỏ ở chân cũng có thể là dấu hiệu của nấm da chân. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nấm khác nhau như môi trường ẩm thấp, mang giày dép chật, sử dụng chung các vật dụng như giày dép, khăn, tất với người nhiễm bệnh, ra mồ hôi chân tay,...
Triệu chứng khởi phát của bệnh nấm da chân là nổi mẩn đỏ ngứa ở chân gây khó chịu, đau rát. Sau đó, da bắt đầu xuất hiện mụn nước, chứa dịch nhờn, da khô, bong trắng, xuất hiện vẩy trắng. Thời gian ủ bệnh của vi nấm rất dài từ (từ 6-9 tháng), khi đã đủ điều kiện thuận lợi để phát triển bệnh lây lan nhanh chóng, tái phát lại nhiều lần và rất khó chữa dứt điểm.
Bệnh ghẻ lở do một loài mạt có tên Sarcoptes scabiei hay còn được dân gian gọi là cái ghẻ xâm nhập vào da. sau khi xâm nhập, cái ghẻ sẽ đào hang và đẻ trứng tại lớp sừng trên da gây ngứa, đặc biệt dữ dội về đêm.
Bệnh này rất khó chữa dứt điểm, lần đầu bị bệnh thời gian ủ bệnh kéo dài từ 6 - 8 tuần, nhưng khi tái phát trở lại, bệnh ghẻ phát bệnh chỉ sau 3 - 4 ngày.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là nổi mẩn đỏ thẫm kèm ngứa, xuất hiện các luống ghẻ và các mụn nước nhỏ. Vùng da bị tổn thương có khả năng lây lan sang các vùng da khỏe mạnh khác một cách nhanh chóng.
Vảy nến là bệnh da liễu mạn tính, xảy ra khi tế bào tái tạo da hoạt động nhanh quá mức, tốc độ tái tạo quá nhanh làm các tế bào tích tụ, tạo thành những vảy màu trắng hoặc hồng nhạt ngay trên bề mặt da.
Người bệnh có thể nhận biết bệnh vảy nến thông qua các triệu chứng như sự xuất hiện các mảng dài, màu đỏ được bao phủ bởi lớp vảy màu trắng, bạc. Các mảng tổn thương thường xuất hiện ở vùng dưới lưng, khuỷu tay, đầu gối, mu bàn tay. Ở một số trường hợp còn xuất hiện mụn mủ, có thể gây ngứa và đau rát.
Bệnh vảy nến tạo ra các mảng tổn thương màu đỏ được bao phủ bởi vảy trắng trên da
Lupus ban đỏ có 2 thể chính là lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống, bệnh xảy ra sự sai lệch trong đáp ứng về miễn dịch khiến cơ thể tự chống lại chính các cơ quan trong cơ thể. Một số yếu tố nguy cơ gây lupus ban đỏ nổi bật là di truyền, tác nhân môi trường và nội tiết.
Lupus có triệu chứng cảnh báo ở hầu hết các cơ quan, triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau một thời gian từ vái tháng đến vài năm. Trong đó, biểu hiện trên da là triệu chứng cảnh báo dễ thấy nhất. Hầu hết các bệnh nhân lupus ban đỏ nhận thấy trên da xuất hiện những nốt ban đỏ bất thường, đặc biệt những nốt mẩn đỏ này có dạng hình cánh bướm, khi bệnh nặng hơn các nốt mẩn này còn có thể có dạng đĩa. Tổn thương da do lupus còn có dạng mụn nước, khi vỡ gây rát hoặc chảy máu, niêm mạc miệng lở loét.
Ngoài ra lupus còn gây tổn thương một số cơ quan như viêm cơ tim, suy tim, viêm phổi, viêm màng phổi, viêm khớp,...
Chức năng chính của gan trong cơ thể là đào thải độc tố. Khi gan bị tổn thương hoặc chức năng gan bị suy giảm thì khả năng đào thải độc tố cũng không còn tốt. Lúc này, độc tố sẽ tích tụ trong cơ thể, không được đào thải ra ngoài gây nổi mẩn đỏ, phát ban, mệt mỏi.
Nổi mẩn đỏ ở chân cũng có thể do bệnh nhân bị dị ứng. Cơ thể có thể dị ứng với nhiều tác nhân khác nhau như thời tiết, thuốc, thực phẩm (hải sản, đậu phộng, trứng,...).
Khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, tùy vào cơ địa mà các phản ứng cũng có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, nổi mẩn đỏ ngứa do dị ứng không chỉ tập trung ở chân mà xuất hiện khắp cơ thể, kèm theo các triệu chứng nguy hiểm như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và khó thở.
Bệnh viêm mạch xảy ra khi máu ở chân không tuần hoàn được, tắc nghẽn gây viêm tại các mạch máu nhỏ và xuất huyết làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở chân.
Các nốt mẩn đỏ xuất hiện riêng lẻ thành đám và thường có ở cả hai chân. Sau đó chúng tiến triển thành những vết bầm đen, sần sùi và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da. Nếu không được điều trị bệnh có thể gây nên các bệnh lý về tim mạch, huyết áp,...
Viêm mạch gây nổi mẩn đỏ ở chân riêng lẻ hoặc thành từng đám
- Lá trầu không: Bên trong là trầu không có chứa nhiều chất oxy hóa, bên cạnh đó chúng còn có khả năng chống viêm và sát khuẩn cao vì vậy từ xa xưa lá trầu không đã được sử dụng nhiều trong điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa. Cách sử dụng lá trầu không để trị nổi mẩn đỏ cũng rất đơn giản:
Bước 1: Rửa sạch lá trầu không.
Bước 2: Đun lá trầu không lấy nước.
Bước 3: Đổ nước trầu không ra một chiếc chậu nhỏ, rồi ngâm chân trong khoảng 10 - 15 phút.
Bước 4: Lau khô chân bằng khăn sạch.
Bạn có thể thực hiện biện pháp này mỗi ngày, không chỉ giúp làm giảm tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa việc ngâm chân này còn giúp ngăn ngừa nhiễm nấm da chân.
- Lá trà xanh: Lá trà xanh có tính sát khuẩn cao, làm dịu hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa ở chân nhanh chóng và rất an toàn. Ta có thể vò lá trà xanh tươi và đun với nước sạch rồi lấy nước để ngâm chân hoặc tắm. Nước lá trà xanh thích hợp với không chỉ chân mà còn lành tính với cả cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể vò lá trà xanh rồi đun với nước để uống, giúp tăng cường thải độc tố, cải thiện chức năng gan và phòng ngừa nóng gan gây nổi mẩn đỏ.
- Lá ổi: Cũng như lá trầu không và lá trà xanh, bên trong lá ổi có chứa nhiều hoạt chất có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, chống oxy hóa và có khả năng giúp phục hồi, tái tạo da. Vì vậy, lá ổi có khả năng giải độc, giảm viêm và làm giảm nổi mẩn đỏ ở chân nhanh chóng.
Cách sử dụng lá ổi để trị nổi mẩn đỏ, mẹo này nên được thực hiện một lần mỗi ngày và nên thực hiện vào buổi tối:
Bước 1: Rửa sạch và ngâm lá ổi với nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo nước.
Bước 2: Nấu nước sôi rồi cho lá ổi vào và để yên đến khi nguội.
Bước 3: Ngâm chân với nước lá ổi trong khoảng 15 - 20 phút, đồng thời dùng phần lá bã chà xát nhẹ nhàng trên vùng da tổn thương.
Lá trà xanh giúp giảm nổi mẩn đỏ ở chân từ cả bên trong lẫn bên ngoài
Các mẹo nhỏ phía trên chỉ có tác dụng với tình trạng nổi mẩn đỏ nhẹ, với những trường hợp nặng hơn bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để có thể được chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh cũng như liệu trình điều trị phù hợp.
Khi nổi mẩn đỏ ngứa ở chân đi kèm với một trong các tình trạng sau đây, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn chi tiết:
Mẩn ngứa kéo dài hoặc tái phát thường xuyên
Gây bất tiện cho việc đi lại
Mẩn đỏ lan rộng khắp cơ thể
Ngứa dữ dội, gây khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt
Xuất hiện nhiễm trùng trên da
Vết tròn bị nổi đốm đỏ trên da và ngứa
Nếu bạn quá bận rộn và khó có thể xếp lịch đến gặp trực tiếp bác sĩ bạn có thể lựa chọn khám da liễu online với các bác sĩ giỏi tại các bệnh viện lớn trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi. Thông qua cuộc gọi trực tuyến, bác sĩ da liễu online sẽ xem tình trạng da, hỏi về lối sống, sinh hoạt, từ đó chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị, chăm sóc phù hợp. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc trực tuyến ngay trên ứng dụng.
Một số bác sĩ khám da liễu online được nhiều người bệnh đánh giá tốt gồm:
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duyên: bác sĩ tư vấ cho hơn 3.500 lượt tư vấn trực tuyến, tư vấn cho cả người lớn và trẻ nhỏ được đông đảo người bệnh tin tưởng và đánh giá tốt;
BSCKI Nguyễn Hải An: Thực hiện hơn 1.700 lượt tư vấn trực tuyến, được nhiều người bệnh đánh giá cao về sự nhiệt tình, chu đáo khi tư vấn và bệnh lý được cải thiện nhanh theo chiều hướng tốt;
Khám online để được bác sĩ da liễu tư vấn tại nhà
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số cơ sở y tế tại Hà Nội dưới đây để lựa chọn cơ sở khám da liễu phù hợp và thuận tiện nhất cho bản thân.
Tổ hợp y tế MEDIPLUS: 99 Tân Mai, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. Chi phí: 300,000 đồng
Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Thanh Chân: Số 6 Nguyễn Thị Thập, KĐT Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Chi phí: 250,000 đồng.
Phòng khám đa khoa Medelab Số 86 - 88 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Chi phí: 150,000 đồng.
Bệnh viện E: 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Chi phí: 200,000đ
Ngoài ra còn nhiều cơ sở y tế khám chữa bệnh da liễu uy tín khác tại Hà Nội.
Người bệnh cần khám da liễu với bác sĩ để được tư vấn và chỉ định liệu trình điều trị tận gốc phù hợp
Nổi mẩn đỏ ở chân do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng không phải hoàn toàn không thể phòng ngừa. Chăm sóc, vệ sinh chân tay sạch sẽ có thể giúp ta ngăn ngừa một số nguyên nhân gây bệnh như: nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm da tiếp xúc,...
Một số lưu ý khi chăm sóc da chân cũng như thói quen sử dụng giày dép để tránh hiện tượng nổi mẩn đỏ ở chân:
Không đi giày và tất khi chân còn ẩm, còn ướt.
Vệ sinh sạch chân bằng xà phòng đặc biệt là vùng kẽ chân.
Thoa kem dưỡng ẩm để dưỡng và chăm sóc da giúp da ẩm tránh tình trạng khô căng, bong tróc.
Nếu thường xuyên bị nấm da, nên thoa bột chống nấm trước khi đeo tất, đeo giày.
Hạn chế việc nhổ, cạo lông chân vì dễ gây viêm nang lông.
Lựa chọn phương pháp chăm sóc da chân hiệu quả giúp phòng ngừa nổi mẩn đỏ ở chân
Nổi mẩn đỏ ở chân là tình trạng không hề hiếm gặp, có nhiều nguyên nhân là nguy cơ gây nên tình trạng này. Tuy nhiên, có thể hạn chế tình trạng này nếu bạn chú ý chăm sóc bàn chân và giữ thói quen vệ sinh sạch sẽ. Khi mắc bệnh nếu ở thể nhẹ, bệnh có thể giảm nhờ một số mẹo đơn giản, tuy nhiên khi bệnh nặng lên hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn chi tiết.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/noi-man-do-o-chan-tay-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-a20084.html