Một người được coi là đang gặp phải tình trạng tiêu chảy khi người đó đi ngoài phân sống, phân lỏng từ 2 lần trở lên trong một ngày. Khi đó bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, nôn mửa, mệt mỏi, mất nước,...
Có 2 dạng chính của tiêu chảy đó là:
Tiêu chảy cấp tính: có thể thuyên giảm sau 1 - 2 ngày, không diễn ra quá lâu hơn 1 tuần;
Tiêu chảy mạn tính: có thể xảy ra từ 2 - 2 hoặc 4 tuần gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.
Nguyên nhân gây tiêu chảy rất đa dạng, thường là do người bệnh đang bị rối loạn tiêu hóa do thay đổi môi trường sống, bất dung nạp lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa, ăn phải thực phẩm kém vệ sinh, thói quen sinh hoạt không khoa học (lạm dụng bia rượu, cà phê, chất kích thích, stress lâu ngày,...).
Bên cạnh nguyên nhân do rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý sau:
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh;
Nhiễm phải vi khuẩn, virus, ký sinh trùng;
Bị viêm loét đại tràng hoặc mắc bệnh Crohn;
Mắc bệnh Celiac (bất dung nạp gluten);
Hội chứng ruột kích thích;
Bị nhạy cảm hoặc dị ứng với thực phẩm.
Nhiễm phải vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,... là một trong các nguyên nhân gây tiêu chảy
Nhiều người không còn xa lạ gì đối với loại thuốc này. Thành phần chính của Berberin đó là sự kết hợp của các loại thảo dược với công dụng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Thuốc có mặt tại hầu hết các hiệu thuốc trên thị trường, được sản xuất theo dạng viên nén với 2 dạng là viên nén bọc đường và viên không bọc đường. Nếu bạn không thích uống thuốc đắng thì có thể dùng loại bọc đường, tuy nhiên loại này không được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân đang bị tiểu đường.
Thuốc Berberine
Thuốc Loperamid được dùng cho những trường hợp bị tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân, đôi khi là tiêu chảy mạn tính. Thuốc hoạt động theo cơ chế là giảm tiết dịch trong đường tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột và giảm lượng nước thải qua phân. Từ đó giúp hạn chế nguy cơ mất nước, giảm dần số lần đi đại tiện, tăng kích thước cho phân để thành khuôn. Thuốc chống chỉ định dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Loại thuốc này giúp giảm nhu động ruột, giảm co bóp đường ruột nên thường được dùng trong điều trị đi ngoài nhiều lần kèm đau bụng. Diphenoxylate còn có tác dụng làm chậm tốc độ di chuyển của nước và điện giải trong ruột, nhờ vậy hệ tiêu hóa có thể tăng hấp thụ hai chất này, ngăn cản hiện tượng mất nước và phân lỏng.
Thành phần chính của Codein là Codein phosphat có công dụng giảm nhu động ruột, từ đó giúp cải thiện triệu chứng đau bụng. Thuốc dành cho những bệnh nhân bị tiêu chảy là do nhiễm khuẩn hoặc tiêu chảy kèm đau thắt bụng.
Cơ chế hoạt động của thuốc Racecadotril đó là ức chế enzyme Enkephalinase, giảm tiết ở hệ tiêu hóa, khắc phục tình trạng mất nước và mất điện giải, giảm bớt số lần đi ngoài. Dạng bào chế của Racecadotril là viên nang, viên nén hoặc hỗn dịch uống trực tiếp, thích hợp cho những trường hợp bị tiêu chảy cấp.
Thuốc đi ngoài Racecadotril
Tác dụng của thuốc Smecta đó là tạo nên một lớp màng bọc lấy nội mạc đại tràng để bảo vệ cơ quan này trước những kích ứng từ các yếu tố gây tiêu chảy. Ngoài ra thuốc còn tăng khả năng hấp thụ nước, ngăn chặn sự tiếp cận của các tác nhân gây tiêu chảy như virus, vi khuẩn bám vào niêm mạc đường tiêu hóa. Nhờ công dụng này, thuốc giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục, giảm lượng phân, cải thiện hình dáng và tính chất của phân và hạn chế các biểu hiện của tiêu chảy.
Pepto Bismol là loại thuốc được ứng dụng trong những trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy du lịch, tiêu chảy cấp, vấn đề ở dạ dày (buồn nôn, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu). Trong thuốc có chứa thành phần gọi là Bismuth subsalicylate với công dụng kích thích dạ dày co bóp để tiêu hóa thức ăn, khắc phục chứng đau dạ dày do quá tải lượng thức ăn, giảm số lần đại tiện, cải thiện các triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn, khó tiêu,...
Lưu ý: thuốc không được dùng cho những bệnh nhân bị đi ngoài phân lẫn dịch nhầy hoặc lẫn máu, tiêu chảy kèm sốt, dị ứng salicylat hoặc aspirin, loét dạ dày. Trẻ em, thanh thiếu niên bị cúm, sốt hoặc thủy đậu không được dùng Pepto Bismol.
Nếu người bệnh đang bị tiêu chảy cấp tính thì có thể tự điều trị và chăm sóc tại nhà với những lưu ý như sau:
Đảm bảo bù nước và điện giải kịp thời: đây là bước vô cùng quan trọng trong điều trị tiêu chảy cấp. Tình trạng đại tiện phân sống, phân lỏng nhiều lần trong ngày khiến người bệnh dễ bị mất nước và điện giải. Nếu không bù nước kịp thời có thể dẫn đến biến chứng sốc vô cùng nguy hiểm. Hãy tăng cường bổ sung nước, chất điện giải (oresol) để bồi hoàn lượng nước và điện giải đã bị hao hụt do tiêu chảy;
Người bệnh có thể bổ sung thêm men vi sinh (không được nhầm với men tiêu hóa) để tăng lợi khuẩn đường ruột, giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục. Bạn có thể tìm men vi sinh trong sữa chua và một số sản phẩm khác;
Chế độ dinh dưỡng: người bệnh nên chọn những món như sữa chua, đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa, tránh những món nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, bia rượu vì sẽ càng làm nghiêm trọng hơn tình trạng tiêu chảy.
Người bị đi ngoài nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa
Trên đây là danh sách các loại thuốc tiêu chảy phổ biến để bạn tham khảo để đẩy lùi tình trạng tiêu chảy. Đối với tiêu chảy cấp tính, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà, còn đối với tiêu chảy mạn tính mức độ nguy hiểm cao, bệnh nhân nên đi khám để được chẩn đoán tìm hiểu nguyên nhân gây tiêu chảy và được các bác sĩ hỗ trợ điều trị. Ngoài ra, nếu sau khoảng 2 ngày dùng các thuốc đi ngoài nhưng không thuyên giảm triệu chứng, bạn cũng nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/goi-y-nhung-thuoc-di-ngoai-hieu-qua-hay-duoc-khuyen-dung-a19863.html