Các loại thuốc hạ sốt trên thị trường rất đa dạng về chủng loại, bao gồm thuốc dạng viên, thuốc dạng nước… Với các triệu chứng sốt thông thường, bạn nên lựa chọn uống Paracetamol (Acetaminophen). Thuốc có tác dụng hạ sốt nhanh, chỉ trong vòng khoảng 30 phút, rất dễ sử dụng, an toàn và ít biến chứng. Vậy uống thuốc hạ sốt bao lâu thì hạ?
Thuốc hạ sốt được xem là một loại thuốc cực kỳ quan trọng, không thể thiếu được trong tủ thuốc gia đình. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là vì sốt là một tình trạng thuộc dạng cấp tính, rất dễ gây biến chứng đối với trẻ em và người cao tuổi. Vì thế, phải luôn sẵn sàng cho việc hạ sốt trước khi xảy ra nguy cơ sốt quá cao, gây những tiến triển nặng.
Ngoài ra, thuốc hạ sốt thường dễ sử dụng, rất tiện lợi và khá an toàn. Bạn có thể dùng tại nhà và hiếm khi dẫn đến những phản ứng quá nghiêm trọng. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc hạ sốt, bao gồm Aspirin, Ibuprofen… Nhưng Paracetamol là loại được khuyên dùng nhiều nhất.
Các loại Paracetamol hiện có trên thị trường đó là:
Để biết rõ hơn về vấn đề uống thuốc hạ sốt bao lâu thì hạ, mời các bạn theo dõi chi tiết hơn trong phần kế tiếp của bài viết.
Muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối và có hiệu quả khi sử dụng thuốc hạ sốt tại nhà, bạn cần lưu ý về các dấu hiệu cần sử dụng thuốc, liều dùng thuốc phù hợp, uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng và sốt như thế nào thì cần đến bệnh viện?
Rất nhiều người vẫn luôn thắc mắc về việc sốt đến ngưỡng nào thì có thể uống thuốc hạ sốt? Với người lớn, khi đo nhiệt độ thấy sốt từ 39 độ C là cần phải dùng thuốc hạ sốt. Còn đối với trẻ em, khi bé sốt trên 38.5 độ C thì bố mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt ngay vì khả năng trẻ sẽ sốt cao hơn là rất lớn.
Như vậy, đây là 2 ngưỡng nhiệt độ cần uống thuốc hạ sốt mà ai cũng nên biết. Uống thuốc kịp thời sẽ giúp mang đến hiệu quả hạ sốt tốt hơn.
Liều lượng thuốc hạ sốt sẽ phụ thuộc chủ yếu vào dạng bào chế và hướng dẫn cụ thể có ghi trên bao bì của từng loại thuốc. Người bệnh phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về cách dùng, liều lượng và tuân thủ cho đúng.
Người lớn có thể dùng Paracetamol 2 đến 3 lần 1 ngày và mỗi lần uống 1 viên. Còn trẻ em có thể dùng 3 đến 4 lần 1 ngày, mỗi lần uống 1 gói hoặc dùng 1 viên đạn. Khoảng cách tối thiểu của mỗi lần dùng thuốc là từ 4 tiếng đồng hồ. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt có chỉ định của bác sĩ thì mới uống thuốc theo hướng dẫn riêng.
Làm sao biết thuốc có tác dụng không? Uống thuốc hạ sốt bao lâu thì hạ? Mọi người đều đặc biệt thắc mắc về vấn đề này. Cụ thể, thời gian tác dụng của thuốc sẽ như sau: Với thuốc hạ sốt dạng viên, thường sau khoảng 30 phút sẽ thấy thuốc bắt đầu phát huy tác dụng.
Trong trường hợp đã uống thuốc 30 - 60 phút mà vẫn không hạ sốt, bạn cần xem lại thuốc có quá hạn sử dụng, có bị đổi màu hay không. Nếu chất lượng thuốc vẫn đảm bảo thì bạn có thể uống tiếp liều thứ 2 theo hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý không uống quá 6 liều trong 1 ngày. Sau liều thứ 2 vẫn chưa hạ sốt thì lúc này bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.
Để đảm bảo theo dõi tốt hiệu quả hạ sốt của thuốc, bạn cần chuẩn bị nhiệt kế và đo nhiệt độ 1 lần trước khi uống thuốc.
Khi bạn bị sốt và rơi vào các trường hợp sau đây thì nên đến bệnh viện để gặp bác sĩ thăm khám cho mình:
Cần đặc biệt chú ý tuyệt đối không tiếp tục sử dụng thuốc hạ sốt nếu như có các dấu hiệu dị ứng thuốc. Không dùng thuốc cho người bị viêm gan, trẻ em bị viêm gan, vàng da do tắc mật. Đối với các trường hợp này không được tự ý uống thuốc và khi bị sốt cần đưa đến bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách.
Bên cạnh vấn đề uống thuốc hạ sốt bao lâu thì hạ, bạn cũng nên quan tâm đến một số lưu ý quan trọng trong việc chọn mua và dùng thuốc hạ sốt tại nhà như sau:
Như vậy, uống thuốc hạ sốt bao lâu thì hạ còn tùy thuộc vào dạng thuốc mà bạn uống. Dù sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cũng cần cẩn trọng, không được dùng tùy tiện hoặc quá lạm dụng đều sẽ rất nguy hiểm.Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này của Nhà thuốc Long Châu. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/uong-thuoc-ha-sot-bao-lau-thi-ha-luu-y-khi-uong-thuoc-ha-sot-de-dam-bao-an-toan-a19905.html