Ở cuối tam cá nguyệt thứ ba, nhiều mẹ bầu bắt đầu lo lắng liệu dấu hiệu bụng căng cứng có phải sắp sinh? Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng này.
Câu hỏi bụng căng cứng có phải là dấu hiệu sắp sinh không hay bụng bầu căng cứng vào tháng cuối có phải sắp sinh… là những thắc mắc thường gặp của nhiều mẹ bầu vào những tuần cuối thai kỳ. Để giải đáp thắc mắc này và chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp tới, mẹ bầu hãy tìm hiểu rõ những thông tin trong bài viết sau của Hello Bacsi nhé.
Với các mẹ bầu, vào cuối thai kỳ, triệu chứng bụng căng cứng được cho là một trong các dấu hiệu sắp sinh thường gặp. Tuy nhiên, trong thai kỳ, dấu hiệu này còn có thể cảnh báo nguy cơ sinh non hoặc chỉ đơn thuần là những cơn co thắt sinh lý (hay còn gọi là cơn gò Braxton-Hicks - cơn gò chuyển dạ giả) vốn rất phổ biến trong thai kỳ.
Tình trạng sinh non có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là do nhiễm trùng. Phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường sinh dục, nhiễm trùng đường tiểu hay nhiễm trùng đường ruột đều có thể dẫn đến sinh non.
Để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên tuân theo các nguyên tắc đảm bảo an toàn nếu quan hệ khi mang thai, tuân thủ lịch khám thai định kỳ, chú ý đến vệ sinh cơ thể và bỏ hút thuốc lá nếu có thói quen gây hại này trước đây.
Bà bầu bụng gò cứng liên tục có phải sắp sinh, căng tức bụng khi mang thai 3 tháng cuối có phải dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con? Trong thai kỳ, bạn sẽ gặp phải nhiều cơn gò tử cung khác nhau. Đặc biệt, dấu hiệu bụng mẹ bầu căng cứng có thể chính là do những cơn co thắt sinh lý Braxton-Hicks (hay cơn gò chuyển dạ giả) gây ra.
Đây là những cơn gò tử cung sinh lý để cơ thể tập làm quen với quá trình chuyển dạ sinh nở thường xuất hiện vào khoảng 3 tháng cuối thai kỳ và không gây đau. Những cơn co thắt sinh lý thường xảy ra vào buổi chiều hoặc tối diễn ra trong một vài giây và nêu mẹ bầu đổi tư thế hay nghỉ ngơi sẽ đỡ.
Đa số thai phụ sẽ không cảm thấy quá khó chịu với những cơn gò Braxton-Hicks, nhưng một số mẹ bầu nhạy cảm có thể cảm nhận được cơn đau và nhầm lẫn đây là dấu hiệu chuyển dạ. Do đó, bạn sẽ cần tìm hiểu rõ về cách phân biệt giữa co thắt sinh lý với co thắt chuyển dạ để tránh bối rối khi gặp phải tình trạng này.
Bà bầu bụng bầu căng cứng vào tháng cuối hay bầu 39 tuần bụng căng cứng có phải dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh? Nếu gần đến ngày dự sinh (trong vòng 3 tuần trước ngày dự sinh) mà bạn cảm thấy bụng căng cứng và tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần, điều này có thể là một dấu hiệu cho thấy thời điểm chuyển dạ đang đến gần.
Gần đến ngày dự sinh, bên cạnh tình trạng căng cứng bụng thì những cơn co thắt cũng có thể trở nên rõ ràng hơn nhằm giúp cổ tử cung dần ngắn lại và bắt đầu mở rộng ra. Lúc này, bạn nên thực hành một số thao tác trước khi sinh.
Nếu tình trạng bụng căng cứng xuất hiện cùng với các cơn co thắt trong khoảng 1 phút và kéo dài ít nhất một giờ, thì điều này có thể là do quá trình sinh nở đã sắp diễn ra và bạn cần phải được đưa đến bệnh viện phụ sản ngay.
Đặc biệt, đây cũng là thời điểm bạn cần kiểm tra lại một lần nữa các vật dụng đi sinh mà mình đã chuẩn bị từ trước và sắp xếp chúng vào một chiếc túi hoặc vali gọn gàng để dễ dàng mang theo khi chuyển dạ. Lúc này, bạn hãy cân nhắc thật kỹ đến những vật dùng cần thiết trong quá trình nằm viện, tránh mang thiếu hoặc mang quá nhiều nhé.
Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, ngoài việc tìm hiểu về vấn đề các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh chẳng hạn như triệu chứng bụng căng cứng có phải sắp sinh hay không, bạn cũng nên chú ý đến những dấu hiệu khác để kịp phát hiện các nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình sinh nở:
Thêm vào đó, hãy lưu ý hơn đến việc chăm sóc sức khỏe ở giai đoạn này để sẵn sàng cho quá trình sinh con sắp tới:
Bạn có từng băn khoăn về việc bụng bầu căng cứng vào tháng cuối hay bầu 37 tuần bụng căng cứng hoặc bầu 39 tuần bụng căng cứng có phải sắp sinh không? Lời khuyên là nếu nhận thấy bụng bầu căng cứng kéo dài đã vài ngày, bạn nên đến bác sĩ để được can thiệp kịp thời. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có các triệu chứng khác như:
Ngoài ra, nếu bạn mang thai lần đầu, hãy đến bệnh viện khi các cơn co thắt xuất hiện mỗi 3 - 5 phút và kéo dài 45 đến 60 giây, lặp đi lặp lại trong khoảng 1 giờ. Nếu bạn đã từng mang thai trước đây, khoảng cách giữa các cơn co thắt có thể tăng lên khoảng 5 - 7 phút.
Nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng và bạn cảm thấy khó chịu, hãy đến bệnh viện ngay để theo dõi tim thai và tần suất của những cơn co thắt bất thường. Nếu không ổn, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn “Liệu bụng căng cứng có phải sắp sinh hay không?”. Hãy nhớ rằng, đây có thể là dấu hiệu cho thấy ngày chuyển dạ đang đến gần. Vì vậy, nếu bị căng cứng bụng thường xuyên trong 3 tuần trước ngày dự sinh, mẹ bầu nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cũng như sắp xếp giỏ đồ đi sinh đầy đủ để không bối rối khi chuyển dạ. Nếu vẫn chưa biết cần chuẩn bị những gì khi đi sinh, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, gia đình, những người có kinh nghiệm hoặc đến các cửa hàng mẹ và bé để được tư vấn nhé.
[embed-health-tool-due-date]
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/giai-dap-thac-mac-cua-me-bau-bung-cang-cung-co-phai-sap-sinh-a19933.html