Sử dụng que thử thai tại nhà là phương pháp kiểm tra được nhiều chị em ưu tiên lựa chọn nhằm xác định bản thân có mang thai hay không. Dù phương pháp này có độ tin cậy cao, một số trường hợp sau chuyển phôi thử que 1 vạch nhưng vẫn có thai. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sai lệch này? Tình trạng que thử thai một vạch nhưng vẫn có thai phổ biến không? Những thắc mắc trên sẽ được bác sĩ Trần Ngọc Hà Giang, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8 giải đáp chi tiết.
Trước khi trả lời câu hỏi liệu trường hợp thử que 1 vạch nhưng khả năng vẫn có thai sau chuyển phôi có xảy ra không, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về cơ chế hoạt động của que thử thai.
Que thử thai là dụng cụ y tế được sử dụng để kiểm tra người phụ nữ mang thai hay không. Que thử hoạt động theo nguyên tắc ghi nhận phản ứng giữa các chất trong que với hormone hCG (được tiết ra từ lớp hợp bào nuôi của bánh nhau trong phôi thai) có trong nước tiểu của phụ nữ mang thai. Khi đưa vùng giấy chứa chất này vào trong nước tiểu, nếu có sự hiện diện của hCG trong đó sẽ báo về kết quả. Nếu que thử thai hiển thị 2 vạch, khả năng cao người đó đã mang thai, ngược lại que hiển thị một vạch đồng nghĩa không mang thai.
Tuy nhiên vẫn có trường hợp sau chuyển phôi thử que 1 vạch nhưng vẫn có thai. Kết quả âm tính giả này có thể do thời điểm thử thai không phù hợp, sử dụng que sai cách…
Sử dụng que thử thai là kiểm tra đầu tiên được nhiều chị em ưu tiên sử dụng nhằm xác định mang thai hay không. Tuy nhiên kết quả thử que có thể không chính xác do những nguyên nhân như:
Việc thử que quá sớm sau chuyển phôi có thể dẫn đến kết quả dương tính giả/âm tính giả. Điều này ảnh hưởng lớn đến tinh thần và cũng như các quyết định khác của chị em gây ảnh hưởng đến quá trình làm tổ và phát triển thành phôi thai.
Thời điểm tốt nhất để tiến hành thử que là 14 ngày sau chuyển phôi. Nhiều chị em nôn nóng thử que sớm hơn thường nhận kết quả không đáng tin cậy. Nếu thử thai trước mốc 10 ngày kể từ thời điểm chuyển phôi mà que báo âm tính (que thử thai 1 vạch), chị em không nên quá lo lắng. Thay vào đó chị em cần bình tĩnh chờ đợi đến ngày hẹn của bác sĩ và xét nghiệm beta hCG máu để cho kết quả chính xác nhất. (1)
Một số trường hợp sau chuyển phôi que thử thai 1 vạch nhưng vẫn có thai có thể do chất lượng que thử không tốt. Chị em nên tìm mua các loại que thử tại các nhà thuốc uy tín, ưu tiên các loại que thử do nhà sản xuất đáng tin cậy; đồng thời trước khi thử cần kiểm tra kết cấu que, ngày sản xuất và hạn sử dụng để không làm ảnh hưởng đến độ nhạy của chất phản ứng trong que thử, hạn chế tình trạng sai lệch.
Để chắc chắn hơn, chị em có thể sử dụng 2-3 que trong một lần thử thai để tránh tình trạng nhận kết quả sai do que thử có vấn đề. Tuy nhiên chị em không nên thử quá nhiều que gây tốn kém. Đôi khi kết quả các que thử không đồng nhất có thể khiến chị em lo lắng hơn, ảnh hưởng đến tâm lý của mình.
Sau chuyển phôi thử que 1 vạch nhưng vẫn có thai cũng có thể do thử que chưa đúng cách. Thông thường trên bao bì sản phẩm que thử có hướng dẫn cụ thể cách sử dụng que thử thai. Nhìn chung quy trình dùng que thử thai gồm những bước sau:
Nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn, kết quả thử thai bằng que tại nhà có độ chính xác lên đến 99%. Tuy nhiên, nếu thử que quá sớm, que thử thai chỉ hiển thị 1 vạch đậm hoặc 1 vạch đậm và 1 vạch mờ. Điều này xảy ra do nồng độ hormone hCG trong nước tiểu còn quá thấp, không đủ để có phản ứng tốt với que thử. Vì vậy, chị em nên kiên nhẫn đợi thêm vài ngày để tiến hành thử que lại (nếu muốn) hoặc nên chọn phương án thử beta hCG trong máu để thu được kết quả chính xác hơn.
Trong suốt quá trình làm IVF, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc tăng cường hormone, hỗ trợ quá trình thụ thai thành công. Việc uống hoặc tiêm hormone có thể khiến sự hiện diện của hCG trong cơ thể tăng cao, dẫn đến dương tính giả khi thử que. Vì vậy cách tốt nhất để xác định mang thai sau chuyển phôi là thực hiện các xét nghiệm máu định lượng beta hCG tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín.
Hai hình thức xét nghiệm xác định có thai phổ biến nhất là xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu đo nồng độ beta hCG. Thông thường, việc sử dụng que thử thai nhúng vào nước tiểu được chị em tự mua tại các nhà thuốc một cách dễ dàng mà không cần bác sĩ chỉ định.
Riêng xét nghiệm máu đo định lượng beta, chị em cần thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín để được lấy máu và kiểm tra theo đúng lịch hẹn. Ngoài ra, siêu âm có thể áp dụng nhằm xác định mang thai. Thông thường bác sĩ chỉ định siêu âm lần đầu khoảng 3 - 4 tuần sau chuyển phôi nhằm kiểm tra sự hiện diện của túi thai trong lòng tử cung.
Đối với trường hợp mang thai nhờ kỹ thuật IVF, sử dụng que thử thai có thể không chính xác. “Thước đo hiệu quả nhất” xác định phụ nữ sau chuyển phôi mang thai là xét nghiệm máu đo nồng độ beta hCG.
Phụ nữ được xác nhận có thai nếu nồng độ beta hCG cao hơn 25 mIU/ml, phôi thất bại làm tổ nếu beta thấp hơn 5 mIU/ml, nếu beta trong ngưỡng 6-24 mIU/ml, bác sĩ sẽ theo dõi thêm để đánh giá phôi làm tổ thành công sau chuyển phôi hay không.
Sử dụng que thử thai có thể cho kết quả chính xác lên đến 99%, tuy nhiên không loại trừ khả năng kết quả sai lệch do nhiều yếu tố khác nhau. Bác sĩ chuyên khoa nhắn nhủ chị em cần lưu ý những điều sau trước khi thử thai:
Bác sĩ Trần Ngọc Hà Giang - Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh Quận 8 khuyến nghị do tính chất của thai IVF, chị em nên hạn chế thử que tại nhà, thay vào đó nên tái khám và thực hiện các xét nghiệm xác định có thai hay không tại bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín.
Để đặt lịch tư vấn thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm tại BVĐK Tâm Anh cũng như cách xác định có thai sau chuyển phôi chuẩn xác, quý khách có thể liên hệ qua thông tin:
Tình trạng sau chuyển phôi thử que 1 vạch nhưng vẫn có thai hoàn toàn có thể xảy ra. Thông qua các thông tin mà bác sĩ chuyên khoa cung cấp, hy vọng chị em lưu ý thêm thời điểm và cách sử dụng que thử để nhận kết quả thử thai chính xác. Ngay cả trong trường hợp thử que 1 vạch, chị em không nên quá lo lắng. Thay vào đó nên tái khám theo chỉ định của bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm chính xác hơn.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/sau-chuyen-phoi-thu-que-1-vach-nhung-van-co-thai-thuong-gap-khong-a19874.html