Mỗi khi thời tiết giao mùa, các loại virus lại có điều kiện phát triển và lây nhiễm cho con người thông qua nhiều con đường khác nhau gây nên bệnh sốt siêu vi. Bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể ví dụ như phổi, ruột, toàn bộ hệ hô hấp đều có khả năng nhiễm phải virus.
Sốt siêu vi có dấu hiệu đặc trưng thông qua biểu hiện của sự gia tăng mức độ sốt ở bệnh nhân. Đặc biệt những người có hệ miễn dịch yếu hoặc bị suy giảm như người già và trẻ em rất dễ bị sốt siêu vi.
Những người có hệ miễn dịch yếu rất dễ bị sốt siêu vi
Bệnh sốt siêu vi do virus gây ra, vì thế khả năng lây lan rất nhanh cho nên những người phải lao động và sinh hoạt trong môi trường đông đúc sẽ dễ bị lây bệnh. Sốt siêu vi thường khiến người bệnh có triệu chứng chung ban đầu là đau nhức mỏi cơ và phần đầu, chán ăn, mệt mỏi, sốt cao nhất là vào thời điểm buổi chiều hoặc ban đêm.
Triệu chứng sốt siêu vi ở người lớn bao gồm các biểu hiện như sau:
Trong giai đoạn đầu khi virus mới xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch chưa kịp nhận ra để phản ứng lại với các tác nhân lạ này người bệnh luôn có dấu hiệu khó chịu và mệt mỏi, cơ thể nặng nề không tập trung làm bất cứ việc gì. Có thể nói đây là biểu hiện đặc trưng và dễ nhận thấy nhất ở những người bị sốt siêu vi.
Ngoài biểu hiện uể oải, mệt mỏi thì đau nhức cơ bắp cũng là một trong số các triệu chứng sốt siêu vi ở người lớn. Bệnh nhân chỉ có thể chấm dứt được tình trạng này khi đã khỏi bệnh.
Triệu chứng sốt siêu vi thường khiến người bệnh mệt mỏi, đau nhức cơ thể
Đương nhiên bệnh nhân chắc chắn sẽ bị sốt khi bị sốt siêu vi. Khi bệnh mới khởi phát, bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, sau đó thân nhiệt sẽ dần gia tăng vì sự tấn công lan rộng của virus và do đội quân miễn dịch của cơ thể đang phản ứng lại tác nhân gây bệnh.
Lúc này người bệnh cần được áp dụng các phương pháp giúp hạ sốt như chườm khăn ấm vùng trán, cởi bớt quần áo, uống nhiều nước và điện giải, dùng thuốc hạ sốt. Nếu thân nhiệt tăng tới 40 độ C thì người bệnh có nguy cơ sẽ gặp các biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Triệu chứng sốt siêu vi khác cần đề cập tới đó là dấu hiệu ho kèm chảy nhiều nước mũi xảy ra ở hệ hô hấp. Người bệnh sẽ thường xuyên bị ho, chảy nước mũi nên rất dễ làm lây lan bệnh cho những người xung quanh.
Chính vì vậy, mỗi người tốt nhất nên sở hữu một chiếc khăn tay riêng hoặc luôn đem theo mình giấy ăn để sử dụng mỗi khi ho hoặc hắt hơi, sổ mũi, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, cần đeo khẩu trang nếu tiếp xúc với người khác khi mình đang mắc bệnh. Những người bị sốt siêu vi tốt hơn hết là nên tạm thời nghỉ ngơi ở nhà cho tới khi khỏi hẳn để hạn chế khả năng lây lan ra cộng đồng.
Đối với trường hợp bị nghẹt mũi thì nên sử dụng thuốc để điều trị nhằm giảm cảm giác khó chịu, không gây tổn thương tới hệ hấp.
Bên cạnh là một trong số các triệu chứng sốt siêu vi thì việc trên da bị nổi mẩn đỏ cũng có thể là biểu hiện của các bệnh dị ứng và viêm nhiễm. Để phân biệt được với các bệnh lý này, cần phải dựa trên thể trạng của người bệnh và các triệu chứng khác kèm theo.
Hầu hết trong các trường hợp người lớn bị sốt siêu vi thì biểu hiện sẽ nặng nề và lâu khỏi hơn so với trẻ em. Nguyên nhân một phần là do mỗi khi bị ốm, người lớn thường chần chừ, chủ quan, cho rằng mình chỉ bị cảm và sẽ tự khỏi trong vài ngày mà không cần dùng thuốc cho nên không nghiêm túc trong việc điều trị.
Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp người lớn khi bị sốt siêu vi vẫn đi làm và sinh hoạt tập thể bình thường, không có các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, rửa tay, che chắn mỗi khi ho hoặc hắt hơi, nói chuyện với người khác nên bệnh mới có cơ hội lây lan nhanh chóng ra cộng đồng.
Tuy vậy, phần lớn người lớn khi bị sốt siêu vi sẽ không quá nghiêm trọng và nếu được chăm sóc, điều trị đúng cách, tích cực thì có thể tự khỏi trong vòng 5 - 7 ngày, hoặc 10 ngày.
Nếu phát hiện bản thân mới bị sốt siêu vi và bệnh vẫn còn ở thể nhẹ thì người bệnh có thể tự điều trị tại nhà thông qua sử dụng các biện pháp như uống nước và cân bằng điện giải, dùng thuốc hạ sốt, bổ sung Vitamin C, ăn uống đủ chất.
Còn đối với trường hợp sốt nặng, người bệnh cần phải đi khám, chẩn đoán, xét nghiệm để được can thiệp y khoa kịp thời, tránh xảy ra biến chứng.
Khi bị sốt bệnh nhân nên đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước
Nhìn chung, khi thấy có các triệu chứng sốt siêu vi, người lớn cần chủ động bố trí thời gian nghỉ ngơi phù hợp, tránh tiếp xúc với người khác, ở nơi thoáng mát và ăn thức ăn dễ tiêu hóa, thực hiện các biện pháp hạ sốt để bệnh mau khỏi. Nếu tình trạng sốt siêu vi không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy tới ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời.
Như vậy, thông qua bài viết trên đây, chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hy vọng rằng bạn đã bỏ túi được những triệu chứng điển hình của sốt siêu vi để có thể chủ động phòng tránh và điều trị cho mình cũng như người thân một cách khoa học và hiệu quả. Hãy gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp nhé!
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/trieu-chung-sot-sieu-vi-o-nguoi-lon-thuong-bieu-hien-nhu-the-nao-a19748.html