Đối với trẻ, sốt là một trong những hiện tượng phổ biến, hay gặp, vốn là phản ứng nhằm chống lại sự nhiễm trùng của cơ thể. Đây là cách cơ thể kích hoạt hệ thống miễn dịch, khiến cho thân nhiệt tăng cao hơn bình thường.
Thông thường, khi sốt trên 38,5 độ C, trẻ em cũng như người lớn thường mới được chỉ định cho uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, một vài trường hợp vốn có tiền sử co giật, mức nhiệt có thể cho uống thuốc hạ sốt sẽ thấp hơn.
Sốt là hiện tượng xuất hiện khi cơ thể kích hoạt hệ thống miễn dịch
Có thể nói, ngay từ tên gọi, thuốc hạ sốt được dùng để hạ nhiệt độ, tránh sốt cao kéo dài gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đối với những trẻ từng co giật, thuốc giúp phòng ngừa hiện tượng này.
Thuốc hạ sốt có thể được bào chế dạng viên nén thông thường, dạng bột, siro, miếng dán hoặc thuốc nhét hậu môn hạ sốt. Trong đó, dạng thuốc nhét có hình dáng giống như viên đạn hoặc thủy lôi, không được dùng qua đường uống mà nhét vào hậu môn (trực tràng). Lúc này, nhiệt độ từ cơ thể sẽ giúp cho thuốc được tan ra và phát huy tác dụng.
Đây cũng chỉ là một trong những dạng thuốc có tác dụng hạ sốt thường gặp. Chúng rất hiệu quả trong một số trường hợp như: trẻ sốt mà không chịu uống thuốc hoặc cứ ăn, uống bất kỳ thứ gì vào là nôn ra, trẻ sốt li bì, bỏ bú khiến việc uống thuốc khó khăn cũng có thể là đối tượng được dùng thuốc.
Tuy nhiên, trường hợp trẻ sốt kèm với đi ngoài thì dạng thuốc này không được chỉ định dùng bởi khi đưa vào hậu môn, thuốc cần thời gian để phát huy tác dụng. Nếu trẻ tiêu chảy, chúng sẽ bị tống ra ngoài mà chưa ngấm vào cơ thể. Đó là chưa kể nếu dùng quá liều hoặc không đúng cách, có thể dẫn tới những tác dụng phụ, phản ứng nguy hiểm.
Hiện nay, trong quy định về danh mục thuốc mà Bộ Y tế ban hành thì có 3 dạng có thể được dùng nhằm mục đích hạ sốt cho trẻ, đó là Paracetamol, Aspirin và Ibuprofen.
Tuy nhiên, giống như nhiều loại thuốc hạ sốt khác, thành phần chính nhằm mang lại tác dụng này đối với cơ thể của loại nhét hậu môn cho trẻ cũng chủ yếu là Paracetamol. Nguyên nhân là vì đây là thành phần ít gây ra tác dụng phụ, có độ an toàn ở mức cao hơn. Mặc dù vậy, chúng vẫn có thể dẫn tới những phản ứng tiêu cực nên cẩn trọng khi dùng là điều bắt buộc.
Phần đầu thuôn nhọn rất dễ để đưa vào hậu môn
Về liều dùng, tùy mức độ sức khỏe cũng như cân nặng của trẻ mà có thể dùng theo các chỉ dẫn khác nhau. Cụ thể là:
Loại 80mg: Thường được chỉ định với đối tượng trẻ có trọng lượng dao động trong khoảng 4 - 6 kg.
Loại 150mg: thường dùng với trẻ trong khoảng 7 tới 12 kg.
Loại 250mg: thường dùng với trẻ trọng lượng dao động trong khoảng 13 - 24kg.
Khi đặt vào hậu môn của bé, tác dụng của thuốc có thể được phát huy sau từ 15 tới 30 phút.
Việc dùng thuốc được thực hiện cụ thể theo thứ tự như sau:
Trước hết, cha mẹ cần vệ sinh vùng hậu môn của trẻ thật sạch sẽ trước khi đặt thuốc để tránh vô tình đưa cả vi khuẩn vào bên trong.
Tay cha mẹ cũng cần được rửa, sát khuẩn. Tốt nhất người đặt thuốc cần đeo găng tay y tế.
Tư thế dốc mông lên có thể tạo điều kiện để việc đặt thuốc được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Cha mẹ hãy lấy viên thuốc ra, dùng tay banh hai mông của trẻ sang hai bên để vùng hậu môn được hở ra rồi đẩy viên thuốc vào. Phần đầu thuôn nhọn chính là phần được đưa vào trước.
Sau khi thuốc đã vào hết, hãy cẩn thận và nhẹ nhàng ép hai bên mông trẻ lại trong 2 tới 3 phút để giữ cho viên thuốc ổn định ở bên trong.
Thực hiện xong, rửa lại tay kỹ càng bằng xà phòng diệt khuẩn.
Việc dùng loại thuốc này cũng cần tuân thủ những lưu ý riêng, đó là:
Việc bảo quản phải được thực hiện trong tủ lạnh với nhiệt độ lý tưởng khoảng 2 tới 8 độ. Nguyên nhân là vì thuốc được bào chế dạng mềm, dễ tan nên nếu để bên ngoài không khí nóng, không chỉ gây ảnh hưởng cho chất lượng mà còn có thể khiến biến dạng thuốc.
Chỉ dùng theo đúng chỉ dẫn, đó là: sốt trên 38,5 độ C với những trẻ chưa từng bị co giật, không kết hợp giữa đường nhét hậu môn và đường uống, không đặt 2 viên một lúc tránh quá liều, khoảng cách giữa các lần nhét phải đảm bảo theo quy định, thường là cách tối thiểu mỗi 4 tiếng với trẻ có sức khỏe bình thường.
Việc đặt thuốc cần được thực hiện nhẹ nhàng, đảm bảo vệ sinh.
Không được chỉ định dùng đối với những trẻ đang mắc một số vấn đề, chẳng hạn: tổn thương, chảy máu, polyp, nứt kẽ, nhiễm trùng hậu môn, trực tràng, suy gan thể nặng, táo bón, tiêu chảy,... và trẻ từng dị ứng với thuốc.
Trẻ táo bón hoặc tiêu chảy đều không nên dùng thuốc
Mặc dù là hiện tượng không hiếm gặp song sốt cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc gây biến chứng. Chính vì vậy, khi con bị sốt, ở mức độ nhẹ khoảng 38 độ C trở xuống, cha mẹ có thể cho con nghỉ ngơi, uống nước nhiều, bù điện giải, đắp khăn, lau người bằng nước ấm.
Nếu hơn 38,5 độ C, có thể dùng thêm thuốc. Tuy nhiên, trong trường hợp dùng thuốc vẫn không giảm, trẻ sốt li bì, lờ đờ, mệt mỏi kéo dài hoặc kèm theo các hiện tượng như nôn nhiều, mắt trũng, nôn hoặc đại tiện lẫn máu, nổi ban, trẻ đang mắc một số bệnh,... thì cần đưa tới gặp bác sĩ sớm.
Trẻ li bì, sốt khó dứt, nôn nhiều,... là các dấu hiệu nguy hiểm
Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ tin cậy mà cha mẹ có thể lựa chọn để chăm sóc sức khỏe cho con. Tại đây, các bác sĩ không chỉ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm mà còn rất tâm huyết, yêu thương trẻ, cùng sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị hiện đại, tân tiến sẽ giúp bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả cho từng trường hợp khách hàng.
Để biết thêm thông tin về thuốc nhét hậu môn hạ sốt hoặc có nhu cầu được kiểm tra, chăm sóc sức khỏe cho con, cha mẹ hãy gọi tới số 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/thuoc-nhet-hau-mon-ha-sot-cho-tre-dung-the-nao-cho-dung-a19887.html