Ngủ quá nhiều có sao không? Hậu quả của việc ngủ quá nhiều

Có một số lý do khác nhau khiến bạn ngủ quá nhiều, chẳng hạn như bạn đang bị bệnh hoặc cần ngủ bù sau vài đêm mất ngủ. Tuy nhiên, ngủ nhiều liên tục có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ, rối loạn sức khỏe tâm thần hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

1. Thế nào là ngủ quá nhiều?

Ngủ quá nhiều, hay ngủ lâu, được định nghĩa là ngủ hơn 9 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ, bao gồm cả tình trạng ngủ dài trong đêm và cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ban ngày, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường trong cuộc sống. Chứng ngủ rũ và các rối loạn giấc ngủ khác có thể khiến bạn ngủ quá nhiều. Nếu không tìm ra được nguyên nhân gây buồn ngủ, chứng rối loạn này được gọi là ngủ nhiều vô căn.

Trung bình, người lớn cần ngủ từ 7 - 9 giờ mỗi đêm. Một giấc ngủ ngon giúp tăng cường sức khỏe và tinh thần tỉnh táo. Nếu không ngủ đủ, bạn có thể cảm thấy uể oải và không thể tập trung. Vậy ngủ quá nhiều có tốt không? Các chuyên gia cho rằng ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn.

Thời lượng bạn cần ngủ mỗi đêm phụ thuộc vào thói quen và hoạt động ban ngày, cũng như sức khỏe và cách ngủ của riêng cá nhân. Người lớn tuổi có thể chỉ cần ngủ 6 giờ, trong khi đó vận động viên cần ngủ nhiều hơn người thường 1 giờ. Đôi khi bạn sẽ cần ngủ nhiều hơn bình thường, chẳng hạn như sau khi hoạt động gắng sức hoặc đi du lịch. Nếu thêm hoặc bớt vài giờ nghỉ ngơi giúp bạn cảm thấy thoải mái, thì đó là khoảng thời gian ngủ phù hợp với cơ thể bạn. Nhưng nếu liên tục ngủ nhiều khiến bạn mệt mỏi hoặc thậm chí ngủ gật vào ban ngày, thì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Ngoài ngủ nhiều hơn 9 giờ mỗi đêm, các triệu chứng khác của việc ngủ quá nhiều bao gồm:

Ngủ quá nhiều có sao không? Hậu quả của việc ngủ quá nhiều

2. Nguyên nhân khiến bạn ngủ quá mức

Ngủ quá nhiều có thể xảy ra khi bạn cố gắng ngủ bù cho những lần thiếu ngủ. Ví dụ, bạn phải thức khuya nhiều đêm liên tục để hoàn thành dự án và bị thiếu ngủ. Sau đó vào cuối tuần, bạn có thể bù đắp bằng cách ngủ lâu hơn bình thường.

Rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm:

Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe khác cũng có thể dẫn đến ngủ nhiều và buồn ngủ quá mức vào ban ngày:

Những người bị trầm cảm và lo lắng thường phải vật lộn với chứng rối loạn giấc ngủ hoặc vấn đề sức khỏe khác. Ngủ quá nhiều và khó ngủ đều là ảnh hưởng của bệnh trầm cảm. Trong đó, thanh thiếu niên và người lớn tuổi bị trầm cảm có nhiều khả năng bị buồn ngủ quá mức. Một số nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ trầm cảm cao hơn ở những người ngủ lâu.

3. Ngủ quá nhiều có sao không?

Như đã đề cập, ngủ quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn và có thể tạo ra những tác động tiêu cực giống như thiếu ngủ. Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng ngủ nhiều hơn sẽ khiến:

Thời lượng ngủ quá ngắn và quá dài đều có liên quan đến một số vấn đề về sức khỏe và các bệnh mãn tính:

Ngủ quá nhiều có sao không? Hậu quả của việc ngủ quá nhiều

4. Mẹo để tránh ngủ quá nhiều

Nếu bạn lo lắng về tình trạng ngủ nhiều của mình, hãy trình bày với bác sĩ về thói quen ngủ và sức khỏe cá nhân. Bạn có thể ghi lại nhật ký giấc ngủ để nắm được thời gian thức và ngủ vào ban đêm của mình, cũng như các giấc ngủ ngắn trong ngày. Bác sĩ sẽ sử dụng thông tin này để giúp bạn xác định nguyên nhân khiến bạn ngủ nhiều và đề xuất kế hoạch điều trị.

Bất kể nguyên nhân và tác hại ngủ nhiều quá bị gì, bạn đều nên thực hiện các lời khuyên lành mạnh sau để cải thiện thói quen ngủ của mình:

Để điều trị các rối loạn giấc ngủ nói chung, ngoài thăm khám và dùng thuốc do bác sĩ kê đơn, việc bạn chủ động thay đổi lối sống sao cho lành mạnh và khoa học đóng vai trò rất quan trọng.

.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, sleepfoundation.org, healthline.com

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/ngu-qua-nhieu-co-sao-khong-hau-qua-cua-viec-ngu-qua-nhieu-a20077.html