Đau họng uống gì? Những loại trà thảo mộc và nước uống pha chế từ các thành phần tự nhiên như mật ong, hoa cúc… có thể góp phần cải thiện các triệu chứng đau họng.
Đau họng phổ biến nhất là do trình trạng nhiễm trùng vùng hầu họng như viêm amidan, viêm VA, viêm thanh quản, viêm họng. Đau họng đôi khi còn do viêm hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi gây ra. Một số bệnh lý về tuyến giáp, ung thư vòm họng, hoặc ung thư vùng đầu cổ cũng có thể gây đau họng.
Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến các các nguyên nhân gây đau họng lành tính thường gặp như viêm amidan, viêm VA, viêm họng. Đau họng uống gì? Đối với các nguyên nhân lành tính kể trên, việc sử dụng các loại thức uống có nguồn gốc tự nhiên sau có thể giúp cải thiện các triệu chứng đau họng.
Đau họng là một triệu chứng thường gặp của các bệnh thuộc vùng hầu họng, phổ biến nhất là viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản. Đau họng ngoài đau, rát còn có thể đi kèm với các triệu chứng khác như ho, cổ họng tiết đờm, nghẹt mũi, sổ mũi và có thể kèm sốt.
Bị đau họng nên uống gì? Đau họng trong các trường hợp này thường do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Bệnh dễ dàng chữa khỏi chỉ bằng cách uống thuốc và áp dụng các phương pháp cải thiện tại nhà.
Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị triệu chứng đau họng do nhiễm trùng họng thông thường bao gồm.
Paracetamol là thuốc hạ sốt, giảm đau thường sử dụng khi bị viêm họng cấp tính. (1)
Thuốc này có tác dụng kháng viêm, giảm đau, có thể giúp giảm các triệu chứng đau họng.
Là loại thuốc kháng viêm sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm sưng, đau. Corticosteroid sử dụng hiệu quả hơn khi kết hợp với kháng sinh.
Thuốc có thành phần gây tê, sau khi xịt vào họng có thể làm giảm đau ngay lập tức. Tuy nhiên, không nên dùng kéo dài và chỉ dùng cho người lớn và trẻ em trên 3 tuổi.
Viên ngậm làm tê liệt tạm thời các thụ thể thần kinh làm giảm các triệu chứng đau họng. Nó thường có chiết xuất từ tinh dầu bạc hà và benzocaine. Người lớn và trẻ em từ 5 tuổi trở lên có thể sử dụng viên ngậm để giảm đau rát họng.
Các loại thuốc ho dạng viên hoặc siro có thể được sử dụng cho người lớn để giảm kích ứng cổ họng. Trẻ em chỉ nên dùng thuốc này từ 6 tuổi trở lên theo kê đơn của bác sĩ.
Thuốc kháng histamin là thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang. Nếu đau họng do có chảy nước mũi sau, sử dụng thuốc kháng histamin giúp giảm tiết chất nhầy khi bị viêm mũi.
Nếu đau họng do trào ngược axit dạ dày, thuốc kháng axit có thể giảm sự trào ngược axit, từ đó giúp cải thiện triệu chứng đau họng.
Thuốc gây tê tại chỗ chứa xylocaine hoặc benzocaine thường được kê đơn cho chứng đau họng do nhiễm virus echo hoặc virus coxsackie.
Đau họng uống nước gì? Những thức uống có thể cải thiện tình trạng đau họng tại nhà người bệnh nên thử.
Đau cổ họng uống gì? Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, có tác dụng giảm viêm và giảm đau do viêm họng liên cầu khuẩn. Người bệnh nên sử dụng mật ong nếu bị ho và đau họng bằng cách hòa 1-2 thìa mật ong vào trà hoặc nước ấm để giúp giảm đau và giảm ho.
Điều quan trọng cần lưu ý là không nên cho trẻ dưới một tuổi dùng mật ong.
Nếu bị viêm họng do liên cầu khuẩn, việc bổ sung vitamin C hoặc dùng thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin C có thể giúp rút ngắn thời gian của các triệu chứng cảm lạnh, chẳng hạn như đau họng.
Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: trái cây có múi, ớt chuông, dâu tây, cà chua, cải xoăn… người bệnh có thể ép lấy nước hoặc xay sinh tố để uống.
Đau họng thì nên uống gì? Nhấm nháp tách trà thảo dược ấm có thể giúp làm dịu cơn đau họng. Cụ thể hơn, một số loại trà có các hợp chất có thể giúp giảm đau.
Theo một nghiên cứu, trà thảo mộc được pha với nồng độ an toàn của dâu tây, cam thảo, cỏ xạ hương hoặc oregano có thể làm giảm sự khó chịu liên quan đến viêm họng liên cầu khuẩn.
Chiết xuất Echinacea thường được sử dụng như một phương thuốc thảo dược hỗ trợ điều trị cảm lạnh, viêm họng và cúm. Một số nghiên cứu cho thấy nó cũng có thể giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, giảm viêm và đau, đồng thời có tác dụng kháng virus.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm khác cho thấy nó có thể làm bất hoạt vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn. Người bệnh có thể sử dụng loại thảo dược này dưới dạng trà để giảm viêm đau họng.
Bị đau họng uống gì? Quả cơm cháy đã được sử dụng như một phương thuốc tại nhà để điều trị cảm lạnh và cúm. Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất quả cơm cháy có thể có hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn.
Quả cơm cháy thường được điều chế ở dạng siro hoặc kẹo dẻo và trà.
Nước hầm xương đã được sử dụng như một phương thuốc chữa cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Uống nước hầm xương ấm có thể giúp giữ nước và làm dịu cơn đau họng. Nước hầm xương cũng chứa carnosine, có thể giúp giảm phản ứng viêm góp phần gây đau họng. Loại nước này cũng dễ dùng và chứa các axit amin, vitamin và khoáng chất có lợi cho miễn dịch.
Các loại nước uống chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau họng, chúng không phải là thuốc điều trị, vì vậy không thể thay thế cho thuốc điều trị. Người bệnh không nên lạm dụng các loại nước này, uống quá nhiều trong ngày có thể phản tác dụng.
Một số loại nước uống có thể không tốt cho người mắc một số bệnh. Ví dụ, người bệnh huyết áp cao không nên uống trà gừng vì gừng làm tăng huyết áp. Hoặc phụ nữ mang thai không nên uống trà hoa cúc, vì dễ bị đau bụng, tiêu chảy.
Đau họng thường là tình trạng lành tính không đáng lo ngại nhưng đôi khi nó cũng có thể là ác tính. Người bệnh nên tới bệnh viện thăm khám ngay nếu đau họng kèm các triệu chứng sau đây:(2)
Để đặt lịch khám, tư vấn, điều trị các bệnh lý về tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ:
Đau họng uống gì? Bên cạnh các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, chống dị ứng điều trị triệu chứng, một số loại thức uống nguồn gốc thảo dược cũng hỗ trợ trị đau họng do các nguyên nhân thông thường. Điều nên nhớ là cần uống điều độ để tốt cho sức khỏe. Tất cả các loại nước uống không phải là thuốc và không thể thay thế cho thuốc điều trị. Người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được tìm đúng nguyên nhân gây đau họng và điều trị phù hợp.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/bi-dau-hong-uong-gi-7-loai-nuoc-uong-giam-trieu-chung-hieu-qua-a20021.html