Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể con gái sẽ có rất nhiều sự thay đổi ở cơ quan sinh sản như ngực phát triển, mọc lông ở vùng kín, hình thành các đường cong trên cơ thể, kinh nguyệt,... Trong đó, chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới. Kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản mà còn phản ánh tình trạng sức khỏe tổng thể nói chung. Vì vậy, trang bị đầy đủ những kiến thức về chu kỳ kinh nguyệt là việc rất cần thiết.
Kinh nguyệt hay còn được chị em gọi là đến tháng, kỳ “rụng dâu” là tình trạng máu kinh chảy từ tử cung ra khỏi âm đạo của người phụ nữ. Theo sinh lý, kinh nguyệt chính là lớp niêm mạc tử cung bị bong ra hàng tháng. Vì vậy, máu kinh sẽ gồm máu và mô niêm mạc tử cung hay còn gọi là nội mạc tử cung.
Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hàng tháng là tập hợp các thay đổi sinh lý mang tính lặp lại trên cơ thể người phụ nữ. Chu kỳ này bị được điều khiển của hệ hormone sinh dục và đóng vai trò quan trọng đối với quá trình sinh sản.
Nữ giới thường xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt trong giai đoạn dậy thì, sớm nhất là 8 tuổi, muộn nhất là 16 tuổi. Độ tuổi có kinh nguyệt sẽ khác nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, chỉ số BMI, môi trường sống, lối sống, chế độ dinh dưỡng,...
Trong giai đoạn đầu, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ không ổn định về thời gian, tính chất và cần khoảng vài năm để trở nên đều đặn hơn. Ngoài ra, kinh nguyệt ở nữ giới cũng dễ bị thay đổi bởi nội tiết trong cơ thể.
Ở người bình thường, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trong khoảng 28 ngày và được chia thành 4 giai đoạn. Thời gian này sẽ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Một số trường hợp chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn vài ngày (dao động từ 24 đến 38 ngày) vẫn có thể được coi là bình thường.
Thông thường trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, một quả trứng sẽ phát triển và được giải phóng khỏi buồng trứng. Đồng thời lớp niêm mạc tử cung sẽ hình thành và dày lên để chuẩn bị cho sự thụ thai. Nếu trứng không được thụ tinh, niêm mạc tử cung sẽ bong ra tạo thành kỳ kinh nguyệt. Sau vài ngày, hiện tượng kinh nguyệt sẽ chấm dứt và một chu kỳ mới lại bắt đầu.
Đây là giai đoạn đầu tiên bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt với sự xuất hiện của máu kinh. Hành kinh xảy ra là kết quả của việc trứng không được thụ tinh ở chu kỳ trước khiến lớp niêm mạc tử cung bong ra và đào thải ra ngoài qua âm đạo. Thời gian hành kinh trung bình của người phụ nữ từ 3 đến 7 ngày. Một số triệu chứng sinh lý có thể gặp phải trong giai đoạn hành kinh như đau bụng, đau ngực, đầy hơi, mệt mỏi, đau lưng, chuột rút,...
Giai đoạn này xảy ra đồng thời với giai đoạn hành kinh, bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh. Trong giai đoạn này, vùng dưới đồi sẽ gửi tín hiệu đến tuyến yên để giải phóng hormone kích thích buồng trứng sản xuất khoảng 5 đến 20 nang trứng. Nhưng thường chỉ có một trứng khỏe mạnh nhất mới trưởng thành. Song song với sự phát triển nang trứng, niêm mạc tử cung cũng dày lên do nồng độ estrogen tăng cao.
Đây là giai đoạn quan trọng có thể khiến người phụ nữ mang thai. Khi trứng đã trưởng thành, các hormone trong cơ thể tiết ra đủ nồng độ và đúng thời điểm sẽ kích thích tuyến yên tiết ra một hormone LH (Luteinizing Hormone) làm cho nang trứng phóng noãn gọi là quá trình rụng trứng.
Trứng sau khi rụng sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng về phía tử cung để chờ được tinh trùng thụ tinh. Chị em có thể nhận diện giai đoạn rụng trứng thông qua các dấu hiệu như tăng nhiệt độ, dịch tiết âm đạo lỏng và dai như lòng trắng trứng. Thời gian rụng trứng thường xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ hoặc muộn hơn tùy vào chu kỳ ở mỗi người phụ nữ và kéo dài trong khoảng 24 giờ. Sau một ngày, nếu không được thụ tinh, trứng sẽ chết hoặc biến mất.
Sau khi nang trứng giải phóng trứng, nó sẽ biến đổi thành thể vàng đồng thời giải phóng progesterone và estrogen. Sự gia tăng nội tiết tố khiến cho niêm mạc tử cung dày lên để sẵn sàng cho trứng đã thụ tinh làm tổ. Tuy nhiên, nếu quá trình thụ tinh không thành công, hoàng thể sẽ teo đi và được hấp thụ lại.
Điều này dẫn đến giảm nồng độ estrogen và progesterone, khiến cho niêm mạc tử cung sẽ bong ra tạo thành kinh nguyệt. Độ dài trung bình của giai đoạn hoàng thể là khoảng 14 ngày. Trong giai đoạn này người phụ nữ thường bị đau ngực, tăng cân, khó ngủ, thay đổi tâm trạng và ham muốn tình dục,...
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường nếu kéo dài từ 24 đến 38 ngày, đồng thời kỳ kinh diễn ra đều đặn vào mỗi tháng hoặc chênh lệch không quá 8 ngày. Bên cạnh đó, lượng máu kinh không quá ít hoặc quá nhiều và không kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng.
Trường hợp chu kỳ kinh không đều, bất thường có thể do rối loạn kinh nguyệt với những dấu hiệu sau:
Chu kỳ kinh ở mỗi người sẽ khác nhau và có thể thay đổi trong những thời điểm nhất định. Vì thế, để biết kinh nguyệt của mình có bình thường hay không bạn có thể theo dõi bằng cách ghi lại thời gian bắt đầu và kết thúc trong ít nhất 3 tháng liên tục. Đồng thời theo dõi các tính chất của kỳ kinh như màu sắc, lượng máu, thời gian hành kinh và các triệu chứng khác.
Kinh nguyệt bất thường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như đang cho con bú, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, u xơ tử cung,… Vì thế, chị em nên thăm khám sản phụ khoa định kỳ hoặc khi có những dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt để phát hiện sớm, can thiệp kịp thời.
Chu kỳ kinh nguyệt chính là dấu hiệu phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe sinh sản của bạn. Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng sinh lý này. Đồng thời có thể chủ động theo dõi và phát hiện sớm những bất thường thông qua chu kỳ kinh nguyệt.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/chu-ky-kinh-nguyet-va-nhung-dieu-can-biet-a19942.html