Phân biệt rõ giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động
Tăng động còn có tên gọi khác là rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder, ADHD). Đây là bệnh lý rối loạn phát triển thần kinh có dấu hiệu đặc trưng là mất tập trung chú ý, bốc đồng hiếu động quá mức so với lứa tuổi của người mắc bệnh. Bệnh xảy ra sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến việc học, vì trẻ khó có thể tập trung từ đó dẫn đến kết quả học tập kém. Tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai tăng gấp 3 lần so với bé gái cùng lứa tuổi. Độ tuổi khởi phát vào khoảng 8 - 11 tuổi. Khi trẻ trưởng thành thì tỷ lệ mắc cũng giảm.
Ngoài ra ADHD cũng có liên quan đến các rối loạn tâm lý khác. Tuy bệnh sẽ làm cho người mắc suy giảm chú ý, nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay một số bệnh nhân vẫn có thể tập trung vào những việc mà họ cho là thú vị (trạng thái lúc này của người bệnh được gọi là siêu tập trung).
Cho đến hiện nay, nguyên nhân chính gây bệnh vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ dưới đây có thể là tác nhân gây bệnh ở trẻ:
Tăng động là một dấu hiệu của sự rối loạn chức năng sinh học, ảnh hưởng đến các chất làm nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu đến não bộ. Các chất này khi mất cân bằng sẽ ảnh hưởng đến hành vi của người bệnh.
Thùy tráng và vỏ não trán trước bị tổn thương hay suy giảm chức năng sẽ ảnh hưởng đến hành vi, khả năng tập trung, kỹ năng vận động,… của bệnh nhân.
Có một số trường hợp bệnh khởi phát là do một số các tổn thương cơ học ở vùng đầu.
Các yếu tố gia đình cũng có thể là một trong những nguy cơ gây bệnh.
Ngoài ra cho đến hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào chỉ ra rằng trẻ ăn quá nhiều đường, phụ gia thực phẩm, dị ứng thức ăn, thuốc, tiêm chủng sẽ gây bệnh tăng động.
Bệnh có thể khởi phát khi vô tình gặp các chấn thương vùng đầu
Những dấu hiệu trẻ bị tăng động có thể nhận biết qua một số biểu hiện dưới đây:
Dấu hiệu trẻ tăng động giúp cha mẹ dễ nhận biết nhất chính là hiếu động và nghịch ngợm thái quá. Trẻ có thể nghịch phá với bất kì đồ vật nào, luôn muốn vận động tay chân và tỏ ra khó chịu khi bị buộc phải ngồi yên một chỗ, thích chạy nhảy leo trèo khắp nơi. Trên lớp học trẻ thường xuyên quấy phá, làm ồn, mất tập trung ảnh hưởng đến giáo viên và các bạn học.
Bên cạnh sự hiếu động, thì việc mất tập trung, thường xuyên lơ đãng, thất thần và không quan tâm mọi thứ xung quanh cũng là dấu hiệu khá thường gặp khi trẻ bị bệnh. Thậm chí bé cũng không tập trung khi giao tiếp với cha mẹ, bạn bè, thầy cô, không thể nhớ rõ được nội dung cuộc trò chuyện.
Trẻ mất tập trung thường hay gặp khó khăn trong việc lắng nghe, làm theo chỉ dẫn hay hoàn thành một việc trọn vẹn. Bé thích rất nhiều thứ nhưng không duy trì lâu, rất nhanh chán. Thiếu kiên nhẫn và hay bỏ dở những việc đang làm, dễ phân tâm khi bị tiếng động hay đồ vật thu hút sự chú ý.
Việc thiếu tập trung ảnh hưởng rất lớn đến việc học của trẻ cũng như khả năng tiếp thu kiến thức. Trẻ không tập trung và bỏ qua bài giảng, không nhớ rõ những bài tập được giao từ đó dẫn đến kết quả học tập kém, khó theo kịp bạn bè cùng lứa tuổi.
Trẻ rất khó tập trung và hay lơ đãng trong giờ học
Những trẻ bị bệnh thường rất dễ cáu giận, nổi nóng, không thể kiềm chế được cảm xúc của bản thân khi bị một sự việc nào đó tác động hay không vừa lòng. Vì trẻ dễ tức giận, cáu gắt vô cơ, có thể dẫn đến xô xát đánh nhau với bạn hay với người thân trong nhà. Những điều này sẽ khiến trẻ bị cô lập, xa lánh và khó kết bạn.
Dấu hiệu trẻ bị tăng động điển hình chính là vội vàng, hấp tấp, ít quan tâm đến hậu quả những việc mình đã làm. Trẻ khó chịu khi phải chờ đợi, thường hay ngắt lời người khác khi chưa nói xong, phá đám các bạn. Những điều này sẽ khiến trẻ dễ mắc lỗi khi làm bài tập, bài kiểm tra, hay những công việc khác dù đã được dặn dò. Tuy nhiên dấu hiệu này không có nghĩa là đứa bé kém thông minh hay lười.
Trẻ bị tăng động rất hay gặp vấn đề về mặt ngôn ngữ. Trong những năm đầu đời khả năng nói vẫn phát triển bình thường, nhưng vào một thời điểm nào đó việc tổ chức câu từ, sắp xếp từ ngữ gặp khó khăn, không thể diễn đạt rõ ràng thông qua lời nói. Thực tế hiện tượng này dần xảy ra ngày càng nhiều ở trẻ mắc bệnh gây không ít khó khăn cho việc giao tiếp, học tập, cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Những trẻ hiếu động thường rơi vào độ tuổi mới biết đi, chỉ hiếu động và nghịch ngợm trong nhà. Khi ra ngoài gặp người lạ sẽ nhút nhát, có thể ngồi yên một chỗ trong khoảng từ 15 đến 20 phút mà không quấy phá. Cảm xúc ổn định, biết kiểm soát cảm xúc bản thân. Nghe lời người lớn và biết sửa lỗi khi được nhắc nhở. Ít khi chen ngang vào các cuộc nói chuyện của mọi người. Khả năng ngôn ngữ phát triển bình thường và phù hợp với từng độ tuổi.
Với trẻ bị tăng động thì độ tuổi mắc bệnh thường rơi vào khoảng 8 đến 11 tuổi. Hiếu động mọi lúc và không phân biệt được hành vi, khó chịu khi bị bắt ngồi yên. Không nghe lời và hay tái phạm lỗi dù đã được nhắc nhở, chen ngang vào cuộc nói chuyện của người khác, nói liên tục và rất nhiều. Không kiểm soát được cảm xúc dễ cáu gắt, tức giận. Gặp vấn đề khi diễn đạt bằng lời nói.
Trẻ khó kiểm soát cảm xúc và rất dễ cáu giận
Qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trên bài viết đã giúp các bậc phụ huynh nhận biết được dấu hiệu trẻ bị tăng động. Nếu mẹ còn thắc mắc, hoặc trẻ có những biểu hiện bất thường khác, phụ huynh có thể đưa bé đến trực tiếp tại Bệnh viện MEDLATEC để được kiểm tra. Tổng đài giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ đặt lịch khám nhanh nhất: 1900 56 56 56.
Link nội dung: https://ausp.edu.vn/phan-biet-dau-hieu-tre-bi-tang-dong-va-hieu-dong-a19738.html