Khi ngủ hay bị giật mình không phải là một bệnh lý hay một rối loạn ở hệ thần kinh, mà là sự co giật cơ đột ngột xuất hiện trong vài giờ đầu tiên của giấc ngủ. Ngủ bị giật mình thường đi kèm với cảm giác hụt hẫng hoặc lo sợ khi trong giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và gây mệt mỏi vào sáng hôm sau. Vậy tại sao ngủ hay bị giật mình?
Một số nghiên cứu cho thấy rằng có tới 70% dân số thế giới từng gặp hiện tượng ngủ hay bị giật mình. Ngủ bị giật mình thường xuất hiện trong giai đoạn đi vào giấc ngủ quá nhanh. Ở giai đoạn đầu của giấc ngủ, hơi thở và nhịp tim chậm dần. Tuy nhiên, nếu bạn quá mệt mỏi thì não đã trải qua giai đoạn này nhanh hơn bình thường. Điều này khiến cho não bộ phản ứng với một cú giật hóa học dẫn tới hiện tượng ngủ bị giật mình. Hầu hết mọi người đều đã từng trải qua cảm giác ngủ bị giật mình. Hiện tượng ngày ở mỗi người xuất hiện cũng khác nhau, có người bị giật nhẹ đến mức không hề nhận ra.
Đặc điểm của tình trạng rung giật cơ khi ngủ là diễn ra một cách đột ngột và có thể dễ dàng phá vỡ giấc ngủ của bạn. Khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn và thức giấc vào giữa đêm. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngủ hay bị giật mình vẫn chưa được xác định rõ, mặc dù có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Một số yếu tố được cho là gây ra tình trạng giật mình khi ngủ có thể kể tới như căng thẳng quá mức, uống nhiều cà phê, hoặc tập thể dục vào buổi đêm. Cho dù hiện tượng giật mình khi ngủ thường xảy ra với những người có lối sống và thói quen đi ngủ xấu nhưng chúng cũng vẫn xảy ra ở những người khỏe mạnh.
Tại sao ngủ hay bị giật mình? Ngủ bị giật mình là một hiện tượng sinh lý bình thường và có thể phòng tránh khi biết rõ nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân chính có thể dẫn tới tình trạng ngủ hay bị giật mình như:
Hai tư thế ngủ được đa số các bác sĩ y khoa khuyến cáo là bạn ngủ nằm nghiêng người sang một bên và nằm ngửa, hay nằm thẳng lưng. Đặc biệt, việc lựa chọn một chiếc đệm vững chắc và êm ái cũng sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn và tránh hiện tượng ngủ hay bị giật mình. Ngoài ra, bạn cần thực hiện chế độ sinh hoạt ngủ sớm và ngủ đủ giấc để đảm bảo được chất lượng giấc ngủ.
Có nhiều cách giúp bạn hạn chế được tình trạng lo lắng và căng thẳng như đi dạo ngoài trời để hít thở không khí trong lành, nghe nhạc, ngồi thiền và cảm thấy bình yên hơn. Bạn có thể ngồi thiền tại nhà kết hợp những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế làm việc quá sức và nên xen kẽ khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn trong thời gian làm việc. Hãy tránh những suy nghĩ hoặc hoạt động gây căng thẳng vào buổi chiều cũng như buổi tối trước khi đi ngủ.
Bạn cần đảm bảo một chế độ ăn uống hợp lý bổ sung đủ magie, canxi để phòng ngừa co giật cơ và dây thần kinh. Hãy cố gắng duy trì thực hiện chế độ ăn lành mạnh và cân bằng ví dụ như ăn ít thực phẩm có chứa nhiều đường và muối nhưng tăng cường nhiều trái cây giàu chất xơ và vitamin. Bạn có thể uống nước lọc hoặc các loại nước ép tốt cho giấc ngủ ví dụ như nước ép chuối, dưa hấu, anh đào,...
Tình trạng ngủ bị giật mình có thể được hạn chế nếu như bạn thay đổi các thói quen xấu khiến cho giấc ngủ không sâu. Ngoài ra, bạn nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết có lợi cho một giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này vẫn tiếp tục diễn ra dù bạn đã ăn ngủ điều độ thì bạn cần tới cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị hiệu quả.
Tóm lại, khi ngủ hay bị giật mình không phải là một bệnh lý hay một rối loạn ở hệ thần kinh. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và gây mệt mỏi vào sáng hôm sau. Vì vậy, bạn cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, ngủ đúng tư thế, tránh ăn và uống các loại thực phẩm có chứa chất kích thích, đặc biệt phải luôn giữ một tinh thần thoải mái.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/ly-do-khien-ban-ngu-hay-bi-giat-minh-a20043.html