Tiêm phòng dại 1 mũi có được không? Có gây nguy hiểm không?

Tiêm phòng dại 1 mũi có được không là thắc mắc chung có rất nhiều người. Dại là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong gần như 100% khi phát bệnh. Hiện nay, chưa có bất kỳ phương pháp điều trị đặc hiệu cho người nhiễm dại khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, tiêm vắc xin phòng dại được xem là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất bảo vệ tính mạng trước căn bệnh nguy hiểm này. Trì hoãn tiêm chủng vắc xin, tiêm không đúng lịch đủ liều theo phác đồ được khuyến cáo có nguy cơ làm giảm hiệu quả phòng bệnh của vắc xin dại.

Tiêm phòng dại 1 mũi có được không? Có gây nguy hiểm không?

Các loại vắc xin phòng bệnh dại

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết dại là bệnh do virus dại (Rabies virus) gây ra, khi khởi phát bệnh thì không có cách nào cứu chữa được. Chưa có bất kỳ phương pháp nào điều trị đặc hiệu bệnh dại khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Vắc xin phòng dại cần tiêm đầy đủ, đúng lịch mới có thể phát huy tối đa công năng phòng ngừa bệnh dại hiệu quả. Hiện nay đang có nhiều vắc xin phòng bệnh dại khác nhau, đa dạng mẫu mã, xuất xứ, nguồn gốc. Dưới đây là 07 loại vắc xin phòng dại hiện đang có trên Thế giới và tại Việt Nam:

Vắc xin phòng bệnh dại Verorab

Vắc xin phòng bệnh dại Verorab là loại vắc xin dại thế hệ mới được nghiên cứu và sản xuất bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur (Pháp). Đây là loại vắc xin dạng bột và dung môi (nước pha tiêm) sản xuất trên tế bào vero tinh chế giúp tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại ở cả trẻ em và người lớn được chỉ định tiêm trước khi phơi nhiễm với virus dại hoặc sau khi bị động vật nghi dại tấn công hoặc dùng để tiêm phòng nhắc lại.

Tiêm phòng dại 1 mũi có được không? Có gây nguy hiểm không?
Vắc xin phòng bệnh dại Verorab là vắc xin phòng dại thế hệ mới, an toàn và rất hiệu quả

Vắc xin ngừa bệnh dại Abhayrab

Vắc xin ngừa bệnh dại Abhayrab do công ty Human Biological Institute (Ấn Độ) nghiên cứu và sản xuất thuộc loại vắc xin bất hoạt sản xuất trên tế bào vero. Vắc xin Abhayrab tạo miễn dịch chủ động ngừa bệnh dại cho mọi đối tượng, được bác sĩ chỉ định tiêm dự phòng trước khi phơi nhiễm và sau khi bị phơi nhiễm.

Tiêm phòng dại 1 mũi có được không? Có gây nguy hiểm không?
Vắc xin Abhayrab phòng bệnh dại an toàn, không làm ảnh hưởng đến tâm thần và thể chất

Vaccine tiêm ngừa dại Indirab

Vaccine tiêm ngừa dại Indirab là loại vaccine dại bất hoạt tinh chế trên tế bào Vero do công ty Bharat Biotech International Limited (Ấn Độ) nghiên cứu & sản xuất (1). Vaccine ngừa dại Indirab được chỉ định các trường hợp tiêm dự phòng và điều trị sau khi phơi nhiễm dại cho người ở mọi lứa tuổi.

Tiêm phòng dại 1 mũi có được không? Có gây nguy hiểm không?
Vaccine tiêm ngừa dại Indirab do công ty Bharat Biotech International Limited, Ấn Độ sản xuất.

Vắc xin phòng bệnh dại Rabipur

Vắc xin phòng bệnh dại Rabipur (còn có tên gọi khác là vắc xin dại PCEC) do Công ty Chiron Behring Vaccines Pvt. Ltd. (Ấn Độ) sản xuất. Vắc xin Rabipur là loại vắc xin dại tế bào tinh chế từ phôi gà được dùng cho người và là vắc xin đông khô vô khuẩn thu được bằng việc nuôi virus chủng Flury LEP đã bất hoạt trong môi trường nguyên bào sợi gà nguyên bản. Vắc xin đông khô đáp ứng yêu cầu của WHO về tính an toàn và có hiệu lực.

Tiêm phòng dại 1 mũi có được không? Có gây nguy hiểm không?
Vắc xin dại Rabipur đáp ứng các yêu cầu về tính an toàn và hiệu lực của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Vắc xin phòng bệnh dại Speeda

Vắc xin phòng bệnh dại Speeda được sản xuất bởi hãng Liaoning Chengda Biotechnology (Trung Quốc) vẫn tiếp tục được cung ứng ra thị trường các nước.

Tiêm phòng dại 1 mũi có được không? Có gây nguy hiểm không?
Vắc xin dại Speeda do hãng Liaoning Chengda Biotechnology (Trung Quốc) nghiên cứu và sản xuất

Vắc xin phòng ngừa bệnh dại HDCV (Imovax, Sanofi Pasteur)

Vắc xin phòng ngừa bệnh dại HDCV là vắc xin tế bào lưỡng bội do hãng Imovax, Sanofi Pasteur nghiên cứu & sản xuất. Vắc xin được chứng minh có tính an toàn cao và được khuyến cáo sử dụng tiêm dự phòng trước khi tiếp xúc với virus dại cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh dại như bác sĩ thú ý, người làm nghề giết mổ thú vật, người thám hiểm hang động hay những người thường xuyên đi du lịch đến vùng có bệnh dại lưu hành.

Tiêm phòng dại 1 mũi có được không? Có gây nguy hiểm không?
Vắc xin HDCV có tên gọi khác là Imovax do hãng dược Sanofi Pasteur sản xuất

Vacxin ngăn ngừa bệnh dại PCECV (RabAvert, Novartis)

Vacxin phòng bệnh dại PCECV là vắc xin tế bào phôi gà tinh khiết được sản xuất bởi hãng RabAvert, Novartis. Vacxin PCECV phòng dại trên người phải trải qua một loạt các kiểm định về chất lượng như hiệu lực, độc tính, độ an toàn và vô trùng. Hiện nay, các Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc đang lưu hành và sử dụng 2 loại vắc xin dại thế hệ mới là Verorab (Pháp) và Abhayrab (Ấn Độ) an toàn và hiệu quả cao với mức giá hợp lý.

Vắc xin dại cần tiêm bao nhiêu mũi?

Vắc xin dại cần tiêm cần tiêm bao nhiêu mũi là thắc mắc chung của rất nhiều người. Hầu hết các loại vắc xin dại hiện nay đều là vắc xin dại thế hệ mới an toàn và mang lại hiệu quả cao cho mọi đối tượng dùng được cho cả phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Tùy vào từng đối tượng tiêm cụ thể, từng phác đồ khác nhau sẽ có số lượng mũi tiêm khác nhau. Tại VNVC, phác đồ tiêm chủng vắc xin phòng dại đầy đủ và đảm bảo an toàn như sau:

Lịch tiêm vắc xin dại dự phòng trước phơi nhiễm gồm 3 mũi

Lịch tiêm vắc xin dại khi xác định đã có phơi nhiễm

Người chưa tiêm dự phòng

Lưu ý:

Người đã tiêm dự phòng trước phơi nhiễm hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin Dại:

Xem thêm: Tiêm phòng dại mấy mũi

Tiêm phòng dại 1 mũi có kháng dại được không?

Tiêm phòng dại 1 mũi sẽ KHÔNG kháng được bệnh dại! Dại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm bởi khi phát dại người bệnh chắc chắn sẽ “nắm chắc” án tử trong tay nếu không được tiêm vắc xin kịp thời. Tuy nhiên, tiêm vắc xin phòng dại không chỉ cần đúng lúc mà còn cần đảm bảo đủ liều đúng lịch. Bởi nếu chỉ tiêm 1 mũi thì không tuân thủ phác đồ tiêm được khuyến cáo, cơ thể sẽ không thể tạo miễn dịch chủ động để chống chọi lại virus dại, do đó hầu hết các loại vắc xin phòng bệnh dại đều có quy định rõ ràng và đầy đủ về số mũi cơ bản và số mũi nhắc lại.

Bên cạnh đó, nếu chỉ tiêm phòng dại 1 mũi sẽ không thể tránh khỏi tình trạng chẳng may nơi ở của bạn phát dịch, nhiều người đổ xô đi tiêm dẫn đến việc khan hiếm vắc xin dại khiến việc muốn tiêm bổ sung cũng khó thực hiện. Nguyên tắc của các loại vắc xin phòng bệnh khi tiêm vào cơ thể người đều cần một khoảng thời gian nhất định để phát huy tác dụng. Nếu tiêm phòng sát thời điểm dịch bùng phát hiệu quả phòng dịch sẽ khó đạt được như mong muốn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo không nên chỉ tiêm phòng dại 1 mũi mà cần tiêm theo đúng theo phác đồ đã được khuyến cáo để vắc xin phát huy tối đa công dụng bảo vệ cơ thể trước sự nguy hiểm của virus dại.

Tiêm phòng dại 1 mũi có được không? Có gây nguy hiểm không?
Chỉ tiêm phòng 1 mũi dại có được không là thắc mắc của rất nhiều người

Một số tác dụng phụ khi tiêm phòng vắc xin phòng dại

Nhiều người lo ngại vắc xin dại có thể gây ra một số tác dụng phụ như ảnh hưởng đến thần kinh (làm mất trí nhớ) hay giảm tuổi thọ nên đã bỏ lỡ việc tiêm chủng khiến tỷ lệ tử vong do bệnh dại càng tăng cao. Thực tế, lo ngại này không phải là không có căn cứ nhưng đây là điểm hạn chế của loại vắc xin dại thế hệ cũ đã được ngưng sử dụng tại Việt Nam vào ngày 24/9/2007 (1).

Xem thêm: Tiêm phòng dại có hại không?

ThS. Nguyễn Diệu Thúy, Trợ lý Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, trước đây, vắc xin phòng bệnh dại là vắc xin thế hệ cũ thành phần chứa các tế bào thần kinh được sử dụng ở một số quốc gia. Vắc xin phòng bệnh dại có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng là biến chứng về thần kinh với tỷ lệ là 1/300 trường hợp. Chính vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo dừng hoàn toàn và không sử dụng các loại vắc xin thế hệ cũ và thay thế bằng vắc xin phòng dại thế hệ mới.

Vắc xin phòng dại thế hệ mới đã được thử nghiệm và chứng minh về tính an toàn, đáp ứng miễn dịch cao khi người bệnh tiêm đủ liều đúng lịch. Đồng thời, vắc xin dại thế hệ mới không chứa các tế bào thần kinh như thế hệ cũ, do đó không làm ảnh hưởng đến thần kinh (làm mất trí nhớ) giảm tuổi thọ hay thể chất của người dùng.

Chia sẻ thêm về các tác dụng phụ thường thấy khi tiêm vắc xin dại, ThS. Nguyễn Diệu Thúy cho biết: khi tiêm vắc xin dại có thể gây các phản ứng phụ ngay tại chỗ tiêm như gây ngứa, đau, sưng,… hoặc gây các phản ứng toàn thân như cảm giác buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, cơ thể mỏi mệt, đau họng, sốt, đau cơ, đau khớp, tuy nhiên các phản ứng nêu trên đều rất ít gặp. Các phản ứng nặng như sốc phản vệ, mày đay,…rất hiếm khi xảy ra.

Từ những thông tin trên, tiêm phòng dại 1 mũi có được không đã có lời giải đáp. Tiêm 1 mũi cơ thể sẽ không thể tạo miễn dịch chủ động, người bệnh vẫn có thể đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này. Cách phòng bệnh dại hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng dại, đủ liều, đúng lịch. Vắc xin phòng bệnh dại là một trong những sáng chế vĩ đại nhất của nền y học thế giới, hàng triệu “bản án tử” đã được phá bỏ hiệu quả nhờ vắc xin phòng dại.

Link nội dung: https://ausp.edu.vn/tiem-phong-dai-1-mui-co-duoc-khong-co-gay-nguy-hiem-khong-a19789.html